Mỹ tìm thấy xác tiêm kích F-35
Quân đội Mỹ cho biết họ đã tìm thấy mảnh vỡ từ chiếc máy bay chiến đấu F-35 bị rơi ở Nam Carolina hôm 18/9, một ngày sau khi nhờ công chúng giúp đỡ xác định vị trí rơi.
Một máy bay F-35 Lightning II của Mỹ (Ảnh: Không quân Mỹ).
“Nhân viên từ Căn cứ Liên hợp Charleston và @MCASBeaufortSC, nhờ sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đã xác định được vị trí các mảnh vỡ tại hạt Williamsburg. Chúng được phát hiện cách căn cứ Charleston 2 giờ về phía đông bắc”, căn cứ cho biết trên X.
Căn cứ này cũng cảm ơn quan chức các cấp vì sự giúp đỡ.
Trước đó, trong lúc điều khiển chiếc F-35, phi công đã kích hoạt ghế thoát hiểm không rõ lý do và nhảy dù an toàn xuống khu vực lân cận Bắc Charleston. Chiếc tiêm kích tự bay trong vô định và biến mất khỏi bầu trời Nam Carolina.
Sau khi không phát hiện được máy bay, căn cứ Charleston đã kêu gọi trên mạng xã hội đề nghị bất cứ ai có thông tin về chiếc F-35 lên tiếng.
Video đang HOT
Máy bay phản lực F-35 Lightning II được các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới theo đuổi vì có hình dáng đặc biệt và các tính năng giúp tàng hình trước radar.
Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, ưu điểm chính của dòng máy bay chiến đấu này là nó gần như không thể bị theo dõi bằng radar và được trang bị các cảm biến tiên tiến cùng các thiết bị khác.
Sự mất tích của chiếc máy bay tiên tiến đã làm dấy lên những bình luận hoài nghi trên mạng.
“Làm sao mà có thể để mất một chiếc F-35? Làm thế nào mà không có thiết bị theo dõi hành trình để mà chúng ta phải yêu cầu công dân đi tìm và giao nộp lại hẳn một chiếc máy bay phản lực?”, Nancy Mace, một nghị sĩ Hạ viện đại diện cho khu vực Charleston, cho biết.
Hình dáng khung máy bay F-35 với 2 bộ ổn định góc cạnh ở phía sau, cùng vật liệu đặc biệt được dùng trong quá trình chế tạo, khiến nó khó bị radar truyền thống phát hiện hơn.
Người phát ngôn của căn cứ Charleston, Jeremy Huggins, nói với tờ Washington Post rằng thiết bị theo dõi hành trình của chiếc máy bay phản lực không hoạt động và khả năng tàng hình của nó làm tăng thêm thách thức trong công tác tìm kiếm.
Ít nhất 7 chiếc F-35 đã bị phá hủy trong các vụ tai nạn trước đó do nhiều nguyên nhân.
Hé lộ về MiG-41, 'giấc mơ' siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 6 của Nga
Tập đoàn MiG của Nga có thể đang chế tạo một loại máy bay phản lực tàng hình, có/không người lái, đạt tốc độ lên tới Mach 5, có khả năng mang vũ khí siêu vượt âm và đánh chặn mục tiêu ở không gian vũ trụ.
Phác họa về MiG-41 (ảnh trên) và tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga, Su-57 (ảnh dưới).
Máy bay chiến đấu MiG-41, được gọi là PAK DP (Tổ hợp Hàng không triển vọng Đánh chặn tầm xa), dự kiến sẽ trình làng vào cuối thập niên này với tư cách là sản phẩm thế hệ thứ 5 của Tập đoàn MiG.
Theo trang 19fortyfive, tập đoàn MiG của Nga có thể đang chế tạo một loại máy bay phản lực tàng hình, có người lái và không người lái, có khả năng mang vũ khí siêu thanh. Máy bay này có thể đạt tốc độ Mach 5 và mang tên lửa chống vệ tinh gần ranh giới bầu khí quyển Trái đất.
