Mỹ, Thụy Điển tập trận phòng vệ trên đảo tiền tiêu gần Nga
Lực lượng vũ trang Thụy Điển cùng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã tiến hành diễn tập nhảy dù từ trên không và đổ bộ lên đảo Gotland như một phần trong cuộc tập trận của NATO trên biển Baltic.
Các binh sĩ tham gia diễn tập phòng vệ đảo Gotland. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, mục đích của cuộc diễn tập không chỉ là để bảo vệ hòn đảo với 58.000 dân mà còn thực hành việc giành lại đảo trong trường hợp có lực lượng nước ngoài xâm chiếm.
Cuộc tập trận thường niên BALTOPS của các nước thuộc khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang do chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine. Khoảng 7.000 bính sĩ và 45 tàu chiến các loại thuộc 14 nước NATO cũng như Thụy Điển và Phần Lan tham gia tập trận.
“Tôi thực sự cảm thấy đã được chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi đã điều động một lượng lớn binh sĩ tới Gotland và chúng tôi sẽ bảo vệ hòn đảo”, Đại tá Magnus Frykvall, chỉ huy trung đoàn trên đảo nói thêm khí tài quân sự đang được triển khai trên bờ biển.
Video Thụy Điển – Mỹ tập trận bảo vệ Gotland (nguồn: AP)
Nằm ở vị trí chiến lược ở phía Nam của Biển Baltic, Gotland đã chứng kiến các cuộc xâm lược trong suốt chiều dài lịch sử. Sự kiện bị chiếm đóng gần đây nhất là vào năm 1808 do lực lượng Nga tiến hành.
Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Thụy Điển cảm thấy nguy cơ Nga xâm lược là rất thấp nên nước này đã tập trung lực lượng vũ trang vào các hoạt động gìn giữ hòa bình ở nước ngoài hơn là bảo vệ lãnh thổ. Trung đoàn Gotland đã đóng cửa vào năm 2005 do Thụy Điển cắt giảm quân số.
Việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea vào năm 2014 đã khiến Thụy Điển tái thiết lập một trung đoàn mới trên đảo Gotland. Hiện khoảng 400 binh sĩ Thụy Điển đóng quân tại hòn đảo này.
Mới đây, Thụy Điển cùng Phần Lan đã có một quyết định lịch sử, nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng trước. 30 thành viên hiện có của NATO dự kiến thảo luận về vấn đề này trong tháng 6 này. Động thái gia nhập của hai nước đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, về phần mình, Mỹ Mark Milley – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – cho biết điều quan trọng đối với các đồng minh NATO là “thể hiện tình đoàn kết với Phần Lan và Thụy Điển”.
Nếu hai nước trở thành thành viên liên minh, Nga sẽ rơi vào tình thế khó khăn về quân sự khi biển Baltic bị bao vây bởi các thành viên NATO.
Tại sao nhiều người trong giới trẻ Thụy Điển lo ngại gia nhập NATO?
Một số người trẻ ở Thụy Điển lo ngại rằng việc mất đi tính trung lập của quân đội nước này sẽ khiến họ giảm vai trò đóng góp cho hòa bình thế giới.
Vài trăm người biểu tình phản đối tư cách thành viên NATO của Thụy Điển bên ngoài văn phòng của đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền ở Stockholm. Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle (Đức) ngày 19/5, trong khi phần lớn người Thụy Điển ủng hộ việc gia nhập NATO, thì có những người khác thậm chí đã xuống đường để phản đối. Họ cảnh báo rằng quyết định này là vội vàng và Thụy Điển tốt hơn nên gắn bó với truyền thống trung lập của mình.
"Điều tốt nhất cho an ninh của Thụy Điển và người dân Thụy Điển là gia nhập NATO", Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tuyên bố khi bà chính thức xác nhận ý định gia nhập liên minh quân sự lớn nhất thế giới của Stockholm vào đầu tuần này.
Thông báo của bà Andersson đánh dấu sự kết thúc 200 năm trung lập về quân sự của Thụy Điển - một chính sách an ninh mà quốc gia Bắc Âu đã áp dụng từ thế kỷ 19.
