Mỹ tiết lộ nhiệm vụ bí mật của tàu ngầm Nga mới gặp nạn Losharik
Giới nghiên cứu quân sự Mỹ tin rằng Nga dự tính lợi dụng khả năng lặn sâu của AS-31 Losharik để mở rộng tham vọng lãnh thổ dưới đáy biển Bắc Băng Dương.
Viện Hải quân Hoa Kỳ khẳng định chiếc tàu ngầm hạt nhân nước sâu AS-31 Losharik của Nga được lên kế hoạch triển khai ở Bắc Đại Tây Dương.
Bình luận về vụ tai nạn xảy ra với thiết bị nghiên cứu nước sâu của Nga, tổ chức chuyên gia Mỹ cho rằng “vụ tai nạn xảy ra trong giai đoạn vận hành mùa Hè của chiếc tàu thuộc biên chế Tổng cục Nghiên cứu Nước sâu, Bộ Quốc phòng Nga, trước khi nó được triển khai đến Bắc Đại Tây Dương để thực hiện nhiệm vụ”.
Nga sử dụng AS-31 Losharik cho tham vọng mở rộng lãnh thổ dưới đáy biển Bắc Băng Dương? (Ảnh: dni24.com)
Tờ The Barents Observer của Na Uy nhấn mạnh rằng chiếc AS-31 Losharik có khả năng “mang theo một số thiết bị cỡ nhỏ phục vụ cho mục đích quân sự và được thiết kế để đặt dưới đáy biển”. “Các thiết bị này sẽ được sử dụng để đánh lạc hướng chú ý của các tàu ngầm nước ngoài vào thời điểm tàu ngầm Nga rời Bán đảo Kola để di chuyển đến Bắc Đại Tây Dương. Các thiết bị nghe lén kèm theo sẽ có nhiệm vụ phát hiện các âm thanh do tàu địch tạo ra”, tờ báo Na Uy viết.
Hơn nữa, khi đề cập đến các mục tiêu cụ thể trong nhiệm vụ của AS-31 Losharik, Viện Hải quân Hoa Kỳ nhận định rằng “chính phủ Nga dự tính lợi dụng khả năng lặn sâu của chiếc tàu này để mở rộng tham vọng lãnh thổ dưới đáy biển Bắc Băng Dương”.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 1/7, một trong những thiết bị nghiên cứu khoa học nước sâu của Bộ Quốc phòng Nga đã gặp nạn trong quá trình tiến hành đo độ sâu, khiến 14 thủy thủ thiệt mạng. Theo thông báo của giới truyền thông Nga, đám cháy trong vụ tai nạn xuất phát từ chiếc tàu ngầm hạt nhân nước sâu thuộc dự án 10831- AS-31 Losharik.
Vào năm 2012, trong chuyến thám hiểm Bắc Cực mang tên “Sevmorgeo”, cũng chính chiếc AS-31 Losharik đã thu thập được những mẫu trầm tích dưới đáy biển ở độ sâu hơn 2 km. Từ những gì thu thập được, các nhà địa chất Nga khẳng định quyền sở hữu của Matxcơva đối với dải núi ngầm Alpha-Mendeleev ở vùng Bắc Cực, nơi theo ước tính tập trung 1/4 trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của thế giới.
(Nguồn: Gazeta)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nhân chứng vụ cháy tàu ngầm Nga: Chưa từng thấy điều gì tương tự trong đời
Ngư dân Nga nói ông chưa bao giờ thấy điều gì tương tự trong đời khi chứng kiến cảnh nhốn nháo trên tàu ngầm gặp nạn vào thời điểm nó nổi lên mặt nước. Phút cuối đối mặt với tử thần của 14 thủy thủ Nga trong vụ cháy tàu ngầm 14 thủy thủ Nga nhốt mình trong ngọn lửa để cứu chuyên gia dân sự và cả con tàu
"Nó xảy ra vào khoảng 21h30 gần vịnh Ura. Chúng tôi đang hướng về phía Kildin thì bất ngờ thấy một chiếc tàu ngầm nổi lên. Toàn bộ con tàu nổi lên rất đột ngột. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế trong đời mình. Trên boong tàu, mọi người chạy toán loạn và rất ầm ĩ", ngư dân Nga nói với tờ SeverPost.
Các ngư dân khác đánh cá ở gần khu vực tàu Nga gặp nạn nói họ thấy 1 tàu hải quân và 2 tàu kéo xuất hiện vào buổi đêm.
"Khoảng 23h, các tàu đó cùng tàu ngầm rời khỏi khu vực. Không có dấu hiệu của khói", họ nói.
Một vài người địa dân địa phương cho biết họ nhìn thấy các thi thể được đưa ra khỏi tàu ngầm và chuyển sang một con tàu khác gần đó.
Bộ đôi Podmoskovie, Losharik di chuyển trên biển. (Ảnh: Barents Observer)
SeverPost dẫn nguồn tin trong Hải quân Nga tiết lộ tàu ngầm mà ngư dân địa phương bắt gặp rất có thể là Podmoskovie, tàu mẹ của tàu tàu ngầm do thám Losharik, một trong những khí tài dưới biển bí mật nhất mà Nga nghiên cứu và phát triển nhiều năm qua.
Podmoskovie được tái thiết từ lớp tàu ngầm lớp Delta-IV để mang theo Losharik.
Cả Podmoskovie và Losharik đều do Tổng cục nghiên cứu biển sâu, một nhánh của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Nga quản lý. Chúng thường xuyên neo đậu ở Vịnh Oleniya, nơi đồn trú của các tàu gián điệp Hải quân Nga. Bộ đôi này được Nga thử nghiệm từ cuối năm 2016.
Losharik đi vào hoạt động từ năm 2010. Năm 2012, Losharik tham gia nghiên cứu ở đáy biển Bắc Cực, thu thập các mẫu từ độ sâu 2.500 m. Các tàu ngầm thông thường có thể lặn khoảng 600 m. Một số nhà quan sát suy đoán Losharik thậm chí có khả năng đi sâu tới 6.000 m, nhưng tuyên bố chưa được xác nhận.
Losharik được cho là có thể mang hoặc gỡ bỏ các thiết bị sử dụng cho mục đích quân sự đặt dưới đáy biển. Các thiết bị này có khả năng tạo tiếng ồn để đánh lạc hướng các tàu ngầm nước ngoài khi tàu ngầm Nga di chuyển từ Bán đảo Kola đến Bắc Đại Tây Dương hoặc phát hiện âm thanh phát ra từ chân vịt của tàu đối thủ.
Theo USNI, một lò phản ứng hạt nhân trang bị trên Losharik sẽ cung cấp năng lượng cho nó hoạt động. Tờ báo này cho rằng Losharik được thiết kế để triển khai các chiến dịch thu thập thông tin tình báo ở độ sâu vượt quá ngưỡng hoạt động của bất cứ loại tàu ngầm nào trên thế giới. Thậm chí, Losharik có thể cắt cáp viễn thông ngầm, gắn thiết bị nghe lén vào hệ thống cáp ngầm dưới biển.
(Nguồn: Barents Observer)
SONG HY
Theo VTC
Hải quân 18 nước NATO kéo vào Baltic "dằn mặt" Nga Khoảng 8.600 quân nhân tới từ 18 quốc gia trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tham gia cuộc tập trận hải quân BALTOPS ở biển Baltic nhằm dằn mặt Nga. Tàu chiến các nước NATO tại tập trận BALTOPS 2018. Ảnh: USNV Cuộc tập trận BALTOPS của NATO bắt đầu từ hôm nay (9-6) và dự kiến kéo dài...