Mỹ tính bán tên lửa đối hạm cho Hàn Quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc việc bán các tên lửa Harpoon Block II cùng nhiều trực thăng Seahawk cho Hàn Quốc, nhằm giúp nước này tăng khả năng tự phòng vệ.
Tên lửa Harpoon Block II. Ảnh: Aviation News
Báo The Korea Herald của Hàn Quốc dẫn một thông cáo báo chí của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cuối tuần trước cho hay, cơ quan này đã thông báo với Quốc hội Mỹ về khả năng bán 18 tên lửa, 8 máy bay trực thăng cùng các linh kiện kết hợp, trang thiết bị, hỗ trợ hậu cần và huấn luyện cho Seoul. Chi phí ước tính của các hợp đồng này lên tới 1,84 tỷ USD.
Video đang HOT
DSCA, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, còn cho biết cơ quan này thông báo về đề xuất kể trên với Quốc hội sau khi nhận được một yêu cầu từ Hàn Quốc.
Tên lửa Harpoon Block II là hệ thống tên lửa đối hạm vượt đường chân trời được phát triển và chế tạo bởi Boeing Quốc phòng, Không gian và An ninh, một đơn vị thuộc tập đoàn Boeing của Mỹ. Tên lửa này được tăng cường khả năng đối phó với các vật cản điện từ cũng như cải thiện khả năng nhắm trúng mục tiêu.
Phiên bản trước của loại tên lửa này mang tên Harpoon được giới thiệu năm 1977. Nó được bán cho nhiều nước đồng minh của Mỹ, gồm nhiều quốc gia thành viên NATO cũng như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Harpoon hiện được 30 hải quân các nước sử dụng.
Trực thăng Seahawk lại có khả năng thực hiện chiến đấu chống tàu ngầm, giao chiến trên mặt nước cũng như tiến hành các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ. Loại phi cơ này cũng có thể được triển khai cùng bất cứ khu trục hạm, tàu hộ vệ hay tuần dương hạm nào có bãi đáp tương thích.
Theo DSCA, các trực thăng Seahawk sẽ cải thiện khả năng của Hàn Quốc để đối phó với những đe dọa hiện nay cũng như trong tương lai. Cơ quan này cũng cho hay thương vụ được đề xuất phù hợp với các mục tiêu của Mỹ trong việc phát triển cũng như duy trì khả năng tự phòng vệ sẵn sàng và mạnh mẽ của Hàn Quốc. Điều này sẽ góp phần vào một sự cân bằng quân sự chấp nhận được tại Đông Á.
Các quan chức chính phủ và đại diện nhà thầu Mỹ dự kiến sẽ tới thăm Hàn Quốc nếu thương vụ kể trên được thông qua.
Theo VNExpress
Đức: 20.000 người biểu tình phản đối kinh tế khắc khổ
Ngày 19/5, ít nhất 20.000 người đã tuần hành qua thành phố Frankfurt, trung tâm tài chính của Đức, để phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà nhiều chính phủ châu Âu áp dụng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang gia tăng trong Khu vực đồng euro.
Những người biểu tình cho biết, chính phủ các nước trong khu vực đồng euro đang khiến cho người dân bị tổn thương do những biện pháp kinh tế khắc khổ và bất công trên.
Một người phát ngôn của phong trào chống chủ nghĩa tư bản Blockuppy, nói: "Chúng tôi biểu tình chống lại chính sách bần cùng hóa trên toàn châu Âu của nhóm bộ ba gồm Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU), những tổ chức đang giám sát các chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland."
Cuộc tuần hành nói trên diễn ra một cách hòa bình và không có người biểu tình nào bị cảnh sát bắt giữ.
Trước đó, từ hôm 16/5, khoảng 5.000 cảnh sát đã được triển khai tại thành phố Frankfurt. Một số cuộc biểu tình diễn ra hôm 18/5 bên ngoài tòa nhà Eurotower của ECB, khiến khoảng 400 người bị bắt giữ.
Phong trào phản đối chủ nghĩa tư bản Blockuppy ở Đức, tương tự như phong trào Chiếm Phố Wall ở Mỹ, đã tổ chức các cuộc biểu tình nhằm tìm cách gây tê liệt trung tâm tài chính của Đức cũng như gây cản trở công việc của các ngân hàng tư nhân và ECB./.
Theo TTXVN
Sôi động tên lửa đối hạm Nhiều bên tại châu Á đang không ngừng tăng cường khả năng phòng thủ vùng biển bằng cách trang bị các loại tên lửa chống tàu. Tên lửa đối hạm ngày càng phát triển đa dạng về kích thước, tầm bắn, tốc độ và phương tiện khai hỏa. Chúng có thể được bắn đi từ đất liền, máy bay, tàu chiến nổi lẫn...