Mỹ tìm đường phá băng quan hệ với Trung Quốc
Biden luôn tin gặp mặt trực tiếp sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề và ông hy vọng có cơ hội làm điều đó với lãnh đạo Trung Quốc.
Sau hội nghị thượng đỉnh gây tiếng vang hồi tuần trước với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các trợ lý của ông giờ đây tiếp tục đặt ra một mục tiêu mới, thậm chí gây bùng nổ hơn: Cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuần trước kỳ vọng hai lãnh đạo có thể gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome vào cuối tháng 10. Phía Mỹ cũng để ngỏ khả năng về một cuộc gặp riêng, nếu Trung Quốc đồng ý, hoặc đơn giản hơn là một cuộc điện đàm.
Joe Biden (trái), lúc còn là phó tổng thống Mỹ, bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình tại Trung Quốc hồi năm 2013. Ảnh: AP.
Theo các nguồn tin am hiểu vấn đề, Trung Quốc bước đầu tỏ ra khá hứng thú với cách tiếp cận của chính quyền Biden. Không lâu sau hội nghị thượng đỉnh Biden – Putin ở Geneva, Thụy Sĩ, phía Nga đã cập nhật cho Trung Quốc về những gì diễn ra bên trong các cuộc thảo luận.
Khi đại sứ Nga tại Mỹ trở lại Washington vào tuần này như một phần của thỏa thuận mà đôi bên đạt được từ hội nghị thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo, một trong những việc làm đầu tiên của ông là đến gặp người đồng cấp Trung Quốc để chia sẻ chi tiết về thượng đỉnh Biden – Putin.
Theo các trợ lý Nhà Trắng, việc tổ chức thành công thượng đỉnh Biden – Putin đã tiếp thêm động lực và lạc quan cho họ hy vọng vào một sự kiện tương tự giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc. Họ tin rằng nó có thể giúp thiết lập nền tảng nhằm xác định đường hướng tương lai cho chính sách Trung Quốc của Tổng thống Biden, vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng nhất và khó khăn nhất nhiệm kỳ của ông.
Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng những căng thẳng hiện nay giữa hai nước đã ở mức quá cao, phủ mờ triển vọng thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo. Tuy nhiên, Biden và các trợ lý của mình tin rằng một cuộc gặp trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc là điều bắt buộc phải thực hiện.
“Chúng tôi ngày càng tin rằng Chủ tịch Trung Quốc lâu nay đã thực hiện các bước đi nhằm củng cố vị thế lãnh đạo, trở thành người đưa ra hầu như mọi quyết định”, Kurt Campbell, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Biden về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương, hồi đầu tháng cho biết khi phát biểu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington.
“Tôi nghĩ nhóm tham gia ra quyết định với Chủ tịch Tập đang ngày càng thu hẹp và câu hỏi đặt ra là liệu bạn có thể tác động tới những thông tin đầu vào mà Chủ tịch Tập nhận được hay không, khi Trung Quốc xác định cách tiếp cận tốt nhất tới chính trị toàn cầu”, ông nói thêm.
Sau hội nghị đầy căng thẳng giữa các quan chức ngoại giao Mỹ – Trung tại Alaska hồi tháng 3, quan hệ song phương chưa có bất kỳ cải thiện đáng kể nào. Những câu hỏi được khơi lại về nguồn gốc Covid-19 và việc Trung Quốc không sẵn sàng tạo điều kiện cho một cuộc điều tra đầy đủ về nguồn gốc dịch bệnh càng khoét sâu thêm rạn nứt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng thống Biden vẫn tin tưởng mạnh mẽ về sức mạnh của các mối quan hệ cá nhân có thể thúc đẩy những mối quan hệ quốc tế. Ông tin rằng đàm phán trực tiếp sẽ giúp ổn định mối quan hệ theo cách mà các cuộc điện đàm không thể mang lại.
“Không có gì thay thế được một cuộc trò chuyện mặt đối mặt giữa các lãnh đạo”, ông nói tại Geneva.
Tổng thống Biden trong cuộc họp báo tại Geneva ở Thụy Sĩ ngày 16/6. Ảnh: AFP .
Theo một cách nào đó, các quan chức chính quyền Mỹ cho biết điều Tổng thống Biden kỳ vọng về cuộc gặp với Chủ tịch Tập sẽ giống như mục tiêu mà ông đặt ra trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba giờ với Tổng thống Putin ở Thụy Sĩ: Phá băng, thăm dò lẫn nhau và mở các đường dây liên lạc chỉ có thể được hình thành qua trao đổi trực tiếp.
Các quan chức Mỹ thường xuyên đề cập đến sự cần thiết của việc xây dựng một “hàng rào bảo vệ” trong mối quan hệ với Trung Quốc, giống như cách Biden nỗ lực thiết lập với Putin các tiêu chí cho một mối quan hệ dễ đoán hơn với Nga.
Biden cũng áp dụng một chiến lược tương tự nhằm tập hợp các đồng minh ủng hộ chiến lược của ông với Trung Quốc, giống như việc ông đã tham khảo ý kiến đồng minh phương Tây trước khi gặp Putin.
