Mỹ tiếp tục dồn ép Trung Quốc?
Bầu cử giữa kỳ tháng 11 đang định hình phát ngôn chính sách của Washington.
Chỉ trong vòng một tuần qua, Mỹ liên tục đưa ra các cảnh báo về mối đe dọa mang tên Trung Quốc (TQ).
Nhận diện thời điểm Mỹ tấn công TQ
Có hai giai đoạn ông Trump tấn công TQ một cách mạnh mẽ trên mặt trận phát ngôn và truyền thông. Đó là khi ông Trump bước vào cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, khi chiến lược Tái cân bằng của người tiền nhiệm – Tổng thống Barack Obama – được cho là chưa tạo ra sức ép đáng kể với TQ. Đây là một trong những mũi tên chiến lược để ông Trump đánh vào nhóm cử tri từng ủng hộ ông Obama năm 2008 và 2012, đã bắt đầu hoài nghi về Hillary Clinton – ứng viên bị đánh giá không có những đột phá về chính sách đối ngoại so với ông Obama.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump cam kết đánh thuế cao hàng TQ; tiến hành các vụ kiện thương mại chống lại TQ; “đòi lại” việc làm từ tay công nhân TQ về cho người Mỹ; cáo buộc TQ thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ thái quá; đề xuất tăng cường khả năng ứng phó của Mỹ trước các cuộc tấn công mạng từ phía TQ và tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ trong và xung quanh biển Đông. Thậm chí có giai đoạn ông Trump vừa nhậm chức Tổng thống Mỹ, Steve Bannon, khi đó là thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), nói rằng Mỹ và TQ sẽ có cuộc chiến tại biển Đông trong khoảng 5-10 năm tới.
Lần này ông Trump nhằm vào TQ khi Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ dự kiến vào tháng 11 tới. Cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ chính thức diễn ra vào tháng 7, khoảng năm tháng trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence mới đây gây tiếng vang lớn khi có bài phát biểu cáo buộc TQ “đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự cũng như tuyên truyền để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Mỹ”. Ông Pence khẳng định TQ trên con đường thực hiện mục tiêu “kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo” đã “chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp nội địa thâu tóm tài sản, trí tuệ Mỹ bằng mọi phương tiện cần thiết”.
Tổng thống Trump vài giờ sau đó phát biểu hầu hết diện mạo ngành công nghiệp sản xuất và công nghiệp quốc phòng của Mỹ đang phụ thuộc mạnh vào TQ. Cuối tháng 9, tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Trump cáo buộc TQ can thiệp vào bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Đến nay, 250 tỉ USD hàng TQ nằm trong danh mục bị Mỹ đánh thuế và có thể leo thang.
Ông Trump (trái) liên tục chỉ trích TQ trước thềm bầu cử. Ảnh: AP
Video đang HOT
Thực tế quan hệ Mỹ-TQ
Phải khẳng định rằng hành động của Mỹ nhằm vào TQ có khoảng cách khá rộng so với các tuyên bố của chính quyền Trump hay các thông tin trên Twitter của tổng thống. Trong năm đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump không tạo ra những áp lực liên tục và đáng kể với Bắc Kinh. Chỉ trong vòng chưa đến một năm, hai nhà lãnh đạo hai cường quốc hàng đầu thế giới đã gặp nhau ba lần: Lần đầu ông Tập đến Mỹ vào tháng 4-2017, lần hai tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức vào ba tháng sau đó và lần gần nhất ông Trump đến TQ vào tháng 11 năm ngoái. Ông Trump lẫn ông Tập đều tạo ra hình ảnh ngoại giao rất đẹp lẫn những từ ngữ “có cánh” dành cho nhau. Thậm chí có lúc ông Trump ca ngợi người đồng cấp TQ là “một người đáng kính” và khẳng định mối quan hệ Mỹ-TQ sắp tới sẽ “rất đặc biệt, khác những gì từng có trước đây”. Giới quan sát gọi là “tuần trăng mật” trong quan hệ Trump-Tập nói riêng và Mỹ-TQ nói chung.
Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tiến hành hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 vào cuối tháng 11-2018 để giải quyết các tranh chấp thương mại đang leo thang. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng LARRY KUDLOW
Khi cuộc chiến thương mại diễn ra, nhiều người cho rằng Mỹ chính thức tập trung đối phó TQ. Nếu ông Obama có “tái cân bằng” thì ông Trump có “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”; khi ông Obama dùng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương thì ông Trump dùng chiến tranh thương mại; cả hai chính quyền vẫn dùng tuần tra tự do hàng hải và các cuộc tập trận trên biển để duy trì hiện diện và đảm bảo an ninh ở châu Á.
