Mỹ tiếp tục đưa ra tuyên bố cứng rắn về Biển Đông
Phát biểu tại một cuộc họp trong khuôn khổ hội nghị với ngoại trưởng ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhắc lại cam kết ủng hộ các nước ASEAN duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông của Washington.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry – Anh: Reuters
“Để tôi nói rõ thế này nhé: Mỹ sẽ không chấp nhận các giới hạn đối với tự do lưu thông, các chuyến bay qua biển cũng như các hoạt động hợp pháp khác trên biển”, theo bản tin đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 30.9.
“Và bất kể đó là chiến hạm khổng lồ hay là một tàu đánh cá bé xíu. Nguyên tắc rất rõ ràng: đó là quyền lợi của tất cả các nước trên thế giới đều phải được tôn trọng”, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.
Ông Kerry cũng cho biết có thể thấy rõ rằng Mỹ và ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức, “nhưng chúng ta vẫn có thể làm được nhiều việc nếu hợp tác cùng nhau. Tôi đã thấy được điều đó trong mỗi cuộc họp trong suốt thời gian làm ngoại trưởng Mỹ”.
Video đang HOT
“Như chúng tôi đã từng tuyên bố nhiều lần và sẽ không ngừng lặp lại, Mỹ là một quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong suốt chiều dài lịch sử của chúng tôi, chúng tôi đã luôn gắn kết với ASEAN và tôi nghĩ chúng tôi đang duy trì mạnh mẽ cam kết đó hơn bao giờ hết”, Ngoại trưởng Mỹ cho biết.
Ông Kerry còn khẳng định tương lai của Mỹ và ASEAN “đang bện chặt vào nhau”. Đánh giá về Đông Nam Á, Ngoại trưởng Mỹ cho cho rằng khu vực này đang phát triển nhờ dân số trẻ và năng đông, cũng như nhờ kỳ vọng cao vào tương lai.
“Cách tốt nhất để đáp ứng được các kỳ vọng này là kết hợp các thế mạnh của chúng ta và tăng cường tính hiệu quả của luật pháp, vốn là nền tảng cho tiến triển chung”, ông Kerry phát biểu.
AFP ngày 25.9 đưa tin mặc dù chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nhà Trắng một cách rất long trọng, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra những quan điểm cứng rắn về các bất đồng giữa 2 nước, trong đó có Biển Đông.
“Chúng tôi tin rằng các nước đang ngày một thành công hơn và thế giới đang ngày càng tiến triển khi các công ty của chúng ta được cạnh tranh với nhau trên một sân chơi ngang hàng, khi các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và khi nhân quyền thế giới dành cho mọi người được giữ gìn”, Reuters dẫn lời ông Obama phát biểu khi có chủ tịch Trung Quốc đứng sát bên.
“Mặc dù hai quốc gia hợp tác với nhau, tôi tin và nhận biết ngài sẽ đồng ý rằng chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng giữa đôi bên một cách thẳng thắn”, tổng thống Mỹ tuyên bố.
AFP bình luận ông Obama đã ngầm đề cập đến tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông khi nhắc “giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình” trong phần phát biểu.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Tìm đường vòng
Chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản được bàn đến nhưng giải pháp chưa thấy gần hơn trước chút nào.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp nhau bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Reuters
Tại cuộc gặp bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ) giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước được bàn đến nhưng giải pháp chưa thấy gần hơn trước chút nào. Tuy nhiên không vì thế mà quan hệ song phương tiếp tục bị trì trệ. Trái lại, nó đang có được triển vọng cải thiện và phát triển mới. Và đó cũng là điều đáng chú ý nhất ở cuộc gặp này.
Cả hai phía đều có nhu cầu như nhau về thúc đẩy quan hệ hợp tác nhưng trở ngại lớn nhất lâu nay vẫn là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Chuyện này đã tồn tại dai dẳng từ quá khứ lịch sử và sẽ vẫn còn như vậy trong tương lai. Vì thế mà giờ ông Putin và ông Abe xem ra đang cùng nhau tiếp cận theo cách khác để thúc đẩy quan hệ hợp tác khi mối bất hòa này vẫn tồn tại.
Họ thỏa thuận tiếp tục duy trì đàm phán về vấn đề này - trong thực chất thì đây là sự nhượng bộ của Nga đối với Nhật Bản - và không để chuyện tranh chấp cản trở quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi - trong thực chất thì đây là sự nhượng bộ nhiều hơn của Nhật Bản đối với Nga.
Hay nói cách khác, họ tìm đường đi vòng trong chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Tiếp xúc chính trị cấp cao được duy trì, hợp tác kinh tế và thương mại được thúc đẩy và đặc biệt nhất là chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Putin, dự kiến vào cuối năm nay, được bắt đầu chuẩn bị. Như thế đủ để thấy kết quả cuộc gặp vừa qua giữa ông Abe và ông Putin ở New York quan trọng như thế nào đối với cặp quan hệ song phương này và cả cá nhân hai vị kia.
La Phù
Theo Thanhnien
Trung Quốc phản bác chỉ trích của Australia về Biển Đông Đáp lại bình luận của tân Thủ tướng Australia hồi đầu tuần rằng Trung Quốc đang vượt quá giới hạn ở Biển Đông, Bắc Kinh hôm qua nói Canberra nên giữ thái độ khách quan trước vấn đề này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: AFP "Chúng tôi hy vọng Australia sẽ duy trì cam kết không đứng...