Mỹ thúc đẩy tiêm phòng COVID-19 nhờ vào người nổi tiếng trên mạng xã hội
Carlos Cornejo, hạ sĩ quan cảnh sát ở thị trấn Denver, không phải là một người nổi tiếng có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, việc sở hữu một trang Facebook tiếng Tây Ban Nha với 650.000 người theo dõi đã đưa anh đến với chương trình khuyến khích tiêm phòng COVID-19 mà chính quyền bang Colorado đang triển khai để thuyết phục những người còn do dự đi tiêm phòng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Long Beach, bang California, Mỹ, ngày 11/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, bang Colorado mời những người có đông đảo người theo dõi trên các trang mạng xã hội tham gia chương trình để lan tỏa tinh thần tự nguyện tiêm phòng đến những người theo dõi trang cá nhân của họ.
Cornejo, 32 tuổi, là một trong số hàng chục người tham gia chương trình, từ các bà mẹ có con nhỏ đến những người chuyên viết về thời trang, những luật sư và các trưởng nhóm tôn giáo, được trả tiền để tham gia chương trình. Những người này sẽ đăng các thông tin về tiêm phòng trên các trang cá nhân để khuyến khích người dân đi tiêm, một trong các biện pháp giúp tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở địa phương và tránh kịch bản số người mắc bệnh COVID-19 tăng cao trong mùa hè tới.
Video đang HOT
Nhóm đối tượng mà chương trình hướng đến là những người gốc Mỹ Latinh, người da màu, người bản địa, người thuộc các cộng đồng châu Á… mà giới chức y tế đang nỗ lực để thuyết phục đi tiêm phòng. Trước đó, bang Colorado từng áp dụng chương trình quay số trúng thưởng, tặng học bổng đại học và nhiều biện pháp khác để khuyến khích người dân đi tiêm phòng khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 ngày càng lan rộng.
Hiệu quả của chiến dịch lần này sẽ chưa thể được đánh giá ngay nhưng thông qua những trang mạng xã hội được tín nhiệm, người dân sẽ được cung cấp những thông tin chính thống từ cơ quan ý tế để giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Bang Colorado hiện trả tối đa 1.000 USD/tháng cho một tài khoản mạng xã hội được mời tham gia chương trình này, trên các nền tảng như Instagram, TikTok, Snapchat, Facebook và một số nền tảng khác. Những người này có thể đăng bài viết chia sẻ về trải nghiệm bản thân khi đi tiêm phòng, cung cấp thông tin từ chính quyền để bác bỏ những tin sai lệch, đồn thổi…, góp phần định hướng để người theo dõi các trang này đưa ra những quyết định dựa trên những cơ sở thông tin rõ ràng. Số tiền chi trả và việc hợp tác có hiệu quả hay không sẽ được đánh giá dựa trên số lượng tương tác của cư dân với các bài đăng của những người tham gia.
Hiện ở Mỹ đang nở rộ phong trào cấp bang và cấp thành phố, dựa vào những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để tác động tới những người còn đang do dự nhất trong cộng đồng xung quanh họ. Giới chức y tế ở Chicago, Oklahoma, San Jose, California, New Jersey và nhiều nơi khác cũng đã triển khai các chiến dịch tương tự. Giới chức y tế ước tính những người ảnh hưởng ở quy mô hẹp, chưa đến 10.000 – 100.000 người theo dõi, sẽ là nhóm có thể tác động tới những đối tượng thuộc thế hệ trẻ vốn có thói quen cập nhật tin tức trên mạng xã hội.
Cảng biển Mỹ tắc nghẽn nghiêm trọng, phí vận tải tăng vọt
Phí vận tải đường biển tăng 2-4 lần trong bối cảnh các cảng biển lớn ở Bờ Tây nước Mỹ bị quá tải và sự thiếu hụt container trên toàn cầu.
Theo Nikkei Asia Review , số lượng container đang được xử lý tại cảng Los Angeles và Long Beach (California, Mỹ) tăng 45% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng thứ 8 tăng liên tiếp. Tính riêng trong tháng 3 năm nay, lượng container cập cảng Los Angeles tăng khoảng 80%.
Trước đó, Wall Street Journal cho biết tính tới sáng 29/3, khoảng 24 tàu container chưa thể tiếp cận 2 cảng này vì không có chỗ. Tổng sức chứa của số tàu trên lớn gấp 10 lần so với Ever Given, con tàu khổng lồ bị mắc cạn tại kênh đào Suez trong gần một tuần, gây xáo động dòng chảy thương mại toàn cầu.
Cảng Los Angeles và Long Beach là nơi tiếp nhận khoảng 1/3 lượng container hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Hồi tháng 1, hơn 25% số container đến 2 cảng này phải chờ 5 ngày mới được thông quan. Theo Hiệp hội Vận tải Giao thương Thái Bình Dương, con số này vào tháng 6/2020 chỉ là 2%.
Cảng Los Angeles ở California, Mỹ.
"Bình thường, các tàu hiếm khi phải xếp hàng. Con số này tăng đột biến trong nhiều tháng gần đây khi hoạt động giao thương trở nên tấp nập hơn", Wall Street Journal dẫn lời ông Kip Louttit, CEO hãng vận tải Marine Exchange of Southern California, nhận định.
"Hệ thống hoạt động tại các bến cảng cũng bị chậm lại vì dịch Covid-19. Nhiều nhân viên bốc dỡ và nhân viên chứng từ phải nghỉ việc vì nhiễm Covid-19. Điều này đã khiến hoạt động tại các cảng bị đình trệ", ông giải thích thêm.
Trong khi đó, truyền thông địa phương cho biết có khoảng 800 công nhân - tương đương 5% tổng số lao động làm việc tại 2 cảng trên - đã bị nhiễm Covid-19 trong tháng 2 và tháng 3 năm nay.
Tình trạng chậm trễ trong khâu xử lý hàng hóa và bối cảnh thiếu hụt container trên toàn cầu đã khiến cước vận chuyển tăng vọt. Hồi cuối tháng 3, phí chở hàng từ Trung Quốc đến Bờ Tây nước Mỹ vào khoảng 5.000 USD cho một container dài hơn 10 m, theo công ty số liệu thị trường Freightos có trụ sở tại Hong Kong.
Trong khi đó, giá khởi điểm đã tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Phí vận chuyển từ châu Âu đến Bờ Tây cũng tăng gần gấp đôi.
Ông Jon Gold, phó chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan của Liên đoàn Bán lẻ quốc gia (National Retail Federation) có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho biết một số công ty đã chuyển sang vận tải hàng không do lo ngại tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển.
Đối với hình thức này, phí vận chuyển cao gấp 8-10 lần so với vận tải đường thủy. Việc này khiến các chuyên gia lo ngại sẽ góp phần thổi giá hàng hóa trong thời gian tới.
"Vở kịch" cuối cùng gã diễn viên nghèo Julie Kibuishi bị lòng tốt của chính mình phản bội sau khi bỏ hết tất cả để chạy tới giúp đỡ bạn bè. Chiều 21/5/2010, điện thoại của Julie, 23 tuổi, rung lên vì tin nhắn mới khi cô gái đang dùng bữa cùng anh trai và vợ chưa cưới tại nhà hàng ở thành phố Long Beach, bang California. Nhận tin nhắn,...