Mỹ tiêu diệt chỉ huy số hai của IS
Lực lượng Mỹ tuần này tiêu diệt chỉ huy số hai của Nhà nước Hồi giáo tự xưng và một số thành viên chủ chốt của tổ chức khủng bố.
Abdul Rahman Mustafa al-Qaduli, được coi là “bộ trưởng tài chính của IS”. Ảnh:Wikipedia
“Chúng tôi đang tiêu diệt một cách hệ thống thành phần nội các của ISIL”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua nói trong cuộc họp báo của Lầu Năm Góc, dùng tên gọi khác của Nhà nước Hồi giáo (IS).
“Thực tế là quân đội Mỹ đã tiêu diệt một số tên khủng bố chủ chốt của ISIL trong tuần này, trong đó có người chúng tôi tin là Haji Iman, lãnh đạo cấp cao giữ chức bộ trưởng tàu chính, chịu trách nhiệm về một số hoạt động đối ngoại và âm mưu khác”, ông Carter cho hay
Iman từng là giáo viên vật lý, bị Mỹ coi là khủng bố toàn cầu năm 2014. Năm 2015, Washington treo thưởng 7 triệu USD cho ai có thông tin dẫn đến việc bắt giữ Iman.
Video đang HOT
Khi được hỏi về tác động của những cái chết này, ông Carter nói: “Các chỉ huy có thể được thay thế. Tuy nhiên, những tên chỉ huy này đã làm trong một thời gian dài. Chúng ở cấp cao, chúng có kinh nghiệm”.
Ông Carter nói ông sẽ không hé lộ về thông tin Iman bị tiêu diệt ở Iraq hay Syria, và chiến dịch là cuộc không kích hay đột kích trên bộ.
Trước đó, các quan chức Mỹ tháng này cho biết Omar al-Shishani, chỉ huy hàng đầu IS, cấp trên của Haji Iman, bị tiêu diệt trong cuộc không kích của Mỹ ở Syria. Những cái chết này là thành công lớn của liên quân do Mỹ dẫn đầu trong việc tiêu diệt những tên khủng bố khét tiếng nhất trong danh sách khủng bố của Mỹ.
Trọng Giáp
Theo VNE
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: 'Quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp'
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cho rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp do vẫn còn những vấn đề đáng quan ngại như tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc cải tạo trái phép đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
"Rõ ràng quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp khi chúng ta tiếp tục cân bằng cạnh tranh và hợp tác", ông Carter hôm qua nói tại một phiên điều trần của Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
Ông Carter cho rằng có các cơ hội để tăng cường hiểu biết, giảm rủi ro với Trung Quốc. "Chúng tôi đã nhất trí với 4 thoả thuận xây dựng lòng tin, trong đó có một thoả thuận nhằm ngăn chặn những cuộc đối đầu nguy hiểm trên không. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề đáng quan ngại".
Quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc cho rằng Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực đều quan ngại sâu sắc về tiến độ và phạm vi cải tạo đất Biển Đông, khả năng tiếp tục quân sự hoá, cũng như nguy cơ gia tăng rủi ro về xung đột giữa các nước tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Mỹ đã hiện diện quân sự trong khu vực suốt nhiều thập kỷ và là công cụ duy trì hệ thống quốc tế dựa trên luật, tạo nền tảng cho hoà bình và an ninh khu vực, ông Carter nói về tuyến hàng hải nơi hơn lượng hàng hoá trị giá hơn 5 nghìn tỷ được vận chuyển qua mỗi năm. "Lợi ích của chúng ta là duy trì tự do đi lại trên biển và trên không, thương mại toàn diện, hợp pháp, không bị cản trở và tranh chấp được giải quyết hoà bình", ông Carter nói.
Bộ trưởng Mỹ cũng cho biết nước này hy vọng Trung Quốc sẽ duy trì cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc không theo đuổi quân sự hoá quần đảo Trường Sa. Đây là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ chương trình hiện đại hoá quân sự toàn diện, lâu dài mà Trung Quốc, cũng như các nước khác, tiếp tục theo đuổi", ông Carter cho biết.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ cảnh báo Trung Quốc sẽ hứng chịu hậu quả ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 1.3 cảnh báo Trung Quốc về điều mà ông gọi là những hành động "gây hấn" của nước này ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm việc triển khai tên lửa đất đối không trái phép tới vùng biển này. Theo Reuters, ông Carter cũng cho rằng Bắc Kinh sẽ phải gánh chịu...