Mỹ thượng cờ tại Đại sứ quán ở Cuba sau 54 năm
Lúc 10 giờ 40 phút sáng ngày 14.8 (21 giờ 40 giờ Việt Nam), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chủ trì lễ thượng cờ Mỹ tại Đại sứ quán Mỹ ở Havana, Cuba, đặt cột mốc lịch sử cho việc hai nước bình thường hóa quan hệ.
Ngoại trưởng John Kerry (trên bục) chủ trì lễ thượng cờ Mỹ tại Đại sứ quán Mỹ ở Havana, Cuba sau 54 năm – Ảnh: Reuters
Hàng trăm người dân Cuba đã tập trung trước Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Havana để chứng kiến sự kiện này. Việc lá cờ Mỹ lại bay trên đất Cuba sau 54 năm gián đoạn được xem là chiến thắng mang tính biểu tượng cho sự cam kết về bình thường hóa quan hệ với Cuba của chính quyền Tổng thống Mỹ Barrack Obama, The Telegraph nhận xét hôm 14.8.
“Chúng ta đang tập hợp nơi đây vì lãnh đạo hai nước đã thực hiện một quyết định dũng cảm để ngăn chính chúng ta đừng tiếp tục là những tù nhân của lịch sử”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố tại buổi lễ thượng cờ ở Havana hôm 14.8.
Sau bài phát biểu ngắn gọn tại lễ thượng cờ trước Đại sứ quán Mỹ ở Havana, ông Kerry đã chủ trì thượng cờ trong tiếng hò reo của những người xung quanh trên nền nhạc quốc ca Mỹ.
Video đang HOT
Người dân Cuba tham dự sự kiện thượng cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở Havana – Ảnh: Reuters
“Những người bạn của tôi, không cần phải dùng định vị GPS để nhận ra rằng con đường ghẻ lạnh và cô lập mà Mỹ và Cuba đã đi qua là một sai lầm, và đã đến lúc chúng ta cùng hướng về điều tốt đẹp hơn”, NBC News trích lời ông Kerry.
Ông John Kerry là quan chức cao cấp nhất của Mỹ đến Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Buổi lễ thượng cờ tại Havana này tràn đầy dấu ấn lịch sử, khi 3 trong số những người đã hạ lá cờ của Đại sứ quán Mỹ tại Havana năm 1961 đều có mặt tại buổi lễ để chứng kiến lá cờ lại được kéo lên. Đó là các ông Larry Morris, Mike East và Jim Tracey.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là quan chức cao cấp đầu tiên của Mỹ đến Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 – Ảnh: Reuters
“Larry, Mike và Jim đã làm điều họ phải làm, nhưng họ đã thực hiện một lời hứa táo bạo rằng một ngày nào đó sẽ có mặt tại Havana để kéo lá cờ lên một lần nữa”, ông Kerry nói.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tương lai bất định của người Cuba nhập cư tại Mỹ
Trong khi Mỹ và Cuba vừa mở cửa đại sứ quán, khôi phục hoàn toàn quan hệ ngoại giao sau hơn 5 thập niên, hàng ngàn người Cuba nhập cư đang đối mặt với tương lai mịt mù và nguy cơ phải rời khỏi nước Mỹ.
Người nhập cư kêu gọi Tổng thống Obama ngừng trục xuất họ - Ảnh: Reuters
Khoảng 25.000 người Cuba sống tại Mỹ đang có nguy cơ phải nhận lệnh trục xuất, tờ Star Tribune ngày 18.7 dẫn thông tin từ Cục thực thi luật nhập cư và hải quan Mỹ (ICE).
Làn sóng di dân từ Cuba sang Mỹ bắt đầu khi Chủ tịch Cuba Fidel Castro cho phép bất kỳ ai muốn rời khỏi đất nước đều được ra đi. Có khoảng 125.000 người Cuba đã lên đường từ tháng 4 đến tháng 10.1980. Năm 1984, Mỹ ra lệnh trục xuất 2.746 người và đã có 1.999 người đã được trả về Cuba.
ICE là cơ quan chịu trách nhiệm tìm kiếm và trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp cùng những người có lệnh trục xuất tại Mỹ. Hiện có khoảng 25.000 người bị coi là ưu tiên trục xuất vì có hồ sơ phạm tội, theo ICE.
Những người này đang đối mặt với tương lai bất định khi chính quyền Cuba không cho phép quay về nước. Trước đây, việc trục xuất người nhập cư về lại Cuba rất phức tạp vì 2 nước thiếu quan hệ ngoại giao, và chính quyền Cuba quyết định không cấp giấy tờ di trú cho hầu hết người nhập cư đang chịu lệnh trục xuất, vì vậy một số người thuộc diện "ưu tiên bị trục xuất" vẫn chưa bị trả về Cuba. Sau khi Washington và Havana bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nếu chính quyền Cuba chấp nhận thì số lượng người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ và phải quay về Cuba có thể sẽ tăng cao, theo ông Marc Rosenblum thuộc Trung tâm chính sách Di cư (Mỹ).
Bà Sisi, 50 tuổi, cùng gia đình từ Cuba chuyển đến thành phố Miami, bang Florida (Mỹ) từ năm 4 tuổi, là một trong những người đang lo lắng cho số phận mình. Chồng bà từng tham gia buôn bán cocain tại Mỹ. Sau đóbản thân bà cũng dính vào đường dây này và ngồi tù 2,5 năm. Năm 2000, bà Sisi nhận lệnh trục xuất từ cơ quan nhập cư vì bản án trên.
Ông Elias, 71 tuổi, chuyển đến Mỹ vào năm 1961 và từng bị kết án 2 tội liên quan đến ma túy. Các thành viên khác trong gia đình ông cũng sang Mỹ sau khi người cha phải ngồi tù 10 năm ở Cuba vì tội chống đối nhà nước. Ông Elias giờ đây đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất và nếu quay về Cuba, ông sẽ phải sống đơn độc.
"Tôi sẽ đến một đất nước mới. Tôi không quen ai ở Cuba. Cả gia đình tôi đang ở đây (Mỹ)", ông Elias nói.
Luật sư Grisel Ybarra của bà Sisi cho rằng tương lai của cộng đồng người Cuba tại Mỹ đang rất bấp bênh vì chưa rõ việc hàn gắn quan hệ Mỹ - Cuba sẽ ảnh hưởng đến người nhập cư như thế nào. "Mọi người tại Miami giờ đây đang run như cầy sấy. Họ rất lo lắng", bà Ybarra cho rằng Mỹ và Cuba mặc dù còn nhiều khác biệt nhưng 2 nước đang cùng đứng trên con thuyền.
Chừng nào Mỹ và Cuba chưa thống nhất được các chính sách liên quan đến người nhập cư, những người Cuba sống tại Mỹ vẫn phải ngày đêm thấp thỏm với tương lai bất định.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Fidel Castro nói Mỹ cần bồi thường cho Cuba Cựu chủ tịch Fidel Castro nhấn mạnh Mỹ nợ Cuba "nhiều triệu USD" do Washington áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Havana trong hơn nửa thế kỷ. Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro. Ảnh: Reuters. Mỹ áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Cuba từ đầu những năm 1960, sau khi ông Fidel Castro lên nắm quyền. Lệnh này vẫn...