Mỹ tìm thấy xe bọc thép chìm và nhiều thi thể quân nhân dưới 100 mét nước
Hải quân Mỹ đã xác định được vị trí của chiếc xe bọc thép chìm cùng 8 quân nhân ở ngoài khơi bờ biển Nam California hồi tuần trước và đang đẩy nhanh công tác trục vớt thi thể cũng như chiếc xe, các quan chức Mỹ cho biết hôm 4/8.
Video: Xe bọc thép AAV của Mỹ hoạt động trên biển. Nguồn: Daily Mail
Theo Daily Mail, lực lượng Hải quân Mỹ cuối tuần trước đã lên kế hoạch cho các thiết bị hỗ trợ trục vớt tiếp cận chiếc xe bọc thép đổ bộ (AAV), đang ở độ sâu hơn 100 mét, để bắt đầu quá trình đưa các thi thể quân nhân lên bờ. Sau khi đưa được toàn bộ thi thể quân nhân lên bờ, chiếc AAV mới được trục vớt.
Bộ chỉ huy cứu hộ dưới biển của Hải quân Mỹ cho biết, các thi thể được trông thấy bên trong chiếc AAV nhờ sử dụng hệ thống video điều khiển từ xa trên tàu HOS Dominator, tàu chuyên tìm kiếm cứu hộ dưới biển.
Thiết bị điều khiển từ xa cho phép nhìn thấy thi thể quân nhân Mỹ trong xe bọc thép chìm dưới biển. Ảnh: U.S Navy
Vụ chìm xe bọc thép Mỹ xảy ra hôm 30/7 tại khu vực cách đảo San Clemente, ngoài khơi thành phố San Diego, bang California, chưa đầy 2 km. Khi đó, các binh sĩ vừa hoàn tất khóa huấn luyện trên một bãi biển và đang quay trở lại một tàu hải quân thì bất ngờ đi vào vùng biển động.
Chiếc AAV 26 tấn chìm nhanh với 16 binh sĩ vẫn ở trong, theo tờ Marine Corps Times. Nước tràn vào trong nhanh và nhiều hơn khả năng bơm nước ra ngoài của chiếc AAV khiến nó bị chìm, tướng chỉ huy David Berger cho biết.
Những xe bọc thép đổ bộ khác cố gắng hỗ trợ chiếc AAV nhưng không thể ngăn nó ngừng chìm xuống biển.
8 binh sĩ thoát được ra khỏi chiếc AAV nhưng một trong số này đã chết ngay khi được đưa trở lại bến tàu vận tải Somerset. Binh sĩ tử nạn này được xác định là binh nhất Guillermo S. Perez, 20 tuổi (tới từ bang Texas).
8 binh sĩ còn lại, gồm 7 lính thủy quân lục chiến và một thủy thủ hải quân, không thể thoát ra và chìm cùng chiếc AAV.
Các quân nhân Mỹ mắc kẹt trong xe bọc thép đổ bộ đều từ 18-23 tuổi. Ảnh: DM
Trong số 7 binh sĩ còn sống, 2 người vẫn ở trong viện với nhiều vết thương. Quân đội Mỹ dừng nỗ lực giải cứu hôm 2/8.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/8 đăng tải dòng trạng thái trên Twitter thể hiện lời chia buồn: “Tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của 8 binh sĩ và một thủy thủ trong quá trình tập trận ngoài khơi bờ biển California. Người Mỹ xin chia buồn với gia đình các binh sĩ. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các gia đình vì sự tận tụy mà người thân họ đã dành cho đất nước”.
Chỉ huy lực lượng Thủy quân lục chiến đã tạm dừng mọi hoạt động của hơn 800 xe chiến đấu đổ bộ cho tới khi xác định được nguyên nhân của sự cố.
Toàn bộ 16 quân nhân đều thuộc Đơn vị thám hiểm biển 15, đóng quân tại trại Pendleton, phía bắc thành phố San Diego, bang California. Tất cả đều được trang bị đầy đủ thiết bị nổi và chiến đấu ở thời điểm sự cố xảy ra. Độ tuổi của họ còn khá trẻ, từ 18 đến 23 tuổi.
