Mỹ tính bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan
Mỹ đang cân nhắc khả năng bán các máy bay chiến đấu F-35, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD cùng nhiều vũ khí hiện đại khác cho Đài Loan. Động này này được cho là nhằm gây sức ép với Trung Quốc trong các vấn đề mà Washington cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ (Ảnh: National Interest)
Tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) ngày 2/4 đưa tin Mỹ đang cân nhắc khả năng bán các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cùng nhiều vũ khí hiện đại khác cho Đài Loan. Ngoài ra, Đài Loan đang hướng đến mục tiêu phát triển hạm đội tàu ngầm của riêng của mình, nhưng công nghệ hiện nay vẫn chưa đủ. Do vậy, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đang xem xét kế hoạch chuyển giao các công nghệ liên quan cho Đài Loan.
Do hạn chế về ngân sách nên Đài Loan có thể sẽ chưa đủ kinh phí để mua tất cả các vũ khí mà Mỹ đề xuất. Tuy nhiên, nếu được thông qua, các thương vụ mua bán vũ khí này sẽ đáp ứng gần như đầy đủ mọi yêu cầu hiện nay của Đài Loan.
Lo ngại trước việc đại lục ngày càng tăng cường chi tiêu quân sự để củng cố thêm kho vũ khí, Đài Loan đã kêu gọi Mỹ bán các chiến đấu cơ và các tàu ngầm chạy bằng năng lượng diesel mới. Tuy nhiên, chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama đã từ chối lời đề nghị trên, một phần vì lo ngại mối quan hệ với Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ chỉ giúp nâng cấp các chiến đấu cơ mà Đài Loan đang sở hữu hoặc chỉ bán cho hòn đảo này các máy bay trực thăng đa nhiệm.
Video đang HOT
Một số nguồn thạo tin tiết lộ Mỹ thậm chí còn không cho phép Đài Loan được đề xuất mua vũ khí của Washington trong khoảng thời gian từ năm 2011-2015. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Trump được cho là sẽ thay đổi chính sách về Trung Quốc và Đài Loan so với chính quyền tiền nhiệm.
Thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan, nếu được thông qua, chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Trong những lần trước đây, khi Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc đều gây sức ép lên Washington, thậm chí đình chỉ mọi hoạt động trao đổi quân sự giữa hai nước.
Yomiuri Shimbun nhận định Mỹ nhiều khả năng sẽ sử dụng thỏa thuận mua bán vũ khí mới với Đài Loan làm lá bài mặc cả trong các cuộc đàm phán sắp tới với Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhiều lần khẳng định rằng Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” và là vấn đề không thể mặc cả của Trung Quốc. Quốc gia châu Á có thể sẽ kêu gọi chính quyền của ông Trump hạn chế hợp tác quân sự với Đài Loan, đổi lại Trung Quốc sẽ hợp tác với Mỹ trong các vấn đề nan giải hiện nay như chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của Triều Tiên, hay vấn đề về thương mại và ngoại hối.
Trung Quốc đã từng cảnh báo Mỹ cần tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” và vấn đề Đài Loan có thể sẽ xuất hiện trong chương trình nghị sự của cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này tại Mỹ, một số nguồn tin cho biết thêm.
Thành Đạt
Theo Yomiuri Shimbun
Ba Lan tính chi 7,6 tỷ USD mua hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ
Ba Lan đang lên kế hoạch ký hợp đồng trị giá 7,6 tỷ USD với tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ để mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hiện đại vào cuối năm nay.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot (Ảnh: EPA)
"Những hệ thống này sẽ cho phép chúng tôi bảo đảm an ninh của Ba Lan", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết hôm 31/3.
Ba Lan xem hợp đồng mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ là phần trọng tâm trong kế hoạch hiện đại hóa toàn diện lực lượng vũ trang của nước này từ nay cho tới năm 2023, nhằm đối phó với "sự gây hấn và mối đe dọa ngày càng tăng từ phía đông", Bộ trưởng Macierewicz cho biết thêm.
Ba Lan hiện dành khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, tương xứng với mục tiêu mà Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra cho các nước thành viên trong liên minh. Tuy nhiên, giới chức quân đội Ba Lan đang hối thúc chính phủ chi nhiều hơn để hiện đại hóa vũ khí và trang thiết bị quân sự vì 2/3 trong số này có từ thời Liên Xô trước đây.
Cũng theo ông Macierewicz, Ba Lan mong muốn nhận được hệ thống Patriot đầu tiên trong vòng 2 năm từ sau khi ký hợp đồng với tập đoàn Raytheon của Mỹ. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn cần phải có sự chấp thuận của quốc hội Mỹ trước khi hai bên có thể ký kết. Do đây là thỏa thuận mua bán công nghệ quân sự tối tân, vì vậy cần phải có sự cấp phép đặc biệt mới có thể được tiến hành.
"Vẫn còn sớm để nói rằng mọi việc đã hoàn tất. Nhưng chúng tôi hy vọng mọi quy trình sẽ diễn ra ổn thỏa", ông Bill Schmieder, lãnh đạo phụ trách khu vực châu Âu của Raytheon, cho biết.
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động Patriot được thiết kế với khả năng dò tìm và đánh chặn các máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa tầm ngắn hay tên lửa đạn đạo chiến lược. Ngoài ra, Patriot dự kiến cũng được trang bị hệ thống radar giám sát có khả năng xoay 360 độ hiện đại nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên thực địa.
Thành Đạt
Theo Dantri
TQ đóng siêu tàu tấn công đổ bộ trực thăng lớn nhất Sự xuất hiện của siêu tàu tấn công đổ bộ trực thăng được cho là sẽ tăng cường năng lực hải quân Trung Quốc ở vùng biển gần bờ và Biển Đông. Tàu tấn công đổ bộ lớp America hiện đại nhất của Mỹ. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc đã bắt đầu khởi động quá trình đóng...