Mỹ “tiếp lửa” cho chiến đấu cơ F-16
Mỹ vừa bắt đầu tiến hành thử nghiệm radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến trong chương trình nâng cấp chiến đấu cơ F-16 của Không lực Mỹ. Thông tin trên vừa được nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman đưa ra trong một thông cáo báo chí.
Thông cáo cho biết, quá trình thử nghiệm và kiểm tra hệ thống radar SABR trên máy bay F-16 đã thành công tốt đẹp.
Quá trình thử nghiệm hệ thống SABR được tiến hành tại căn cứ không quân Edwards. Trong quá trình thử nghiệm, các chuyên gia của hãng Northrop Grumman đã kiểm tra “mức độ” tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu trên không, trên bộ và khả năng tạo bản đồ trực tuyến khi sử dụng hệ thống radar SABR.
Sự khác biệt căn bản giữa hệ thống radar cơ khí Doppler AN/APG-66 hiện đang được trang bị trên máy bay F-16 và một số loại máy bay khác so với hệ thống SABR là hệ thống radar mới có khả năng phát hiện và theo dõi các mục tiêu xa hơn, tạo ra bản đồ số hóa với độ phân giải tín hiệu cao hơn.
Đặc biệt, hệ thống SABR còn dễ dàng chuyển đổi giữa các chế độ chiến đấu “không đối không” và “không đối đất”, cung cấp thông tin về mục tiêu có độ chính xác cao trong mọi điều kiện thời tiết.
Dự kiến, hệ thống radar SABR mới sẽ dùng để nâng cấp cho các máy bay F-16 hiện có, kể cả phiên bản chiến đấu lẫn huấn luyện. Do được thiết kế trên cơ sở sử dụng cho dòng máy bay F-16, nên việc nâng cấp hệ thống radar SABR mới sẽ không cần phải thay đổi hệ thống điện và làm mát cho radar trên các máy bay F-16 được nâng cấp.
Video đang HOT
Trong suốt 35 năm qua Northrop Grumman là hãng chế tạo chịu trách nhiệm chính sản xuất và nâng cấp hệ thống radar cho dòng máy bay F-16. Tổng cộng, hãng này đã sản xuất khoảng 5.000 hệ thống radar lắp trên các máy bay F-16 của Mỹ và 24 quốc gia khác nhau trên thế giới.
F-16 là loại chiến đấu cơ phản lực đa nhiệm vụ do Tập đoàn chế tạo vũ khí General Dynamics và Lockheed Martin phát triển riêng cho Không quân Mỹ. Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm hoạt động thành công và hiệu quả.
F-16 có tính cơ động và linh hoạt cao, khiến nó trở thành một sản phẩm khá được ưa chuộng trong thị trường xuất khẩu vũ khí trên thế giới. Hiện nó đang phục vụ trong không lực của 24 quốc gia.
F-16 là loại tiêm kích 1 động cơ được sản xuất và xuất khẩu nhiều nhất của Lockheed Martin, với hơn 4.550 chiếc (từ những năm 1980 đến nay), hiện có khoảng 2.998 chiếc đang phục vụ trong không quân của Mỹ và nhiều nước đồng minh, theo thống kê của FlightGlobal. Ở ASEAN có 3 nước sử dụng F-16 gồm Singapore, Thái Lan và Indonesia.
F-16 dài 15 m, sải cánh 9,45 m, 1 chỗ ngồi, tốc độ tối đa 2.400 km/giờ, có 1 động cơ, bán kính tác chiến khi mang đầy đủ vũ khí là 550 km, còn tầm bay khoảng 4.200 km (mang bình xăng phụ). Máy bay F-16 vũ trang 1 pháo Gatling 6 nòng M61A1 Vulcan loại 20 mm với cơ số đạn 511 viên, và có 11 giá treo tên lửa hoặc bom hai bên cánh và dưới bụng với tổng trọng lượng 7,7 tấn.
F-16 là chương trình chiến đấu cơ “đồ sộ” nhất của phương Tây với hơn 4.000 chiếc đã được chế tạo từ khi bắt đầu sản xuất năm 1976.
Chiến đấu cơ F-16 C/D là phiên bản nâng cấp của F-16, với các tính năng hàng không điện tử, ra-đa tối tân, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và được trang bị loại tên lửa không đối không AIM-7 và AIM-120.
Trong khi đó, loại F-16 mới nhất là F-16V (Viper) đã được tiến hành bay thử nghiệm thành công ngày 16/10/2015, với cabin trang bị các thiết bị hiện đại nhất, ngang ngửa F-35, radar mới nhất thuộc máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Đan Khanh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ai Cập phủ nhận bắt giữ kẻ tình nghi vụ rơi máy bay Nga
Bộ Nội vụ Ai Cập ngày 30/1 đã phủ nhận các thông tin nói rằng nước này đã tiến hành một số vụ bắt giữ liên quan đến vụ rơi máy bay Nga hồi tháng 10/2015
Trước đó theo một số nguồn tin truyền thông, nhà chức trách Ai Cập đã tiến hành bắt giữ một thợ máy mà anh họ của người này đã tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria, bị nghi đã đặt bom trên máy bay.
Cùng với đó, nhà chức trách Ai Cập cũng đã bắt giữ hai cảnh vệ tại khu vực sân bay và một người kiểm tra hành lý tại sân bay bị tình nghi đã hỗ trợ để người thợ máy này có thể đặt bom trên máy bay.
Hiện trường máy bay rơi
Mặc dù Nga và các nước phương Tây đã khẳng định chiếc máy bay của Nga bị đặt bom, nhóm khủng bố tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng cũng đã thừa nhận là thủ phạm gây ra vụ việc, nhưng đến nay chính quyền Ai Cập vẫn tuyên bố chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy "có bàn tay" khủng bố trong vụ rơi máy bay thảm khốc của Nga.
Bởi bất cứ khẳng định chính thức nào của Ai Cập rằng máy bay của Nga đã bị đánh bom cũng có nghĩa là Ai Cập sẽ phải bồi thường cho gia đình các hành khách trong vụ tai nạn máy bay trên.
Chiếc máy bay của Hãng hàng không Nga gặp nạn hôm 31/10/2015, khi đang trên hành trình bay từ khu nghỉ mát nổi tiếng Sharm El-Sheikh của Ai Cập tới thành phố Saint Petersburg của Nga, khiến toàn bộ 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Ngay sau vụ tai nạn, Nga đã dừng tất cả các chuyến bay tới Ai Cập sau khi một máy bay của Hãng hàng không Kogalymavia của Nga bị rơi tại bán đảo Sinai của Ai Cập./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Hàn Quốc theo sát "nhất cử nhất động" của Triều Tiên Hôm qua (28/1), Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, họ đang theo dõi sát sao khả năng tiến hành một vụ thử tên lửa tầm xa của CHDCND Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân hồi đầu tháng. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok nói trong một cuộc họp báo vắn rằng, nếu Triều Tiên có bất...