Xe bọc thép AAV của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Xe bọc thép AAV, biệt danh là “amtrac” (tạm dịch là máy kéo lội nước), được thiết kế để nổi được với 3 khoang chứa nước và 2 khoang lớn cho binh sĩ. Lực lượng thủy quân lục chiến sử dụng AAV để vận chuyển binh sĩ và thiết bị từ tàu hải quân vào đất liền.
AAV được sử dụng từ năm 1972 và liên tục được làm mới. Sự cố mới nhất này được xem là một trong những tai nạn chết chóc nhất với xe bọc thép AAV.
Cảnh sát Mỹ nuôi chó để tạo thân thiện với người dân
Halo giúp hình ảnh của cảnh sát quận Upland trở nên nhân văn hơn trong mắt người dân theo cách chỉ loài chó mới làm được.
Năm 2018, Halo bị cho đi sau khi ông bà chủ chia tay và phải ở với trạm cứu hộ động vật tại hạt Delaware, bang Pennsylvania. Bước vào tuổi thứ 6, con chó Pitbull lai có tên Halo không còn bộ lông mềm mượt hoặc dáng vẻ trẻ trung.
Halo thuộc giống Pitbull lai. Ảnh: Philadelphia Inquirer.
Nhưng khi thấy ảnh trên Facebook, trung úy Mickey Curran thuộc phòng cảnh sát quận Upland, hạt Delaware, nhận ra Halo chính là con vật mà đơn vị đang tìm kiếm. Tháng 3/2019, Curran đón Halo về nuôi tại phòng cảnh sát.
Ngày 14/7, Halo được kết nạp vào đội ngũ lực lượng chấp pháp, thành cảnh khuyển đầu tiên được nhận nuôi từ trạm cứu hộ trong lịch sử phòng cảnh sát quận Upland và cũng là duy nhất tại hạt Delaware. Halo thậm chí còn được cấp phù hiệu khắc tên riêng, thứ sẽ đeo mọi lúc trên vòng cổ.
Tuy vậy, Halo sẽ không phải thực hiện nhiệm vụ đánh hơi ma túy hoặc tìm kiếm thi thể. Công việc "cô chó" sẽ chỉ bao gồm việc xây dựng quan hệ công chúng, ví dụ như tham dự sự kiện của phòng cảnh sát và giúp khách tới đồn có cảm giác như đang ở nhà.
"Tôi nghĩ việc có mặt Halo sẽ rất tốt cho tinh thần của mọi người. Mỗi khi chúng tôi trở về từ hiện trường vụ bạo lực gia đình hoặc tai nạn giao thông, Halo xông ra vẫy đuôi chào. Hành động ấy giúp ngày làm việc của chúng tôi "nhẹ nhõm" hơn nhiều", Curran nói.
Halo vui đùa với trung úy Mickey Curran. Ảnh: Philadelphia Inquirer.
Ban đầu, cảnh sát quận Upland không có ý định kết nạp Halo thành cảnh sát hay dùng để xây dựng quan hệ công chúng. Khi ấy, họ đơn giản là có mái nhà để che chở con vật không gia đình và cũng cần thứ tình cảm mà chỉ loài chó có thể mag lại.
Nhưng khi hay tin phòng cảnh sát Upland nhận nuôi Halo từ trạm giải cứu động vật, người dân mau chóng coi đây là thú cưng của cả quận. Nhiều người thường xuyên ghé phòng cảnh sát chỉ để hỏi thăm, gửi đồ ăn và đồ chơi cho Halo, đến mức nó có tài khoản ngân hàng riêng. Nhờ quyên góp, cảnh sát không còn phải tự bỏ tiền túi để chăm sóc cho con vật này.
Lịch sử cuộc gọi tố cáo tội ác Mùi chất dẫn cháy dày đặc trong không khí khiến điều tra viên phát hiện ra can dầu cùng một thi thể bên dưới lớp nylon bị đốt. Thi thể không thể nhận dạng được phát hiện bên đường cao tốc, giữa đoạn đường từ thành phố Baltimore, bang Maryland tới biên giới bang Pennsylvania, vào khoảng 1h30 ngày 24/12/2005. Cảnh sát nhận...