Mỹ thúc Myanmar tăng cường cải cách
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 22.5 thúc giục chính phủ Myanmar tăng cường cải cách nhằm hoàn tất quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Myanmar Aung San Suu Kyi gặp gỡ báo giới sau cuộc hội đàm ở thủ đô Naypyidaw. REUTERS
Theo AP, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Myanmar Aung San Suu Kyi ở thủ đô Naypyidaw, ông Kerry cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Myanmar, đồng thời đánh giá cao những tiến bộ đạt được kể từ khi đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) lên cầm quyền vào cuối tháng 3 sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử hồi năm ngoái.
Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra chưa đầy 1 tuần sau khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ trừng phạt đối với 10 công ty và ngân hàng nhà nước Myanmar, nhưng vẫn duy trì các hạn chế về thương mại và đầu tư đối với quân đội nước này.
Ngoại trưởng Kerry hôm 22.5 khẳng định chìa khóa để dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt còn lại là Myanmar phải tiếp tục đường hướng cải cách, nhưng hiến pháp hiện hành đang là một rào cản lớn. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ kêu gọi sửa đổi hiến pháp nhằm thể hiện sự tôn trọng hoàn toàn đối với chính quyền dân sự, phân chia rạch ròi quyền lực giữa các nhánh của chính phủ, đồng thời bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Người Rohingya vẫn bị đối xử tàn tệ ở Myanmar. REUTERS
Hiện tình trạng người Rohingya bị đối xử tàn tệ ở Myanmar vẫn là một trở ngại lớn trong quan hệ giữa Naypyidaw và Washington. Về vấn đề này, Ngoại trưởng Suu Kyi hôm 22.5 kêu gọi Mỹ cho Myanmar thêm thời gian để xử lý thấu đáo, đồng thời bày tỏ hy vọng Washington sớm dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt mà bà cho là đã lỗi thời.
Khang Huy
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi tiến trình dân chủ ở Myanmar
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi của Myanmar và ca ngợi sự thay đổi của đất nước này sau cuộc bầu cử dân chủ năm 2015, theo AFP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi gặp gỡ ngày 22.5. REUTERS
Hôm 22.5, ông John Kerry đã cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên với bà Aung San Suu Kyi kể từ lúc Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà chính thức nắm quyền từ tháng 3.2016. Ngoại trưởng Mỹ đánh giá cao quá trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar và cho rằng đó là một "lời tuyên bố đáng chú ý" cho sự thúc đẩy dân chủ toàn cầu.
"Thông điệp của tôi hôm nay là rất, rất đơn giản: Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi dân chủ đang diễn ra tại đây", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Kerry.
Trong khi hoan nghênh chiến thắng của đảng NLD bên phía bà Aung San Suu Kyi và cho rằng chính phủ mới của Tổng thống Htin Kyaw "đã thực hiện những điều phi thường", ông Kerry vẫn lưu ý rằng Myanmar vẫn còn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi những gì chế độ do quân đội nắm quyền để lại hơn 50 năm.
Mỹ cho rằng chế độ quân đội ở Myanmar là độc tài và dẫn tới lệnh cấm vận. Tuần trước, Washington đã tháo gỡ hàng loạt lệnh cấm vận tài chính, thương mại đối với Myanmar, nhưng vẫn giữ lại nhiều doanh nghiệp, tổ chức liên quan tới chính quyền cũ của nước này trong danh sách đen.
Ngoài ra, phía Mỹ vẫn còn lưu ý một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo còn tồn đọng ở Myanmar, điển hình là cộng đồng người Rohingya, một bộ phận người theo đạo Hồi xuất phát từ Bangladesh và chưa thể hòa nhập với đất nước Phật giáo chiếm đa số như Myanmar.
Hơn 100.000 người Rohingya lâm vào cuộc sống khó khăn ở các trại tị nạn sau cuộc xung đột sắc tộc năm 2012. Khoảng 1,1 triệu người Rohingya ở Myanmar không có quyền công dân. Ông Kerry cũng bày tỏ mong muốn rằng bà San Suu Kyi, một người từng được trao giải Nobel Hòa bình, sẽ giải quyết vấn đề này theo hướng tôn trọng nhân quyền nhất.
Thừa nhận đây là vấn đề nhạy cảm, bà Aung San Suu Kyi nói rằng chính phủ Myanmar cần thêm "không gian" để giải quyết khó khăn của cộng đồng Rohingya.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Myanmar đình chỉ 68 dự án chờ chính phủ mới Theo tờ Eleven Myanmar ngày 1.3, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Myanmar Thein Sein quyết định đình chỉ 68 dự án nhằm tạo điều kiện cho chính phủ kế nhiệm quản lý tài sản khi lên cầm quyền. Bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: Reuters Trước đó, quốc hội đã thảo luận một đề xuất kêu gọi chính phủ...