Mỹ tiết lộ kế hoạch, tham vọng quân sự của Trung Quốc năm 2015
Trung Quốc cũng có tham vọng đóng và biên chế 14 tàng ngầm tấn công sử dụng năng lượng nguyên tử thế hệ 3 Type 095 trước năm 2020.
Mạng Công nghệ vũ trụ và Tuần báo hàng không/Aviation Week & Space Technology có trụ sở tại Washington Hoa Kỳ cuối tháng 12/2014 đã đăng tải các thông tin tiết lộ kế hoạch mua sắm, trang bị, phát triển các loại vũ khí trang bị quan trọng của quân đội Trung Quốc trong năm 2015.
Theo nguồn tin của các trang thông tin Aviation Week và Space Technology, để thay thế các máy bay ném bom H-6 có từ kỷ nguyên Liên Xô, Trung Quốc đã hoàn thành các thiết kế để xúc tiến chế tạo và thử nghiệm máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-20 và dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu này trước năm 2025.
Theo đánh giá của báo chí Mỹ, mặc dù trong năm vừa qua Trung Quốc thất bại trong việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 7,5 % nhưng ngân sách dành cho quốc phòng của nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức cao kỷ lục.
So sánh với mức tăng trưởng 12% trong năm 2013, báo Mỹ dự đoán rằng ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2015 sẽ tăng ít nhất khoảng 10 % lên mức 145 tỷ USD.
Tuy nhiên, một báo cáo của Lầu Năm Góc – tức Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiết lộ rằng các con số do quân đội TQ công bố không thực sự phản ánh đầu tư thực.
Quân đội Mỹ cho rằng ngân sách đầu tư cho quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2015 này sẽ vượt cong số 175 tỷ USD.
Phía Mỹ nhận định, Trung Quốc sẽ đầu tư tiền của để phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến như máy bay tàng hình J-31, máy bay vận tải tầm trung Y-20 cũng như thực hiện chiến lược nhập khẩu các trang bị hiện đại của Nga như 24 máy bay chiến đấu Su-35, các hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Video đang HOT
Truyền thông Mỹ dự báo, với tham vọng cải thiện và nâng cao khả năng đánh trận, quân đội Trung Quốc đã và có thể đang thực hiện chiến lược chế tạo 2 hoặc 3 tàu sân bay trong tương lai gần.
Trung Quốc cũng có tham vọng đóng và biên chế 14 tàng ngầm tấn công sử dụng năng lượng nguyên tử thế hệ 3 Type 095 trước năm 2020.
Tình báo Mỹ cho biết, trong năm 2015, rất có thể Trung Quốc sẽ bắt đầu triển khai các tên lửa đạn đạo Đông Phong 41 với tầm bắn xuyên lục địa để hiện thực hóa các mục tiêu răn đe chiến lược đối với các đối thủ tiềm tàng của mình.
Một dự đoán nữa là năm 2015, Trung Quốc sẽ bắt đầu hoạt động “tuần tra chiến lược” – sứ mệnh đã và đang được các nước lớn như Nga, Mỹ tiến hành định kỳ.
Tờ Aviation Week & Space Technology cũng dẫn lời một quan chức châu Á rất am tường về quân đội Trung Quốc nói rằng các thiết kế về máy bay ném bom tàng hình chiến lược H-20 do tập đoàn công nghiệp hàng không Thiên An sẽ được hoàn thành trước năm 2025.
Theo Giáo Dục
Mỹ: Quân đội Trung Quốc ngày càng nguy hiểm
Báo cáo của Ủy ban Giám sát An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung nhận định, quân đội Trung Quốc đang góp phần làm gia tăng căng thẳng tại những điểm nóng như Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.
Theo Want China Times, báo cáo của Ủy ban Giám sát An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung nhận định quá trình hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân sức mạnh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đồng thời tạo ra "một cuộc cạnh tranh an ninh bất ổn" giữa các nước như Ấn Độ và Nhật Bản.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc cũng đang góp phần làm gia tăng căng thẳng tại những điểm nóng tranh chấp như Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và các hòn đảo trên Biển Đông.
Trong bối cảnh, Mỹ cắt giảm khoản chi tiêu ngân sách quốc phòng, cán cân sức mạnh quấn sự Mỹ - Trung tại châu Á - Thái Bình Dương đang có xu hướng nghiêng dần về phía Bắc Kinh.