Nhưng trên thực tế, ông Trump chưa có những sáng kiến nổi bật trong việc kiềm chế và ngăn chặn TQ thực thi chủ nghĩa xét lại – tìm cách thay thế các thể chế và thứ bậc quyền lực của Mỹ ở khu vực. Ông Trump khẳng định Mỹ đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến thương mại thì không ít chuyên gia và tổ chức kinh tế dự báo tương lai xám xịt với nền kinh tế Mỹ. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy sự ủng hộ của doanh nghiệp Mỹ với ông Trump rất thấp. Các thành tựu kinh tế nửa đầu năm 2018 của Mỹ được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ không lâu dài bởi chủ yếu đến từ chính sách nội bộ như giảm thuế chứ không phải gặt hái từ căng thẳng với TQ. Trái lại, hậu quả cuộc chiến thương mại hiện nay và tương lai khiến kinh tế Mỹ bắt đầu cảm nhận được nhiều khó khăn.
Tất cả điều này tạo ra áp lực lên lá phiếu tháng 11, khi khả năng chiến thắng của phe Dân chủ khá cao. Vì thế, ở góc độ lợi ích quốc gia và sự phụ thuộc qua lại to lớn giữa Mỹ-TQ, các tuyên bố chính sách đối với TQ của ông Trump giống như lời kêu gọi bầu cử năm 2016 hơn là cam kết hành động đã có kế hoạch, phương tiện, giải pháp và cơ sở thực tiễn. Với tính cách chính trị “khó đoán” của ông Trump, khả năng thay đổi cơ cấu quyền lực nội bộ Mỹ sau bầu cử tới đây và các chính sách đối đầu không thể xem thường từ phía Bắc Kinh, chính sách Mỹ nhằm vào TQ sẽ không đơn giản như những phát ngôn của chính quyền ông Trump.
Mỹ còn triển khai bán vũ khí cho Đài Loan; rút lời mời TQ tập trận chung ở Thái Bình Dương; trừng phạt Cục Phát triển thiết bị TQ (EDD) và người đứng đầu Li Shangfu vì mua vũ khí của Nga; tăng cường tuần tra biển Đông so với thời ông Obama… Mới đây, CNN dẫn lời quan chức cấp cao Mỹ (giấu tên) tiết lộ kế hoạch ngăn chặn TQ trên biển do hải quân Mỹ lãnh đạo, Hạm đội Thái Bình Dương tiến hành kéo dài từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sang bờ biển phía Tây Nam Mỹ.
ĐỖ THIỆN
Theo PLO
"Đòn đánh" cuối Syria: Sách lược Nga bất ngờ "điềm đạm" hơn bao giờ hết
Mỹ liên tục bày tỏ sẽ đáp trả tương xứng với bất kỳ cuộc tấn công hóa học nào diễn ra tại Syria.
Nga bất ngờ tìm thấy thỏa hiệp chung với Thổ Nhĩ Kỳ
Giới quan sát cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trở nên mềm mỏng hơn trong việc giải quyết các vấn đề Syria vào thời điểm hiện tại.Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã thống nhất cho một thỏa thuận phi quân sự và tạm dừng cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào phe đối lập Syria tại Idlib.
Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin. Ảnh: Getty Images
Sự mạo hiểm của Nga cũng phần nào định hình được kết quả của chiến tranh Syria. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối cùng của xung đột, Tổng thống Putin đang phải tính toán bằng việc hạn chế xung đột quân sự. Một trong những thành tựu lớn nhất tại Syria cho đến lúc này là Nga có thể có được thành công nhất định ảnh hưởng tại Trung Đông với tầm ảnh hưởng lớn hơn và nhân vật chủ lực ở khu vực này. Giới quan sát cho rằng, Moscow giờ đây không còn thụ động so với Washington mà thay vào đó là tỏ ra thận trọng với các đồng minh của Mỹ.
Vào ngày 17/9, Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã thống nhất xây dựng khu phi quân sự tại tỉnh Idlib, Syria có sự giám sát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Đây là một bước ngoặt mà các nhà quan sát cho rằng Nga đã từng có ý định sớm hơn nhằm hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Assad chiếm lại Idlib.
Các chuyên gia nhận định, hoàn toàn không đúng khi cho rằng Tổng thống Putin bị ảnh hưởng lo ngại từ cảnh báo cứng rắn của Tổng thống Erdogan về một cuộc chiến đẫm máu và do đó, phải thực hiện kế hoãn binh này. Trong tình huống tương tự, kể từ khi chính quyền Assad lấy lại Aleppo vào năm 2016 với sự hỗ trợ từ Nga, Tổng thống Putin đã lờ đi một cảnh báo tương tự như vậy.