Trong khi đa số người Thụy Điển lên tiếng ủng hộ nước này gia nhập NATO trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine, tuy nhiên, nhiều người trẻ lại do dự hơn. Một số người thậm chí đã xuống đường ở thủ đô của Thụy Điển vào cuối tuần trước, phản đối việc quân đội nước này từ bỏ tính trung lập là một bước đi sẽ gây ra nhiều bạo lực hơn trên thế giới.
Ava Rudberg, 22 tuổi, Chủ tịch Đảng Thanh niên Cánh tả ở Thụy Điển, tham gia cuộc biểu tình, nói: "Việc gia nhập NATO sẽ gây đổ máu nhiều hơn vì NATO là một tổ chức chiến tranh chứ không phải một tổ chức hoạt động vì hòa bình. Đó là một liên minh quân sự tạo ra nhiều chiến tranh hơn và chúng tôi mong muốn duy trì hòa bình ở Thụy Điển".
Về phần mình, cô Linda Akerstrm, thuộc Svenska Freds- och Skiljedomsfreningen, một tổ chức phi chính phủ tại Thụy Điển, chia sẻ: "Đối với nhiều người, quyết định này là một sự thay đổi lớn vì trong suốt những năm qua, nhiều người Thụy Điển đã coi nước này có tiếng nói mang lại hòa bình trên toàn thế giới. Nhưng hiện tại, nhiều người cảm thấy quyết định gia nhập NATO là vội vàng, dựa trên sự sợ hãi".
Trong khi đó, Lisa Nabo, 27 tuổi, Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên của Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền tại Thụy Điển, cho biết bất chấp sự hợp tác trước đó của nước này với NATO, việc chính thức mất vị trí trung lập là một vấn đề khiến nhiều người Thụy Điển trẻ tuổi gặp khó khăn.
"Là những đảng viên Dân chủ Xã hội trẻ tuổi, chúng tôi đang gặp khó khăn với hình ảnh của chính mình lúc này, bởi vì rất nhiều người trong chúng tôi bắt đầu sự nghiệp chính trị với ý tưởng rằng chúng tôi là một tổ chức hòa bình đang đấu tranh để ngăn chặn quân sự hóa. Thật khó để kết hợp điều đó với tư cách thành viên trong NATO", cô Nabo lưu ý.
Ngay cả khi quyết định gia nhập NATO và từ bỏ vị thế trung lập được hoàn tất, Ida Jansson, 30 tuổi, một quan chức chính sách từ Thụy Điển hiện đang ở Brussels, chia sẻ rằng nhiều đồng nghiệp của cô ở Thụy Điển muốn có nhiều cuộc thảo luận hơn về vấn này ở cấp quốc gia, để hiểu NATO sẽ làm gì và điều này có ý nghĩa gì đối với bản sắc quân sự mới của Thụy Điển.
"Cá nhân tôi, ngoài thực tế, tôi hiểu tại sao chúng tôi cần gia nhập NATO trong hoàn cảnh hiện tại. Nhưng lịch sử đã dạy chúng tôi rằng an ninh tập thể hiếm khi ngăn chặn xung đột. Do đó, cần cuộc thảo luận sâu rộng hơn ở Thụy Điển trước khi gia nhập để hiểu được các nghĩa vụ và lợi ích của tư cách thành viên NATO", cố Jansson nêu rõ.
Alina Engstrm, một nhà phân tích về chính sách an ninh tại Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển nhận định: "Ưu điểm của việc từ bỏ tình trạng không liên kết quân sự có nghĩa là Thụy Điển giờ đây có thể nằm trong kế hoạch quốc phòng của NATO và được đảm bảo an ninh. Nhưng nhược điểm của tư cách thành viên liên minh nằm ở việc Thụy Điển phải điều chỉnh chính sách an ninh, cũng như sẽ bị hạn chế về sự linh động trong chính sách đối ngoại và an ninh của mình".
Tuyên bố xin gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan nhận được đánh giá tích cực Những tuyên bố gần đây của Phần Lan và Thụy Điển về việc tìm kiếm khả năng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhận được phản ứng tích cực của các nước phương Tây. Quốc kỳ của các nước thành viên NATO tại trụ sở ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP Ngày 16/5, Thư ký báo chí của...