Các quan chức ở Washington đang sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp của các lãnh đạo thuộc nhóm Bộ Tứ, gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, vào mùa thu này nhằm tham vấn lẫn nhau trước cuộc gặp tiềm năng với Chủ tịch Tập.
Dù cách tiếp cận có nhiều điểm tương đồng, Biden dường như vẫn coi cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc có ý nghĩa lớn hơn so với hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga.
Trong khi ông nêu quan điểm kiên quyết với Putin về nhân quyền và chiến tranh mạng, những bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc có quy mô lớn hơn và mức độ khốc liệt hơn. Các vấn đề thương mại, Đài Loan và cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân cương đang đặt Mỹ – Trung vào thế đối đầu gay gắt.
Nếu Biden coi Nga là mối đe dọa lâu dài đối với sự ổn định của Mỹ, ông cho rằng Trung Quốc là vấn đề mang tính sống còn hơn nhiều, các trợ lý cho hay. Những cố vấn hàng đầu của Tổng thống Biden luôn cẩn trọng trong ngôn ngữ, nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, đồng thời bác bỏ những ý tưởng về nguy cơ nổ ra Chiến tranh Lạnh mới giữa hai nước.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden mới chỉ nói chuyện một lần với Chủ tịch Tập qua điện thoại hồi tháng hai. Cuộc điện đàm kéo dài hai tiếng và Tổng thống Biden trong lúc nói chuyện đã cảnh báo Chủ tịch Tập rằng việc dự đoán sự sụp đổ của Mỹ dựa trên những sự cố như cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1 là hoàn toàn sai lầm.
“Có một số khía cạnh trong cách tiếp cận của chúng tôi đối với Trung Quốc nhưng không dán nhãn Trung Quốc trên đó”, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
Thậm chí tại châu Âu hồi tuần trước, Trung Quốc, không phải Nga, mới là chủ đề nổi bật trong các cuộc thảo luận của G7 và NATO. Ngay cả tại thượng đỉnh Biden – Putin, Trung Quốc cũng nằm trong chương trình nghị sự.
Lợi thế lớn nhất của Tổng thống Biden khi bước vào cuộc gặp với Chủ tịch Tập là ông đã có nhiều thời gian tương tác với lãnh đạo Trung Quốc hơn bất kỳ lãnh đạo thế giới nào khác hiện nay.
Trong suốt 18 tháng kể từ đầu năm 2011, Biden và ông Tập đã gặp nhau ít nhất 8 lần, cả ở Mỹ và Trung Quốc, theo nhiều cựu quan chức Mỹ. Họ cùng nhau đi bộ, chơi bóng rổ tại một trường học vùng nông thôn Trung Quốc và ăn tối riêng với nhau trong tổng cộng 25 tiếng, chỉ có sự góp mặt của người phiên dịch. Biden đã nhanh chóng thiết lập “mối quan hệ cá nhân” với lãnh đạo Trung Quốc.
Dù vậy, hai người vẫn chưa thực sự ở mức thân thiết. “Hãy làm rõ một điều”, Tổng thống Biden nói lúc kết thúc hội nghị thượng đỉnh với Putin, khi phóng viên đặt câu hỏi về việc ông gặp Chủ tịch Tập. “Chúng tôi biết rõ về nhau, nhưng chúng tôi không phải bạn cũ. Chỉ thuần túy là công việc”.
Căng thẳng phủ mờ triển vọng thượng đỉnh Mỹ - Trung
Quan hệ Mỹ - Trung hiện nay được cho là quá căng thẳng, không thuận lợi để lãnh đạo hai nước hội đàm, dù Washington để ngỏ khả năng này.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 17/6 ngụ ý Washington đang xem xét tổ chức cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một ngày sau khi ông chủ Nhà Trắng gặp thượng đỉnh Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Geneva.
"Ý tưởng về việc Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập gặp nhau theo cách nào đó vào tháng tới, nhằm xác định vị trí của chúng tôi trong mối quan hệ, cũng như có được cuộc đối thoại trực tiếp giá trị như với Tổng thống Putin, là điều mà chúng tôi quan tâm", Sullivan nói khi đó.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo một ngày sau đó tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho hay "không có thông tin gì để cung cấp" về kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo.
Theo giới quan sát Trung Quốc, mặc dù một cuộc gặp giữa ông Tập và ông Biden có thể giúp kiểm soát những rủi ro quân sự giữa hai cường quốc, việc họ có thể đạt được tiến bộ sẽ rất khó khăn, khi quan hệ song phương ngày càng lạnh nhạt.
Giới chức ngoại giao hai nước hồi tháng 3 đã tiến hành cuộc hội đàm đầy căng thẳng tại Alaska nhưng không giúp cải thiện được tình hình. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bất đồng toàn diện, từ thương mại, nhân quyền đến Biển Đông và nhiều vấn đề khác.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Joe Biden, khi đó đang là phó tổng thống Mỹ, tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Ảnh: Reuters .
