Mỹ thưởng 33 triệu USD cho đầu các thủ lĩnh nhóm al-Shabaab
Chính quyền của tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ treo thưởng 33 triệu USD cho tổ chức và các nhân nào cung cấp thông tin về các thủ lĩnh của một nhóm hồi giáo cực đoan ở Somali được cho là có liên quan tới mạng lưới khủng bố al-Qaida.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày hôm qua (7/6) đã thông báo sẽ treo thưởng 33 triệu USD cho những ai cung cấp thông tin về nơi ẩn náu của 7 thủ lĩnh nhóm hồi giáo vũ trang al-Shabab. Nhóm hồi giáo này được cho là có liên quan với mạng lưới al-Qaida và bị cáo buộc tiến hành một loạt các cuộc tấn công khủng bố ở Somalia, Uganda và Kenya.
Cụ thể, mức thưởng cho người cung cấp thông tin về thủ lĩnh nhất của nhóm al-Shabab, Ahmed Abdi aw-Mohamed là 7 triệu USD và 5 triệu bảng cho mỗi lãnh đạo dưới quyền Ahmed Abdi aw-Mohamed, bao gồm Ibrahim Haji Jama, Fuad Mohamed Khalaf, Bashir Mohamed Mahamoud và Mukhtar Robow; 3 triệu bảng cho hai tên Zakariya Ismail Ahmed Hersi và Abdullahi Yare của nhóm hồi giáo vũ trang này.
Các thành viên của nhóm hồi giáo vũ trang Al Shabab ở Somali
Video đang HOT
Nhóm Al-Shabab và al-Qaeda bắt đầu chính thức hợp tác với nhau từ đầu năm nay, cho dù trước đó hai nhóm đã có quan hệ mật thiết với nhau. al-Qaeda tuyển mộ hàng trăm các chiến binh nước ngoài, bao gồm các chính binh có kinh nghiệm trong cuộc chiến với Mỹ ở Iraq và Afghanistan
Đầu tuần này, Mỹ tuyên bố họ đã tiêu diệt Abu Yahya al-Libi, thủ lĩnh số 2 của mạng lưới Al Qaeda một cuộc không kích do Mỹ thực hiện tại phía bắc Pakistan.
Theo Bee.net.vn
Mỹ treo thưởng 10 triệu đô cho thủ lĩnh phiến quân Pakistan
Hoa Kỳ vừa treo thưởng 10 triệu đô la để bắt Hafiz Saeed, thủ lĩnh của lực lượng phiến quân Pakistan. Đây là lực lượng bị buộc tội tiến hành các vụ tấn công vào thành phố Mumbai, Ấn Độ khiến 166 người thiệt mạng.
Mỹ vừa treo giải 10 triệu đô la để bắt Hafiz Saeed, thủ lính nhóm phiến quân Lashkar-e-Taiba ở Pakistan - Nguồn: AP
Tuy vậy, động thái này của Hoa Kỳ có thể sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ Mỹ- Pakistan vốn đã căng thẳng.
Hafiz Saeed đã thành lập nhóm Lashkar-e-Taiba vào những năm 1980 và được cho là nhận sự sự ủng hộ của chính phủ Pakistan nhằm gây sức ép với Ấn Độ về khu vực Kashmir mà hai nước đang tranh chấp. Năm 2002, dưới sức ép của Hoa Kỳ, Pakistan đã cấm nhóm này hoạt động nhưng thực tế Lashkar-e-Taiba vẫn hoạt động khá tự do thậm chí còn tham gia các hoạt động từ thiện dùng tiền của chính phủ.
Tháng 12 năm 2001, Hoa Kỳ xác định Lashkar-e-Taiba là một tổ chức khủng bố nước ngoài. Tuy nhiên, nhóm này vẫn hoạt động "thoải mái" tại Pakistan, tổ chức các buổi diễn thuyết công khai và xuất hiện tại các chương trình tọa đàm trên truyền hình.
Tiền thưởng của Mỹ dành cho "mạng sống" của Hafiz Saeed tương đương với số tiền treo giải cho thủ lĩnh của Taliban là Mullah Omar. Chỉ có Ayman al-Zawahri, người kế nhiệm Osama bin Laden làm thủ lĩnh Al Qadae bị treo thưởng ở mức cao hơn là 25 triệu đô la.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna đã hoan nghênh thông báo này của Hoa Kỳ và cho rằng đây là một thông điệp gửi đến Lashkar-e-Taiba và những người đỡ đầu nhóm này rằng cộng đồng quốc tế sẽ đoàn kết trong công cuộc chống khủng bố.
Một nguồn tin thân cận với Saeed cho hay nhóm này đã rất ngạc nhiên trước quyết định này và chuẩn bị phản hồi.
"Không có ai trong chính quyền Pakistan cho chúng tôi biết điều này, cũng không có ai liên lạc với chúng tôi sau thông báo này (của Hoa Kỳ)", nguồn tin này nói.
Sau khi bị chính phủ Pakistan cấm hoạt động vào năm 2002, nhóm Lashkar-e-Taiba bắt đầu hoạt động dưới tên Jamaat-ud-Dawwa, tổ chức bảo trợ xã hội của nhóm này.
Năm 2008, Hoa Kỳ liệt Jamaat-ud-Dawwa vào danh sách các tổ chức khủng bố nước ngoài. Sự dung túng của chính quyền Pakistan đối với nhóm Lashkar-e-Taiba bắt nguồn từ lo ngại của nước này về nước láng giềng Ấn Độ và cũng là kẻ thù của nước này trong 3 cuộc chiến tranh kéo dài 65 năm. Các nhà phân tích cho rằng Pakistan vẫn thấy nhóm này có lợi trong việc tạo sức ép đối với Ấn Độ, đặc biệt về khu vực Kashmir.
Sau vụ khủng bố 11/9/2001, Pakistan đã tiến hành truy quét các nhóm khủng bố dưới sức ép của Mỹ. Nhưng nếu Pakistan cố tình đàn áp nhóm này, dư luận lo ngại sẽ có hậu quả không tốt. Cho đến nay, Lashkar-e-Taiba vẫn không chống đối lại chính phủ và không tiến hành tấn công tại Pakistan. Nếu "quay lưng" lại với nhóm này, Pakistan sẽ phải lo đối phó với những phần tử cực đoan từ chính đất nước mình.
Theo Infonet
Nổ bom tại thủ đô của Somali, 2 người bị thương Một chiếc ô tô phát nổ ở Mogadishu, thủ đô của Somali hôm nay khiến 2 người bị thương. Bốn nghi phạm đã bị bắt. Chiếc ô tô cháy đỏ rực cả góc phố. Vụ nổ xảy ra tại một quận hành chính đông người ở Mogadishu. Cảnh sát cho biết có 4 nghi phạm liên quan đến vụ đánh bom này. Hussein...