Hiện tại, có 5 thế hệ máy bay chiến đấu, mỗi thế hệ đều có các đặc tính kỹ thuật riêng. Thế hệ mới nhất cho đến nay là F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga (dự kiến bắt đầu hoạt động chiến đấu trong năm 2021).
Có rất ít thông tin về máy bay chiến đấu đánh chặn tàng hình thế hệ thứ 5 hoặc có thể là thế hệ thứ 6 của Nga đang được phát triển để thay thế cho MiG-31 hiện có. Báo chí Nga cho biết MiG-41 có thể giống Su-57 thế hệ thứ 5 về cấu hình.
Chưa có buổi ra mắt hoặc trưng bày công khai chiếc máy bay nào. Tuy nhiên, một số hình ảnh hoặc "bản dựng" cho thấy thiết kế tàng hình thân cánh tròn, kết hợp với các cánh đuôi đứng không giống như trên chiếc F-22, F-35 của Mỹ hoặc Su-57 của Nga.
Một báo cáo năm 2019 từ hãng thông tấn TASS của Nga cho thấy một bức ảnh chụp thân máy bay tròn trịa dường như để tàng hình bao phủ buồng lái của phi công, nhưng có rất ít chi tiết được cung cấp trong phần nội dung của báo cáo.
Bài báo này trích lời giám đốc của tập đoàn MiG nói rằng MiG-41 sẽ "sử dụng các loại vũ khí hàng không mới" và "được tạo ra bằng cách sử dụng các công nghệ tàng hình mới".
Máy bay MiG-31 và Su-27 của Nga.
Những công nghệ tàng hình mới là gì?
Câu hỏi này chắc chắn gợi ra suy đoán về chiếc máy bay thế hệ thứ 6 bí ẩn của Lực lượng Không quân Mỹ. Nó có thể chứa các loại vật liệu hấp thụ sóng radar, cấu hình thiết kế và cảm biến mới. Có lẽ nó sẽ được hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) và có khả năng vận hành máy bay không người lái. Các nhà lãnh đạo Nga và MiG đã làm rõ rằng MiG-41 cuối cùng sẽ thay thế MiG-31 trong vai trò máy bay tiêm kích-đánh chặn.
Câu nói của giám đốc điều hành MiG rằng nó sẽ chứa "các loại vũ khí hàng không mới" cũng để lại một dấu hỏi về năng lực mới của MiG-41.
Một bài báo từ trang militaryaerospace.com suy đoán rằng MiG-41 có thể hoạt động trong môi trường "gần vũ trụ" và thực hiện các loại nhiệm vụ đánh chặn và tấn công.
"MiG-41 cũng có khả năng mang tên lửa chống vệ tinh và có thể hoạt động trong môi trường gần vũ trụ. Một số báo cáo thậm chí còn tuyên bố rằng máy bay có thể bắn hạ một tên lửa siêu vượt âm đang lao tới", bài báo viết.
"Kể từ khi được công bố vào năm 2018, một vài chi tiết đã xuất hiện thêm về máy bay chiến đấu phản lực MiG-41, bao gồm việc nó sẽ được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) hoặc động cơ tuốcbin phản lực dòng thẳng (turboramjet), sử dụng công nghệ tàng hình và có khả năng đạt tốc độ Mach 4 đến 4,3, trong khi một số báo cáo cho rằng nó thậm chí có thể đạt tới vận tốc Mach 5" - theo bài viết trên militaryaerospace.com.
Ấn Độ mua 12 tiêm kích Nga Thương vụ mua 12 tiêm kích mới là một phần trong gói chi tiêu quân sự lớn mà Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa phê duyệt. Đài RT đưa tin Ấn Độ chuẩn bị mua 12 máy bay chiến đấu do Nga thiết kế. Đây là một phần trong gói chi tiêu trị giá 450 tỷ rupee (131.339 tỉ đồng) đã được Bộ...