Mỹ: Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa kêu gọi đàm phán thêm về dự luật súng đạn
Ngày 6/6, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa của Mỹ, ông John Cornyn, đã kêu gọi lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện – Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer cho các nhà đàm phán thêm thời gian để thương lượng về dự luật kiểm soát súng đạn.
Súng trường được bày bán tại một cửa hàng ở Las Vegas, Nevada, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thượng nghị sĩ Cornyn đang dẫn đầu các cuộc đàm phán để đạt được một thỏa thuận nhằm giải quyết tình trạng bạo lực súng đạn gia tăng ở Mỹ. Dự kiến, ông Cornyn và các nhà lập pháp khác của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ có cuộc gặp trong ngày 7/6 (giờ Việt Nam) và hy vọng có thể đạt được thỏa thuận về một dự luật kiểm soát súng đạn vào cuối tuần này.
Phát biểu tại Quốc hội, Thượng nghị sĩ Cornyn cho rằng cần thời gian để có được một dự luật đạt sự đồng thuận cao ở cả Thượng viện và Hạ viện, và sau đó được Tổng thống ký ban hành thành luật.
Video đang HOT
Cả ông Chuck Schumer và lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện – Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitch McConnell, đều ủng hộ các cuộc đàm phán về dự luật siết chặt sở hữu súng đạn. Tuy nhiên, các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa lo ngại rằng ông Schumer có thể sớm bỏ phiếu thông qua luật súng đạn của đảng Dân chủ nếu các cuộc thương lượng không có kết quả. Dự kiến, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ bỏ phiếu về luật kiểm soát súng đạn của họ trong tuần này.
Các cuộc đàm phán đã làm dấy lên hy vọng về một thỏa thuận lưỡng đảng hiếm có ở Quốc hội Mỹ về các vấn đề liên quan đến sở hữu súng đạn. Với Thượng viện 100 ghế chia đều cho hai phe Cộng hòa và Dân chủ, dự luật về súng đạn sẽ cần ít nhất 10 phiếu ủng hộ của các nghị sĩ đảng Cộng hòa để có thể đạt ngưỡng tối thiểu 60 phiếu ủng hộ để thông qua hầu hết các thỏa thuận. Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Cộng hòa, có quan điểm ủng hộ quyền sở hữu vũ khí theo Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Mỹ, đã bác bỏ các đề xuất như cấm vũ khí tấn công vốn được sử dụng trong nhiều vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ.
Trong thời gian qua, nước Mỹ liên tục bị rúng động trước các vụ xả súng đẫm máu. 10 ngày sau vụ xả súng tại Buffalo, bang New York, khiến 10 người thiệt mạng, một vụ xả súng khác đã xảy ra tại trường tiểu học Robb ở Uvalde, bang Texas, khiến 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng.
Theo thống kê, tính từ đầu năm đến nay, bạo lực súng đạn đã cướp đi sinh mạng của 18.000 người ở Mỹ, trong đó có gần 10.300 trường hợp thiệt mạng do tự tử bằng súng. Chỉ riêng trong 3 ngày cuối tuần qua, ít nhất 124 người đã thiệt mạng và 325 người khác bị thương trong hơn 300 vụ nổ súng.
Tổng thống Mỹ kêu gọi gia tăng sức ép nhằm thông qua các đạo luật kiểm soát súng đạn
Sáng 25/5 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu người dân nước này đấu tranh và gây áp lực đối với các thành viên của Quốc hội, nhằm thông qua các dự luật kiểm soát súng đạn - một trong những vấn đề được xem là "nhạy cảm" tại nước Mỹ.
Súng được bày bán tại cửa hàng ở Las Vegas, Nevada, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi của Tổng thống Biden được đưa ra chỉ vài giờ sau khi xảy ra vụ xả súng tại trường tiểu học Robb ở thị trấn Uvalde (thuộc bang Texas, Mỹ), khiến ít nhất 21 người thiệt mạng, trong đó có 19 học sinh.
Cơ quan chức năng xác định thủ phạm là Salvador Ramos, 18 tuổi, học sinh hoặc cựu học sinh của trường phổ thông trung học Uvalde. Lực lượng an ninh đã tiêu diệt đối tượng tại chỗ. Đây là vụ xả súng tại một trường tiểu học gây nhiều thương vong nhất tại Mỹ kể từ vụ tấn công tại Connecticut năm 2012, cướp đi sinh mạng của 26 người, trong đó có 20 trẻ em.
Tổng thống Biden đã không giấu nổi sự bàng hoàng khi nhận được thông báo về vụ việc trên. Tổng thống Biden nêu rõ: "Tôi từng hy vọng rằng khi trở thành tổng thống, tôi sẽ không phải làm điều này, một lần nào nữa. Một vụ thảm sát khác đã lại xảy ra tại một trường tiểu học ở Texas. Các học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4 xinh đẹp, hồn nhiên. Cha mẹ các em sẽ không bao giờ có thể gặp lại con của mình... Là một quốc gia, chúng ta phải hỏi: Khi nào chúng ta mới đứng lên chống lại nạn vận động hành lang về súng đạn? Các nhà sản xuất súng đã dành hai thập kỷ tích cực tiếp thị vũ khí tấn công, thứ mang lại lợi nhuận nhiều nhất và lớn nhất cho họ. Chúng ta phải can đảm đứng lên chống lại ngành công nghiệp này".
Một lần nữa Tổng thống Biden kêu gọi người dân Mỹ cùng đứng lên hành động mạnh mẽ hơn chống bạo lực súng đạn. Ông cũng đề nghị tái khôi phục lệnh cấm mua bán vũ khí tấn công và các luật khác liên quan đến quyền sở hữu súng - vốn là một trong những vấn đề gây chia rẽ nhiều nhất tại Mỹ trong hơn 10 năm qua.
Khi tranh cử vào Nhà Trắng, ông Biden cam kết sẽ thúc đẩy các biện pháp an toàn súng đạn và giảm hàng chục nghìn ca tử vong vì súng hằng năm tại Mỹ. Tuy nhiên, ông và các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ đã không giành được đủ phiếu tại Quốc hội để thông qua luật yêu cầu kiểm tra lý lịch trước khi mua súng cũng như các đề xuất khác liên quan.
Theo Small Arms Survey (Điều tra về vũ khí cỡ nhỏ) - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), Mỹ là quốc gia có nhiều người dân sở hữu vũ khí nhất trên thế giới. Trong năm 2021, nước này chứng kiến 61 vụ xả súng, tăng mạnh so với năm trước đó, đồng thời là con số cao nhất ghi nhận trong hơn 20 năm qua.
Bang New York (Mỹ) siết chặt độ tuổi sở hữu súng đạn Ngày 6/6, Thống đốc bang New York Kathy Hochul đã quyết định nâng độ tuổi được phép mua súng trường bán từ động từ 18 lên 21 tuổi nhằm siết chặt quản lý sở hữu súng sau khi xảy ra vụ xả súng đẫm máu tại một siêu thị ở thành phố Buffalo, bang này, khiến 10 người thiệt mạng. Súng trường bán...