Mỹ tích hợp tên lửa LRASM cho chiến đấu cơ F-18 đối phó Trung Quốc
Khi tích hợp siêu tên lửa chống hạm tầm xa LRASM lên chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet, mục tiêu chính của hải quân Mỹ là nhằm để đối phó với Hải quân Trung Quốc.
Tin tức từ tạp chí Flight Global cho hay Hải quân Mỹ đã bắt tay vào việc tích hợp loại tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) mới của công ty Lockheed Martin cho loại chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet và sẽ tiến hành bay thử nghiệm vào tháng 9 tới.
Theo tạp chí Flight Global thì trước đó LRASM đã được Không quân Mỹ tích hợp thành công lên loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa Boeing B-1B và giờ đây họ tiếp tục tiết lộ hình ảnh tích hợp loại vũ khí tối tân này lên một điểm treo chịu tải trọng bên cánh của một chiến đấu cơ Super Hornet tại căn cứ không quân hải quân Patuxent River ở Maryland .
Hải quân Mỹ đã bắt tay vào việc tích hợp loại tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) mới của công ty Lockheed Martin cho loại chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet
Hình ảnh Không quân Hải quân Mỹ nạp và kiểm tra khớp treo tên lửa LRASM lên máy bay Super Hornet đánh dấu một bước tiến mới trong chương trình triển khai loại vũ khí này trên các nền tảng máy bay khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về tên lửa chống hạm tầm xa trên khu vực Thái Bình Dương mà đối thủ họ nhắm đến chính là Hải quân Trung Quốc.
Hải quân Mỹ cho biết, cùng với LRASM họ cũng sẽ triển khai thêm loại tên lửa không – đối – đất/biển tầm xa (JASSM-ER) lên máy bay ném bom B-1B và tiêm kích hạm F/A-18 vào năm 2019.
“Tên lửa này sẽ giúp chúng tôi khắc phục được các mối đe dọa ngày càng lớn từ mặt biển và cung cấp cho các chiến đấu cơ khả năng cần thiết để có thể tham chiến với các mục tiêu mặt nước từ cự li rất xa”, quản lý chương trình vũ khí tấn công độ chính xác cao của Hải quân Mỹ, Đại tá Jaime Engdahl nói.
Super Hornet có khả năng sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên với tên lửa LRASM trên bầu trời Patuxent River và căn cứ thử nghiệm vũ khí không quân hải quân China Lake nằm trong sa mạc Mojave bang California.
Công ty Lockheed Martin dự kiến sẽ ký kết hợp đồng đầu tiên để sản xuất loạt tên lửa LRASM vào năm 2017 và vừa qua họ cũng đã mở rộng nhà máy sản xuất tên lửa ở Troy, Alabama nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất số lượng lớn.
Tên lửa LRASM được trang bị đầu đạn nặng 453 kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm mặt nước nào. Với tầm bắn 370km, LRASM có thể tấn công chính xác các mục tiêu tàu nổi trên mặt biển khi mà máy bay như F/A-18 hay B-1B vẫn ở ngoài tầm phòng không của đối phương.
Video đang HOT
Đây sẽ là một trong những loại vũ khí chủ lực của Không quân Hải quân Mỹ khi đối đầu với các hạm đội hải quân đang ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương.
JASSM-ER có chiều dài 4 mét, nặng khoảng 1 tấn, đầu đạn có khả năng xuyên phá các công sự kiên cố.
Tên lửa này có độ chính xác cao nhờ vào hệ thống dẫn đường bằng quán tính, GPS và đầu dò hồng ngoại tinh vi, cho phép Không quân Mỹ tấn công nhiều mục tiêu khác nhau như các trạm radar, các hệ thống phòng không mà không cần phải tiến vào khu vực nguy hiểm.
Những năm gần đây, Mỹ triển khai nhiều bước đi quyết liệt hơn nhằm tăng năng lực hệ thống tên lửa chống hạm, giành vị thế áp đảo so với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Bắt đầu từ năm 2017, hải quân Mỹ sẽ thực hiện giai đoạn hai của chương trình Gia tăng Sức mạnh Tấn công Mục tiêu nổi (OASuW II) nhằm triển khai một loại tên lửa chống hạm mới, tiên tiến hơn, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện có, theo National Interest.
Phát biểu tại tọa đàm tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington , Phó đô đốc Joseph Aucoin cho biết chương trình OASuW II sẽ thử nghiệm so sánh tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) với loại tên lửa Tomahawk Block IV mới.
“Điều tôi muốn thấy là qua thử nghiệm hỏa lực hải quân Mỹ cần có, yêu cầu kỹ thuật sẽ được đưa vào loại tên lửa Tomahawk Block IV mới, sau đó so sánh nó với hỏa lực của tên lửa chống hạm tầm xa LRASM đã có ở chương trình OASuW giai đoạn một.
Hai mẫu tên lửa này sẽ được đánh giá để tìm ra vũ khí tấn công thế hệ mới”, ông Aucoin phát biểu trước báo giới.
Mục đích cao nhất của chương trình OASuW là nhằm nới rộng hơn nữa khoảng cách về tên lửa chống hạm giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng Trung Quốc.
