Mỹ: Tìm thấy 2 cô gái mất tích sau 1 thập kỷ
Hai cô bé mất tích cách đây 1 thập kỷ vừa được tìm thấy trong một ngôi nhà ở Cleveland, bang Ohio.
Amanda Berry và Gina DeJesus được tìm thấy hôm qua trong ngôi nhà thuộc đại lộ Seymour cùng một phụ nữ được xác định là Michelle Knight.
Người đàn ông 52 tuổi tên là Ariel Castro đã bị bắt và tạm giam vì liên quan đến vụ việc.
Khi được hàng xóm đưa ra ngoài, Berry đang bế một đứa trẻ. Các báo cáo nói rằng trong nhà còn một số đứa trẻ nữa, nhưng không rõ quan hệ của họ với bọn trẻ là như thế nào.
Amanda Berry (trái) và Gina DeJesus (phải) trước khi bị bắt cóc
Berry biến mất năm 2003, một ngày trước sinh nhật lần thứ 17, một năm sau cô bé DeJesus 14 tuổi mất tích.
Berry mất tích không lâu sau khi gọi điện cho chị gái thông báo rằng cô đang đi xe về nhà sau giờ làm việc ở cửa hàng Burger King. DeJesus mất tích trên đường từ trường về nhà.
Video đang HOT
Michelle Knight mất tích từ năm 2000, lúc đó 20 tuổi.
Họ được phát hiện khi một người hàng xóm nhìn thấy một phụ nữ, sau đó được xác định là Berry, la hét.
“Tôi nghe thấy tiếng hét. Tôi đang ăn ở hàng McDonalds thì chạy ra ngoài và nhìn thấy cô gái đang cố gắng chạy trốn khỏi ngôi nhà. Tôi đi về phía cổng thì cô gái hét lên: “Hãy giúp tôi thoát khỏi đây! Tôi ở đây quá lâu rồi”, người hàng xóm tên là Charles Ramsey kể lại.
“Cô ấy chạy ra với một bé gái trên tay và nói: “Hãy gọi 911, tên tôi là Amanda Berry…”.
Hiện trường bị cảnh sát phong tỏa
Amanda nói với cảnh sát: “Tôi không phải người duy nhất, một số cô gái nữa vẫn ở trong ngôi nhà đó”.
Các nạn nhân được đưa đến trung tâm y tế trong tình trạng bị mất nước nghiêm trọng và suy dinh dưỡng, nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng.
Charles Ramsey nói rằng anh rất sốc trước vụ việc này, vì người đàn ông là chủ ngôi nhà, và cũng được cho là kẻ bắt cóc, không hề sống xa lánh hàng xóm xung quanh.
“Tôi sống ở đây 1 năm rồi. Tôi còn nướng thịt ngoài trời và cùng nghe nhạc với anh ta”, Charles kẻ lại.
Một số phóng viên địa phương cho biết Castro làm nghề lái xe buýt cho các trường học ở Cleveland, dù vẫn chưa rõ đó có phải lý do các nạn nhân trên bị bắt cóc không.
Người hàng xóm vô tình phát hiện Berry
Sự biến mất của Amanda và Gina làm chấn động cả thành phố suốt thập kỷ qua. Người thân của họ vẫn không thôi cầu nguyện và kể lại câu chuyện về họ trên các báo địa phương.
Ngôi nhà nơi 3 nạn nhân bị nhốt
Thị trưởng Cleveland Frank Jackson là quan chức địa phương đầu tiên xác nhận danh tính của ba người phụ nữ.
“Tôi rất biết ơn khi Amanda Berry, Gina DeJusus và Michelle Knight còn sống. Chúng tôi còn quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp và quá trình điều tra đang tiếp tục. Một lần nữa, tôi bày tỏ sự biết ơn khi ba phụ nữ trẻ đã được tìm thấy và còn sống”, ông Jackson nói.