"Tôi nghĩ Trung Quốc không có hứng thú hội đàm", Lu Xiang, chuyên gia về các vấn đề với Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định. "Mỹ đang thách thức Trung Quốc về Hong Kong và Tân Cương, những vấn đề mà Bắc Kinh coi là thử thách giới hạn cuối cùng của họ. Vậy mục đích cuộc đối thoại này là gì? Tôi không biết hai bên có thể trao đổi như thế nào".
Bất chấp điều đó, Sullivan dường như khá lạc quan, khi cho rằng việc Tổng thống Mỹ gặp Chủ tịch Trung Quốc "giờ đây chỉ là vấn đề thời gian và cách thức". Ông cho biết hai lãnh đạo đều dự kiến tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 10 tại Rome, Italy. Đây có thể là một địa điểm tiềm năng, nhưng Sullivan cũng nói thêm rằng hiện nay Washington "chưa có bất cứ kế hoạch cụ thể nào".
Trong chuyến công du châu Âu đầu tiên của mình, Tổng thống Biden đã tham gia họp thượng đỉnh NATO và G7, nơi các lãnh đạo bày tỏ lo ngại về vấn đề nhân quyền tại Tân Cương và Hong Kong, đồng thời kêu gọi mở cuộc điều tra mới về nguồn gốc Covid-19, đại dịch lần đầu xuất hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi tháng 12/2019. NATO cũng ra tuyên bố chung khẳng định việc sức mạnh quân sự Trung Quốc gia tăng đặt ra "các thách thức mang tính hệ thống".
Những diễn biến này làm dấy lên phản ứng tức giận từ phía Trung Quốc. Họ cáo buộc Washington đang cố gắng gieo bất hòa trong quan hệ giữa Bắc Kinh với châu Âu, đồng thời công kích NATO vì "vu khống", "chống lại sự phát triển hòa bình của Trung Quốc", đề nghị tổ chức này "ngừng phóng đại mọi luận điệu về mối đe dọa từ Trung Quốc".
Thời Ân Hoằng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh và là cố vấn của chính phủ Trung Quốc, cho rằng gần như không có chỗ cho sự thỏa hiệp giữa hai nước trong các vấn đề chủ chốt. "Ngay cả về biến đổi khí hậu, việc hợp tác cũng có nhiều phức tạp và hạn chế", ông nhận định.
Chuyên gia này cũng đánh giá địa điểm tiềm năng nhất để lãnh đạo Mỹ - Trung gặp nhau là tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, nói thêm rằng bất cứ cuộc trao đổi nào, dù qua điện đàm hay trực tiếp, "ít nhất cũng sẽ hữu ích trong việc kiểm soát rủi ro quân sự". Tuy nhiên, theo ông Thời, cuộc gặp không có khả năng tạo ra tác động đáng kể hoặc lâu dài trong việc xoa dịu căng thẳng.
Ông Tập và ông Biden từng gặp nhau nhiều lần trong suốt sự nghiệp của họ. Khi cựu tổng thống Mỹ Barack Obama xoay trục chính sách đối ngoại từ Trung Đông sang châu Á, ông Biden, với tư cách phó tổng thống Mỹ, đã gặp ông Tập, lúc đó giữ chức phó chủ tịch Trung Quốc, ít nhất 8 lần trong giai đoạn 2011-2012 nhằm thăm dò lãnh đạo tương lai của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hôm 16/6, khi được hỏi liệu ông có kế hoạch tiến hành cuộc trao đổi "giữa những người bạn cũ" hay không, đề cập tới Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Mỹ trả lời: "Tôi muốn làm rõ vấn đề này: chúng tôi hiểu rõ nhau, nhưng không phải bạn cũ. Đó đơn thuần là quan hệ làm việc".
Hai lãnh đạo từng điện đàm hồi tháng 2, sau khi Biden nhậm chức. Ông chủ Nhà Trắng đã bày tỏ lo ngại về vấn đề thương mại và nhân quyền, trong khi ông Tập đề nghị Washington tôn trọng những lợi ích của Bắc Kinh.
Xin Qiang, chuyên gia về các vấn đề với Mỹ tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cho rằng bất chấp bối cảnh không thuận lợi, ông Tập và ông Biden vẫn cần tiến hành các cuộc trao đổi để quan hệ "đi đúng hướng".
"Chúng tôi đã chứng kiến Mỹ thúc đẩy đồng minh chỉ trích và công kích Trung Quốc về một loạt vấn đề, các lệnh trừng phạt cũng tiếp tục. Tuy nhiên, Washington bây giờ phải làm gì đó để tạo bầu không khí cho hai lãnh đạo gặp mặt", Xin nêu quan điểm.
Phản ứng của Triều Tiên về đề xuất đàm phán của Mỹ Ngày 22/6, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời bà Kim Yo-jong, một quan chức cấp cao đảng Lao động Triều Tiên và là em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã bác bỏ triển vọng sớm nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA/TTXVN Bà tuyên bố những kỳ vọng...