Thanh Ngọc
Ads “Mổ xẻ” bài thuốc nam chữa khỏi bệnh tiểu đường cho hàng nghìn người
Theo_Người Đưa Tin
Trực thăng Ka-52K Hải quân Nga có gì đặc biệt?
Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch.
Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch.
Nhằm tăng cường sức mạnh tấn công đường không cho Hải quân Nga, chi viện cho Hải quân Đánh bộ Nga trong các chiến dịch đổ bộ đường biển. Nước này đã tiến hành phát triển biến thể trực thăng tấn công Ka-52 cho tác chiến biển - định danh là Ka-52K.
Trực thăng tấn công Ka-52K "Katrans" được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực trên không cho lực lượng đổ bộ, với khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như xe tăng, xe thiết giáp, phương tiện cơ giới và các loại trực thăng tấn công của đối phương.
Ka-52K có thể được trang bị một pháo tự động 2A42-1 30mm, rocket phóng loạt S-8 80mm hay S-13 122mm, các loại tên lửa chống tăng dẫn đường 9K121 Vikhr và 9M120 Ataka cùng nhiều loại bom và tên lửa khác.
Trong số các loại vũ khí được trang bị cho Ka-52K, tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser 9K121 Vikhr được đánh giá là sở hữu sức mạnh vượt trội. Với kiểu dẫn đường laser, khi bản thân phi công không cần thấy mục tiêu vẫn có thể tấn công chính xác nhờ sự hỗ trợ của lực lượng mặt đất. Nghĩa là, tên lửa có thể được điều khiển bởi bộ phát laser chuyên dụng cho bộ binh.
Trực thăng Ka-52K huấn luyện hạ cánh trên tàu chiến Nga.
Bên cạnh đó, nhờ được trang bị động cơ VK-2500 mạnh mẽ Ka-52K có thể bay ở độ cao hơn 5.000m với tốc độ hơn 300km/h và cho phép nó cất hoặc hạ cánh ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt hay địa hình đồi núi. Đặc biệt, cơ cấu cánh quạt đồng trục đem lại sự ổn định rất cao, thao tác cơ động tuyệt vời. Kiểu cánh này cũng góp phần khiến chiều dài trực thăng rút gọn, phù hợp để mang trên tàu chiến.
Bản thân phần khung hoặc cánh quạt của Ka-52K có khả năng chống ăn mòn phần cánh quạt cũng có thể được gấp lại.
Biến thể Ka-52 dành cho hải quân cũng có thiết kế hai chỗ ngồi với phạm vi hoạt động hơn 540km có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Một số nguồn tin quân sự còn cho biết, Nga đang phát triển một loại radar mới cho Ka-52K cho phép nó sử dụng các tên lửa chống hạm như Kh-31 và Kh-35. Nâng cấp này sẽ giúp Ka-52K hoạt động hiệu quả hơn trên các tàu hải quân hay các đơn vị không quân hải quân của Nga.
Trực thăng Ka-52K ban đầu được phát triển nhằm trang bị cho các tàu đổ bộ lớp Mistral mua từ Pháp. Tuy nhiên, việc này đang gặp khó khi Pháp "quyết" không giao tàu Mistral cho Nga dù đã qua thời hạn phải giao hàng.
Không có Mistral, Nga vẫn sản xuất Ka-52K
Tờ RIR dẫn lời quan chức Nga cho biết, bất chấp việc không nhận được hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral từ Pháp, Nga vẫn sẽ tiếp tục sản xuất biến thể chiếc trực thăng tấn công Ka-52 dành cho hải quân.
"Nga vẫn tiếp tục sản xuất lô trực thăng tấn công Ka-52K cho dù có các tàu Mistral hay không. Khi mà những chiếc Ka-52K vẫn có thể được trang bị trên các tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Nga hoặc được biên chế cho các đơn vị không quân hải quân của nước này", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass.
Pháp "lật lọng" không giao 2 tàu Mistral cho Nga, việc này khiến uy tín của Pháp trên thị trường vũ khí thế giới sụt giảm nghiêm trọng.
Trước đó, Nga đã đặt mua hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral từ Pháp. Nhưng cuối cùng cả hai tàu này lại không được chuyển giao cho Hải quân Nga theo kế hoạch, do mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu xấu đi, cùng với đó là các lệnh cấm vũ khí từ EU do tình hình bất ổn ở Ukraine.
Cũng theo Thứ trưởng Borisov cho hay, ban đầu dự kiến những chiếc Ka-52K đầu tiên sẽ được thử nghiệm vào đầu năm 2015, nhưng sau đó kế hoạch này đã bị trì hoãn. Một phần là do các điều kiện hoạt động trên biển khác hoàn toàn so với trên mặt đất, do đó Ka-52K sẽ được cải thiện hơn về mặt vật liệu chế tạo để phù hợp với so một biến thể dành cho hải quân.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Tàu chiến Đài Loan có thể tiêu diệt tàu khu trục tiên tiến nhất Trung Quốc Tên lửa HJL và tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 Đài Loan được mô tả là tiêu diệt được tàu khu trục Type 052D, máy bay chiến đấu Su-30 Trung Quốc. Quân đội Đài Loan tạm dừng thử nghiệm "sát thủ tàu sân bay"Hải quân Đài Loan sắp biên chế tàu tuần tra Đà Giang đầu tiênTàu chiến nhỏ Đài Loan sẽ khiến...