Lijian (Kiếm sắc), chiếc máy bay không người lái chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc.
Do đó, Mỹ cần tăng mức chi tiêu quốc phòng để đầu tư cho hoạt động triển khai lực lượng hải quân tới khu vực này cũng như tiếp tục phát triển dự án tàu ngầm tấn công lớp Virginia, máy bay không người lái quân sự và hệ thống radar trên tàu ngầm nhằm cải thiện năng lực của Hải quân Mỹ đối phó với mối đe dọa từ quân đội Trung Quốc trong vùng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải quân Mỹ, các lực lượng Hải quân Trung Quốc hiện vẫn chưa thể triển khai hoạt động chiến đấu phối hợp và không thể duy trì khả năng chiếm ưu thế trên biển trong cuộc chiến kéo dài. Theo đó, các lực lượng hải quân Trung Quốc chưa thể thực hiện khả năng chiến đấu hợp nhất giữa lực lượng tàu ngầm tấn công với năng lực chống ngầm và chống tàu chiến mặt nước.
Đặc biệt, trong lĩnh vực không quân, Trung Quốc đang phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động cung cấp động cơ từ Nga và Ukraine. Đây chính là điểm yếu nhất của không quân nước này.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang tiến hành xây dựng một phi đội máy bay không người lái tấn công (UCAV) hoạt động trên tàu sân bay nhằm tăng khả năng triển khai nhiệm vụ tấn công và trinh sát tầm xa.
Trong đó, chiếc UCAV tàng hình sử dụng động cơ phản lực đầu tiên mang tên Lijian (Kiếm sắc) mà hình ảnh mới được công bố trên mạng gần đây, được cho là có khả năng hoạt động trên các tàu sân bay và thực hiện mọi nhiệm vụ từ tiếp nhiên liệu trên không cho tới do thám và tấn công.
Nói chung, sự tương quan giữa sức mạnh quân sự Mỹ - Trung tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ tạo tầm ảnh hưởng quan trọng tới chính sách ngoại giao quốc tế đối với các nước trong khu vực.
Dù Washington có thể duy trì sức mạnh quân sự vượt trội tại châu Á - Thái Bình Dương hay không, nó vẫn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tình hình chính trị trong khu vực và tác động tới những lợi ích cốt lõi của Mỹ tại đây.
Còn theo quan điểm của Trung Quốc, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington vẫn luôn ở trạng thái vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực tại châu Á - Thái Bình Dương bao gồm hải phận, không phận quốc tế và không gian quang phổ điện từ Internet.
Điều này sẽ khiến Mỹ và các nước trong khu vực nhận ra rằng quyền sử dụng và kiểm soát khu vực sẽ trở thành mục tiêu cạnh tranh giữa các thế lực trong vùng và dẫn tới những tình hình mới.
Mỹ tin rằng tên lửa hành trình Tomahawk là vũ khí quan trọng ngăn chặn sức mạnh tấn công từ Trung Quốc.
Bản báo cáo của Quốc hội Mỹ còn nhấn mạnh sự phát triển mạnh bạo các loại vũ khí công nghệ cao của Trung Quốc cũng đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với khả năng ngăn chặn các mối đe dọa, cũng như bảo vệ đồng minh và duy trì an ninh trong khu vực.
Đặc biệt, trong bối cảnh, Trung Quốc đang đẩy mạnh sức mạnh hải quân, thì uy thế hải quân của Mỹ lại đang tụt dốc và các lực lượng của Mỹ dường như không thể ngăn chặn Trung Quốc nếu như giao tranh bùng nổ.
Song, bản báo cáo của Hải quân Mỹ cho rằng nhóm tác chiến tàu sân bay cùng các tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ lực lượng tàu ngầm năng lượng hạt nhân vẫn có thể ngăn chặn hiệu quả các mối đe dọa từ Trung Quốc.
Theo đó, bản báo của Quốc hội Mỹ rõ ràng nhấn mạnh mối đe dọa từ sự phát triển của quân đội Trung Quốc có thể tạo đà để quốc gia này tăng khoản chi quốc phòng.
Theo Infonet
Điểm danh 34 thượng tướng Trung Quốc Trong đó có ít nhất 3 viên thượng tướng từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979. Hôm 13/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo, Hoàn Cầu thời báo đồng loạt đăng tải bài viết "Thượng tướng (Trung Quốc) được sản sinh ra như thế nào?" dưới...