Mỹ: Tiểu bang California sẽ cấm dùng túi nylon
Chính quyền tiểu bang California, Hoa Kỳ, chuẩn bị cấm dùng túi nylon tại các cửa hàng thực phẩm để chống ô nhiễm môi trường. Quyết định của Thượng viện California, được đưa ra hôm 30/08/2014, chỉ còn đợi chữ ký của Thống đốc tiểu bang để chính thức có hiệu lực.
Chỉ riêng tại California, hơn 10 tỷ túi nylon được sử dụng hàng năm. Ảnh REUTERS/Kimberly White/Files
Theo RFI, đây là lần đầu tiên một quyết định cấm dùng túi nylon, có hiệu lực trong phạm vi một tiểu bang, được ban hành tại Mỹ. Trước đó, vào năm 2012, Los Angeles là thành phố thứ 45 của California thông qua lệnh cấm. Nhiều thành phố tại Mỹ đã thông qua một quyết định tương tự.
Cho đến nay, thế lực lobby của các nhà sản xuất túi nhựa đã thành công để lệnh cấm không được mở rộng, với đe dọa 2000 chỗ làm bị mất, nếu áp dụng biện pháp này. Trong khi đó, chỉ riêng tại California, hơn 10 tỷ túi nylon được sử dụng hàng năm và chỉ có một số lượng rất ít trong đó được tái chế.
Video đang HOT
Thực ra, Hoa Kỳ không phải là nước đi đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm trên đất liền và tại các đại dương. Cuối năm 2012, Haiti rồi Mauritania, đầu năm 2013 đến lượt Mali đã ra quyết định cấm sử dụng túi nhựa. Nước Ý cũng đã có một biện pháp cấm túi nhựa năm 2011. Nước Pháp chỉ mới đánh thuế việc sử dụng các túi nylon không thuộc loại tự hủy, kể từ tháng 1/2014, sau khi Ủy ban Châu Âu ra lệnh buộc các quốc gia thành viên giảm việc sử dụng túi nylon vào cuối năm 2013, một quyết định đã được giới bảo vệ môi trường trông đợi từ 10 năm trước.
Sản lượng túi nhựa toàn cầu, từ 1950 là 1,5 triệu tấn, lên đến 245 triệu tấn vào năm 2008, trong đó riêng tại Châu Âu là 80 triệu tấn. Theo một dự báo, sản lượng này có thể tăng gấp ba lần trên quy mô thế giới, từ đây đến 2050. Theo một dự thảo luật của Ủy ban Môi trường Châu Âu đầu tháng 3/2014, Châu Âu sẽ giảm 50% lượng túi nylon từ đây đến 2017, rồi 80% vào năm 2019.
Theo NTD/Bizlive
Máy bay Malaysia Airlines suýt va chạm ở Úc
Các hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay MH136 của Malaysia Airlines từ Adelaide đi Kuala Lumpur đã có một phen hoảng hồn khi máy bay này được yêu cầu ngừng cất cánh để tránh va chạm với một chuyến bay đang hạ cánh.
Các máy bay của hãng Malaysia Airlines đậu trên đường băng tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur.
Vụ việc trên xảy ra ngày 30/7 tại sân bay thành phố Adelaide của Úc.
Chuyến bay MH136, chở 167 hành khách, đang di chuyển trên đường băng thì nhận được yêu cầu dừng lại từ Trung tâm kiểm soát không lưu Adelaide.
Tờ News Straits Times của Malaysia cho biết, chiếc máy bay đang hạ cánh ở cùng đường bay với MH136.
"MH136 đã ngừng cất cánh an toàn và chờ thời gian cần thiết để nguội phanh trước khi cất cánh rời Adelaide", NST cho biết.
Chuyến bay MH136 đã rời Adelaide lúc 8h56 sáng qua và tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur an toàn lúc 3h15 chiều qua.
Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không thế giới đối mặt với một tháng 7 thảm họa khi 3 tai nạn máy bay nghiêm trọng xảy ra liên tiếp chỉ trong nửa tháng.
Ngày 17/7, chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị rơi ở miền đông Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng. MH17 được cho là đã bị trúng tên lửa đất đối không.
Ngày 23/7, chuyến bay GE222 của hãng hàng không Đài Loan TransAsia Airways đã đâm xuống một khu dân cư trong điều kiện thời tiết xấu, khiến 48 người chết và 10 người khác bị thương.
Đến ngày 24/7, một máy bay chở khách của hãng hàng không Air Algerie đã bị rơi mở miền bắc Mali sau khi cất cánh từ Burkina Faso đi Algeria. Toàn bộ 118 người trên chuyến bay AH5017 đều thiệt mạng.
An Bình
Theo Dantri/NST
Máy bay Algeria gặp nạn từng được Real Madrid sử dụng Tờ Marca (Madrid) vừa tiết lộ gây sốc khi chiếc máy bay sốMD 83 của hãng hàng không Air Algerie vừa bị rơi tại Niger đã từng chở Real Madrid trong suốt 2 năm qua. Chiếc máy bay gặp nạn MD 83 thuộc quyền sở hữu của Công ty hàng không tư nhân Swiftair, Tây Ban Nha và hiện tại đang được Air...