Mỹ tiếp tục phóng thành công siêu tên lửa AGM-154 JSOW
Công ty Raytheon của Mỹ đã phóng thử thành công 2 quả tên lửa tấn công không đối đất từ máy bay chiến đấu Super Hornet, tiêu diệt mục tiêu ngầm trên mặt đất.
Phát biểu tại triển lãm hàng không Berlin năm nay, ông Jim Hvizd – Giám đốc phát triển kinh doanh của Công ty Ratheon bày tỏ, lần thử nghiệm thành công tên lửa tấn công không đối đất nặng 1.000 pound (453,6 kg) theo yêu cầu của hải quân Mỹ lần này, đã mở ra một mục tiêu nghiêm cứu mới.
Trong lần thử nghiệm này, hai tên lửa từ độ cao 7.620m tiến hành công kích mục tiêu ngầm dưới lòng đất. Mặc dù tọa độ mục tiêu đã được tính toán cụ thể nhưng độ khó vẫn rất cao, đòi hỏi máy bay mang tên lửa phải bay qua địa hình rất phức tạp.
Loại vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không AGM-154 JSOW được dẫn đường bằng hồng ngoại, kết hợp hệ thống tích hợp dẫn đường GPS/INS và chia làm 4 phiên bản khác nhau, bao gồm: JSOW-A, JSOW-A1, JSOW-C và JSOW-C1.
Lần thử nghiệm trước của loại tên lửa này cũng được tiến hành với 2 quả JSOW C-1 với máy bay mẹ là một chiếc chiến đấu cơ F/A-18F “Super Hornet” của không quân – hải quân Mỹ, trong cả điều kiện ban ngày và ban đêm.
Máy bay F/A-18 “Super Hornet” của không quân Mỹ phóng JSOW C-1
Video đang HOT
Trong thử nghiệm ban ngày, chiếc F/A-18F “Super Hornet” đã phóng một quả tên lửa từ khoảng cách hơn 17,5 hải lý (khoảng 32,4km) trên độ cao 29.000 feet (tương đương 13,154km). Tên lửa bay đúng theo quỹ đạo thiết kế với vận tốc 0,83 Mach, tham chiếu theo các điểm dẫn đường, tấn công chính xác và phá hủy một hầm bê tông trên mặt đất.
Thử nghiệm ban đêm được tiến hành trong điều kiện chiếc F/A-18F bay trên độ cao 25.000 feet (7,62km), phóng một quả tên lửa theo hành trình đã vạch sẵn với vận tốc 0,81 Mach, phá hủy hoàn toàn boongke ngầm mục tiêu, sau đó truyền hình ảnh tiêu diệt mục tiêu theo đường trao đổi thông tin số liệu Link-16.
Đại diện công ty Raytheon tiết lộ, từ năm 1998 đến nay, công ty này đã giao cho lực lượng không quân của hải quân Mỹ 3.500 quả tên lửa loại này. Trong tương lai, Raytheon sẽ tiếp tục nâng cấp tính năng của loại vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW theo yêu cầu của khách hàng.
JSOW C-1 tấn công mục tiêu giả định là một thương thuyền trên biển
Ngoài ra, vừa qua tập đoàn Raytheon cũng đã giao chiếc máy bay phóng nhiễu không người lái cỡ nhỏ ADM-160 “MALD” thứ 1.000 cho không Mỹ. MALD-J có phạm vi hành trình tối đa 900km, có thể mô phỏng quỹ đạo bay và nhận dạng máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ và quân đồng minh. Máy bay này có thể đóng vai trò như máy bay nhử mồi đối phương hoặc có tác dụng như là một máy bay phát nhiễu.
Trong lần triển lãm này, Raytheon cũng tiết lộ, đã hoàn thành thử nghiệm và đánh giá khả năng tác chiến ban đầu của loại đạn pháo tấn công chính xác 155mm M982 Excalibur, đặt nền móng cho việc sản xuất hàng loạt với số lượng lớn loại vũ khí này.
Theo ANTD
Hệ thống phòng không "khủng" S-350E Vityaz có tầm bắn tới 400km
Ngày 11-9, công ty quốc phòng Almaz-Antei cho biết, họ có kế hoạch sẽ bắt đầu cung cấp hệ thống phòng không tầm trung S-350E Vityaz mới nhất cho quân đội Nga vào năm 2016.
Tên lửa Vityaz, dự kiến sẽ thay thế các hệ thống S-300, đã được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không MAKS-2013 vừa diễn ra ở ngoại ô Moscow. Theo lời giới thiệu của nhà sản xuất Almaz-Antey, Vityaz đã bắt đầu được nghiên cứu phát triển từ năm 2007, có khả năng tác chiến mạnh gấp 3 lần so với S-300, với 12 kênh điều khiển tên lửa, so với 4 trên S-300.
"Chúng tôi có kế hoạch sẽ hoàn thành thử nghiệm tên lửa Vityaz trong năm 2014, bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2015 và bàn giao cho quân đội vào năm 2016", ông Vitaly Neskorodov, tổng giám đốc công ty Almaz-Antey cho biết. Năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga đã từng tuyên bố, Phòng không - Không quân Nga sẽ nhận được hơn 30 hệ thống phòng không tầm trung Vityaz trước năm 2020.
Hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại triển lãm hàng không MAKS-2013
Hệ thống phòng không Vityaz bao gồm một radar mảng pha hiện đại, có khả năng theo dõi đồng loạt 40 mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu; một xe chỉ huy di động mới và 3 xe bệ phóng, mỗi xe có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.
Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, có trang bị radar cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa sẵn sàng bắn.
Cận cảnh hệ thống ống phóng 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng của Vityaz
Vityaz là hệ thống phòng không cơ động đa năng, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu đường không, từ máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các loại vũ khí không đối đất có hoặc không có điều khiển.
Hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga. Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ.
Theo ANTD
Thử động cơ của tiêm kích số 1 nước Mỹ Đại bàng F-15 là máy bay tiêm kích tấn công chiến thuật của Không lực Mỹ, chạy bằng hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy. Đây được coi d loại chiến đấu cơ tạo nên xương sống của Không lực Mỹ. Chiến đấu cơ này được thiết kế để can thiệp tầm xa các mục tiêu mặt đất sâu trong lãnh thổ...