Mỹ tìm cách tháo gỡ tình trạng ùn đọng hàng hóa xuất khẩu
Ngày 13/6, Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Cải cách vận tải biển nhằm cải thiện việc giám sát vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, giúp kiềm chế lạm phát và giảm tình trạng ùn đọng hàng hóa xuất khẩu tại nước này.
Container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California (Mỹ) ngày 23/8/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dự luật đã nhận được 369 phiếu ủng hộ, 42 phiếu chống và dự kiến sẽ được chuyển Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành. Dự luật này sẽ tăng thẩm quyền điều tra của Ủy ban Hàng hải liên bang Mỹ (FMC) – cơ quan chịu trách nhiệm giám sát vận tải hàng hóa bằng đường biển – và tăng tính minh bạch trong các hoạt động liên quan.
Luật mới sẽ cho phép FMC mở cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh của các hãng vận tải, áp dụng các biện pháp thi hành luật, yêu cầu các hãng vận tải biển báo cáo FMC tổng trọng tải hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi quý, cấm các hãng vận tải từ chối tiếp nhận hàng xuất khẩu của Mỹ với lý do không phù hợp.
Video đang HOT
Trước đó, Thượng viện đã phê chuẩn Đạo luật Cải cách vận tải biển vào tháng 3. Mặc dù Hạ viện đã thông qua dự luật từ tháng 12/2021, song các nghị sĩ cần thêm thời gian để giải quyết các bất đồng về nội dung, trước khi Tổng thống Biden ký ban hành.
Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, phí vận chuyển đắt kéo theo hàng loạt chi phí của doanh nghiệp và người tiêu dùng tăng cao, khiến các sản phẩm thiết yếu bị ứ đọng tại các cảng. Trong khi đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Charles Schumer nhận định lạm phát đang là mối quan tâm chính của người dân Mỹ tại thời điểm này và tình trạng tồn đọng hàng hóa tại các cảng là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến giá cả leo thang. Theo ông, dự luật trên sẽ giúp giải quyết những vấn đề nêu trên.
Lạm phát Mỹ đã chạm ngưỡng 8,6% trong tháng 5. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1981 trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu gì hạ nhiệt. Quốc hội Mỹ hiện không có nhiều công cụ để chống lạm phát. Ngoài dự luật trên, đảng Dân chủ cũng đang thúc đẩy các biện pháp nhằm hạ giá thuốc kê đơn để góp phần giải quyết vấn đề này.
Tuần trước, Hiệp hội Bán lẻ quốc gia Mỹ cho biết lượng hàng hóa nhập khẩu tại các cảng chính dự kiến sẽ gần đạt mức kỷ lục trong tháng này, khi các nhà bán lẻ tìm cách đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tự bảo vệ trước tình trạng gián đoạn tại các cảng Bờ Tây nước Mỹ.
Vận tải biển tấp nập trở lại sau đại dịch COVID-19
Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển toàn cầu đã bị ngắt quãng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 nhưng đang phục hồi và dẫn tới "bùng nổ" số đơn hàng mua tàu mới trong bối cảnh ngành này vật lộn với tình trạng thiếu tàu.
Tàu chở hàng hóa của Trung Quốc cập cảng Long Beach, Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Khi giá vận tải biển tăng mạnh, các công ty vận tải đã "vung tiền" để mở rộng đội tàu của mình. Khả năng vận tải mới được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2023 nhờ đà phục hồi sau dịch đang diễn ra mạnh mẽ.
Nhà trung gian môi giới đường biển của Italy Banchero Costa cho biết: "Đơn đặt mua tàu container đang bùng nổ". Theo số liệu của công ty, riêng trong 7 tháng đầu năm nay, đã có ít nhất 276 đơn đặt hàng mua tàu biển mới, giúp tăng hơn 10% khả năng của đội tàu container lớn này. Tuy nhiên, sẽ phải mất ít nhất 2 năm để đóng được một con tàu mới, vì vậy thị trường vẫn "nóng" trong ngắn hạn. Banchero Costa hy vọng tăng trưởng công suất vận tải biển có thể đạt mức khiêm tốn là 3% trong năm 2021 và 2022.
Trong khi đó, giá vận tải hàng hóa tăng mạnh trong những tháng gần đây, chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu tàu để đáp ứng nhu cầu vận tải. Chỉ số giá vận tải đường biển quốc tế Freightos Baltic Index cho thấy các giá vận tải cho tuyến đường từ Trung Quốc đến khu vực Bờ Tây Bắc Mỹ đã tăng hơn gấp 5 lần trong một năm.
Ông Alan Murphy, người đứng đầu công ty tư vấn Sea-Intelligence của Đan Mạch, nhận định dịch COVID-19 đã khiến vận tải đường biển toàn cầu rơi vào thế "bế tắc ảo" trong giai đoạn đầu dịch. Nhưng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển đã tăng trưởng mạnh kể từ giữa năm 2020, đặc biệt là trong năm nay. Tập đoàn vận tải biển khổng lồ CMA-CGM của Pháp dự báo mức tăng trưởng này có thể tiếp tục trong nửa đầu năm 2022.
Ngành vận tải biển hiện đã sẵn sàng chi tiền để mua nhiều tàu mới sau một thập kỷ nguồn cung èo ọt. Công ty vận tải biển lớn nhất thế giới AP Moller-Maersk của Đan Mạch đã ghi nhận lợi nhuận đạt 3,71 tỷ USD trong quý II, tăng 30% so với cả năm 2020. Trong khi đó, CMA-CGM của Pháp ghi nhận lợi nhuận ròng quý II khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc điều hành CMA-CGM, ông Rodolphe Saade cho biết: "Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đã dẫn tới nhu cầu tăng chưa từng thấy về các dịch vụ vận tải và logistic". CMA-CGM đã đặt mua 22 tàu container mới, dự kiến vận hành vào năm 2023 và 2024. Công ty sẽ nhận 14 tàu mới trong năm nay. Ngoài ra, công ty cũng đặt mua tàu đã qua sử dụng, và sẽ nhận tổng cộng 32 tàu như vậy trong năm nay.
Iran thử nghiệm hành lang thương mại mới để vận chuyển hàng hóa của Nga Iran đã bắt đầu vận chuyển chuyến hàng hóa đầu tiên từ Nga sang Ấn Độ bằng hành lang thương mại mới đi qua nước Cộng hòa Hồi giáo này. Thành phố cảng Astrakhan thuộc Nga. Ảnh: Getty Images Hãng thông tấn IRNA của Iran đưa tin chuyến hàng của Nga, gồm hai container nặng 41 tấn, đã khởi hành từ thành phố...