Theo 24h
Người đầu tiên lên Mặt trăng lừa cả thế giới?
Dean Armstrong, em trai nhà du hành vũ trụ người Mỹ vừa tiết lộ thông tin gây sốc về người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Ngày 20/7/1969 là một trong những ngày trọng đại của nhân loại khi con tàu Apollo 11 đáp xuống mặt trăng và Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên thiên thể này. Thời khắc vĩ đại đó được ông ghi dấu bằng một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử - "Bước đi nhỏ bé của con người, bước tiến khổng lồ của toàn nhân loại" - That's one small step for man, one giant leap for mankind.
Về sau, Neil Armstrong cho biết rằng câu nói đó bỗng dưng nảy ra trong đầu ông vào thời điểm ông bước xuống mặt trăng và hoàn toàn không có sự chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, sự thật chẳng phải là như vậy và điều đáng nói là người "bóc mẽ" nhà phi hành gia này lại chính là em trai ông.
Neil Amstrong và câu nói nổi tiếng của mình
Trong cuốn sách mang tên "Neil Armstrong - Người đàn ông đầu tiên lên mặt trăng" của Dean Armstrong vừa được xuất bản ngày 30/12/2012, ông này hé lộ anh trai mình đã khổ công chuẩn bị và sáng tạo ra câu nói nổi tiếng đó cả tháng trước khi con tàu Apollo 11 đáp xuống mặt trăng.
Một hé lộ thú vị khác của Dean là câu nói nổi tiếng mà anh trai ông đã dày công chuẩn bị cuối cùng lại được tất cả nghe thấy không đúng như ý nhà du hành này. Theo đó nguyên văn câu Neil Armstrong muốn nói là That's one small step for a man, one giant leap for mankind - "Đây là bước đi nhỏ bé của một con người nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại". Như vậy so với câu nói mà mọi người vẫn thường biết đến thiếu mạo từ "a" trước từ "man" và cụm từ "một con người" thành ra lại chỉ còn là "con người".
Sau này Neil Armstrong đã cho người em trai mình biết rằng nguyên nhân của sự việc kể trên là bởi sự nhiễu sóng khiến câu nói nổi tiếng này đã không được truyền đạt một cách nguyên vẹn từ mặt trăng về trái đất trước sự chứng kiến trực tiếp của hàng triệu người.
Thông tin kể trên nhiều khả năng là chính xác. Còn nhớ năm 2006, Peter Shann Ford, một lập trình viên máy tính người Australia, đã viết một phần mềm phân tích sóng âm chứng minh trong câu của Neil Armstrong có mạo từ "a". Tuy nhiên, ông này cho hay nó chỉ kéo dài 35 mili giây, quá nhanh để có thể con người nghe thấy.
Tuy nhiên có quan trọng hay không chuyện Neil Armstrong nói dối về thời điểm ông sáng tạo câu nói nổi tiếng của mình hay việc câu nói này chưa thực sự là những gì nhà du hành này muốn mọi người nghe thấy? Dù sao đi nữa đó cũng là câu Neil Armstrong tự nghĩ ra và những gì em trai ông hé lộ chẳng thể xoá được những đóng góp vĩ đại của ông cho nhân loại.
Neil Alden Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại Wapakoneta, bang Ohio. Ông mất ngày 25/8/2012 chỉ vài tuần sau sinh nhật lần thứ 82 vì biến chứng sau ca phẫu thuật tim.
Theo 24h
Nước Mỹ một ngày trước bầu cử tổng thống Người dân Mỹ tỏ ra háo hức không kém các ứng viên trong ngày cuối cùng trước ngày bầu cử chính thức 6/11 (theo giờ địa phương), trong khi các kết quả thăm dò cho thấy đây là cuộc bầu cử gay cấn nhất trong 76 năm qua. Tổng thống Mỹ Barack Obama, ứng viên đảng Dân chủ, gọi điện thoại cho các...