Mỹ tiến sát ‘thảm họa’ vỡ nợ
Nỗ lực khai thông bế tắc chính trị – tài chính ở Mỹ tiếp tục đổ vỡ trong khi chỉ còn vài ngày là đến thời hạn nâng mức trần nợ công.
Tuần hành kêu gọi giải quyết bế tắc chính trị trước tòa nhà quốc hội Mỹ – Ảnh: Reuters
Ngày 13.10 (giờ địa phương), Thượng viện Mỹ tiếp tục nhóm họp nhằm tìm ra giải pháp đưa chính phủ hoạt động trở lại và nâng mức trần nợ để tránh vỡ nợ, theo AFP. Trước đó, lãnh đạo phe Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện Harry Reid và lãnh đạo phe thiểu số Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa hôm 12.10 chịu ngồi lại lần đầu tiên kể từ tháng 6 để thảo luận tình trạng bế tắc hiện nay. Tuy nhiên, ông Reid khẳng định hai bên chưa đạt được thống nhất về bất kỳ vấn đề nào.
Hiện nay, giới quan sát hy vọng khai thông bế tắc nằm ở Thượng viện sau khi Tổng thống Barack Obama bác bỏ đề xuất của các hạ nghị sĩ Cộng hòa ở Hạ viện kéo dài thời hạn vay nợ của chính phủ thêm 6 tuần. Tuy nhiên, ông Obama cho rằng sẽ không khôn ngoan nếu đẩy thời điểm hết hạn vay nợ vào đúng mùa mua sắm. Khi đó, không chỉ Mỹ mà cả thị trường toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Quyết định của ông Obama khiến phe Cộng hòa nổi giận và dân biểu Raul Labrador chỉ trích “chính tổng thống đang đóng băng nước Mỹ”.
Bất đồng về vấn đề ngân sách – tài chính giữa phe Dân chủ và Cộng hòa đã khiến chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động đến ngày thứ 13. Nghiêm trọng hơn, nếu hai bên vẫn không thể đồng thuận để thông qua dự luật nâng trần nợ công từ mức 16.700 tỉ USD trước ngày 17.10, Mỹ sẽ chính thức vỡ nợ, gây hỗn loạn cho nền kinh tế nước này và ảnh hưởng đến toàn cầu. Trong các bản tin tài chính của mình, một số hãng truyền thông lớn của Mỹ, chẳng hạn CNN, đã bắt đầu để đồng hồ đếm ngược tới thời điểm “thảm họa” nói trên.
Trước tình trạng này, lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều lên tiếng bày tỏ lo ngại. Chủ tịch WB Jim Yong Kim kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ nhanh chóng chấm dứt khủng hoảng. “Nếu Mỹ vỡ nợ sẽ là thảm họa đối với các nền kinh tế đang phát triển và gây tổn hại nặng nề cho các nước phát triển”, AFP dẫn lời ông Kim cảnh báo. Còn Giám đốc IMF Christine Lagarde so sánh hệ quả của việc Mỹ không thể nâng mức trần nợ và mở lại chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.
Video đang HOT
Văn Khoa
Theo TNO
Súng nổ ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ
Một phụ nữ bị bắn chết trong xe hơi, trong xe còn có bé gái một tuổi.
Người dân tìm chỗ trốn trong khi cảnh sát phong tỏa hiện trường sau vụ nổ súng.
Những phát súng nổ bên ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ hôm qua khiến tòa nhà bị phong tỏa vì lý do an ninh, gây tình trạng náo loạn. Một phụ nữ bị bắn chết trong xe hơi, trong xe còn có bé gái một tuổi.
Vụ việc xảy ra vào đầu buổi chiều ngày 3/10 theo giờ địa phương. Các thượng nghị sĩ cho hay họ nghe thấy khoảng 6 tiếng súng. Cảnh sát nhanh chóng phong tỏa tòa nhà, trong khi các xe cứu thương đổ tới hiện trường. Khách tham quan khu đồi Capitol và các nhà lập pháp nhanh chóng chạy vào tòa nhà để tìm nơi ẩn náu.
Khoảng nửa giờ sau, tình trạng phong tỏa chấm dứt và Tòa nhà Quốc hội được mở cửa trở lại.
Một cảnh sát chạy trên con phố gần Tòa nhà Quốc hội.
CNN dẫn lời lãnh đạo phe đa số của đảng Dân chủ ở Thượng viện Harry Reid cho biết ít nhất một người bị thương trong vụ nổ súng. Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã điều các đơn vị tới hiện trường
"Những phát súng đã được bắn ở bên ngoài Điện Capitol", AFP trích thông tin Thượng nghị sĩ Claire McCaskill viết trên trang mạng xã hội Twitter.
"Chúng tôi nghe thấy vài tiếng súng", Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown cho biết ông đang đi cùng đồng nghiệp từ một khu nhà gần đó thì nghe thấy những tiếng súng và buộc phải trốn sau một chiếc xe.
Cách đó khoảng 1,6 km, Nhà Trắng cũng bị đặt trong tình trạng phong tỏa. Các đặc vụ của Cơ quan Mật vụ Mỹ được triển khai quanh tòa nhà là nơi Tổng thống Barack Obama sống và làm việc.
Vụ việc sau đó được cho là liên quan đến vấn đề cá nhân, không phải khủng bố. Một cuộc rượt đuổi của cảnh sát với nghi phạm đã diễn ra từ Nhà Trắng đến Capitol Hill và sau đó nghi phạm chết do bị bắn. Nghi phạm được cho là đã cố tình lao xe vào nhân viên an ninh Nhà Trắng, dẫn đến cuộc rượt đuổi của cảnh sát.
Cảnh tượng bên ngoài tòa nhà quốc hội Mỹ sau cuộc rượt đuổi.
Nghi phạm được xác định là một nữ nha sĩ 34 tuổi, yêu đời và có công ăn việc làm. Cảnh sát đang tìm hiểu động cơ hành động của cô.
Vụ nổ súng xảy ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ ngừng hoạt động từ ngày 1/10, sau khi Thượng viện và Hạ viện không thể thống nhất về ngân sách cho các cơ quan của chính phủ. Tình trạng này đã diễn ra 17 lần kể từ năm 1977, trong đó thời gian ngắn nhất là một ngày và dài nhất là 21 ngày.
Theo Xahoi
Tổng thống Mỹ vẫn không thể thuyết phục quốc hội mở cửa chính phủ Các cuộc thương lượng giữa Tổng thống Mỹ Obama và lãnh đạo của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong ngày hôm qua (2/10) đã không đem lại kết quả, khi hai phe tiếp tục đổ lỗi cho nhau và cương quyết giữ quan điểm cũ. Trong khi đó, ông Obama đã gửi đi một cảnh báo nghiêm trọng tới thị trường...