Nhiều giờ sau khi hiệp định Idlib được thông báo, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tối 17/9, một máy bay quân sự của Nga chở 14 người đã bị bắn rơi trong một cuộc tấn công từ phía Israel nhằm vào tỉnh Latakia, Syria.
CNN trích dẫn nguồn thông tin từ chính quyền Mỹ cho biết, lực lượng không quân của chính quyền Assad đã bắn rơi máy bay. Chiếc máy bay Il-20 được cho là đã bị nhắm trúng bởi một tên lửa do chính Nga sản xuất và được các lực lượng thân Tổng thống Bashar al-Assad phóng đi.
Chỉ vài giờ sau khi chiếc máy bay Nga bị mất tích, Moscow đã công khai chỉ trích Israel, gọi những gì xảy ra là "khiêu khích" và "hành động thù địch". Phía Nga cáo buộc, Israel đã sử dụng chiếc Il-20 làm lá chắn khi tấn công thành phố Latakia, Syria.
"Những hành động vô trách nhiệm của quân đội Israel đã dẫn tới việc 15 quân nhân Nga bị thiệt mạng. Điều này không hề tuân theo tinh thần hợp tác giữa Nga và Israel. Chúng tôi có quyền đưa ra đáp trả tương xứng", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói.
Bất ngờ từ sự điềm đạm của Nga?
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã có cuộc điện đàm căng thẳng với lãnh đạo đồng cấp Israel và tuyên bố sẽ có phản ứng đáp trả. Tuy nhiên, kết qua vào ngày 18/9, Tổng thống Putin dường như muốn cố gắng giảm đi căng thẳng trong buổi họp báo. Mặc dù ông Putin có cho biết là đã phê duyệt tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga nhưng Tổng thống Nga lại hạn chế đưa ra cáo buộc cho Israel. Tổng thống Vladimir Putin cũng phủ nhận thông tin vụ việc giống như việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga vào năm 2015. Vào thời điểm đó, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga căng thẳng leo thang cùng với các trừng phạt kinh tế của Nga nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một cuộc điện đàm, ông Putin chỉ đơn thuần kêu gọi Israel nên tuân thủ thỏa thuận giảm xung đột.
Các chuyên gia đặt ra câu hỏi: "Liệu có phải Tổng thống Putin đang trở nên mềm mỏng hơn ở giai đoạn cuối của nội chiến Syria? Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đối với Mỹ?
Không giống như thời cựu Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Trump không hề có chút do dự trong các cuộc tấn công nhằm vào Syria và được xem là cách đáp trả tương xứng. Ông Trump cũng tăng cường sự hiện diện quân sự Mỹ tại Syria và gần đây đồng ý sẽ giữ quân lính Mỹ ở lại Syria vô thời hạn. Các cảnh báo của Tổng thống Erdogan về một cuộc tấn công đẫm máu cùng với hậu quả nặng nề liên tục được ủng hộ từ Mỹ.
Tổng thống Putin luôn chú ý đến Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Nga khó có thể đọ sức đối phó với 3 siêu cường này khi chỉ có thể tìm đồng thuận từ Iran và đồng minh Syria. Theo Bloomberg, Tổng thống Putin không hề mong muốn căng thẳng gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ tạo nên xung đột cho Syria. Tại thế trận cuối cùng ở Idlib, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã là một phe. Việc cân bằng lực lượng liên tục thay đổi từ khi Nga tham gia vào chiến tranh Syria cách đây 3 năm.
"Tổng thống Trump có vẻ như là nhân vật quan trọng và trọng tâm cho sự thay đổi thế trận hiện tại", các nhà quan sát cho biết.
Và thời điểm này, để có thể đạt được mục tiêu với chính quyền Tổng thống Assad, Tổng thống Putin cần phải thận trọng hơn bao giờ hết. Một mặt ông Putin có thể đã giành chiến thắng với thái độ sẵn sàng thỏa hiệp. Mặt khác, Nga luôn chỉ ra không hề yếu thế. Đây có thể là thời điểm khó khăn nhất cho Tổng thống Putin tại Syria kể từ năm 2015. Một chút thay đổi chiến lược phải chăng sẽ có một kết quả thuyết phục cho Nga và khẳng định ảnh hưởng của Moscow tại Trung Đông?
Theo toquoc
Iran tìm đến Trung Quốc khi bị Mỹ trừng phạt? Báo Haaretz dẫn lời một số nhà phân tích nhận định trong bối cảnh doanh nghiệp phương Tây chấp nhận tuân thủ trừng phạt của Mỹ, Iran sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc và chọn quốc gia châu Á này làm thị trường giao dịch tài chính cũng như dầu thô thay thế. Trung Quốc...