Mỹ thúc đẩy quyền bỏ phiếu của cử tri người bản địa
Ngày 24/3, Chính phủ Mỹ công bố các bước bổ sung để thúc đẩy quyền tiếp cận bầu cử đối với các bộ lạc và cộng đồng người bản địa.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Tổng thống Joe Biden đã chỉ đạo thành lập Nhóm chỉ đạo liên ngành về Quyền bầu cử của người Mỹ bản địa, có nhiệm vụ nghiên cứu những rào cản mà cử tri người bản địa gặp phải trong việc bỏ phiếu và kiểm đếm phiếu bầu, đồng thời đề xuất các bước để giảm thiểu hoặc loại bỏ những rào cản này.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nhà Trắng đánh giá các bộ lạc và cộng đồng người bản địa ở Mỹ đã phải đối mặt nhiều rào cản khi thực hiện quyền bầu cử, như rào cản ngôn ngữ, tình trạng thiếu khả năng tiếp cận bầu cử đối với cử tri khuyết tật, thiếu tôn trọng văn hóa và thái độ thù địch, nơi cư trú xa xôi về mặt địa lý và tình trạng kém phát triển về kinh tế. Những rào cản này trở nên trầm trọng hơn trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Ngoài ra, nhiều cử tri người bản địa gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin về quy trình bỏ phiếu, đăng ký cử tri, nhận dạng cử tri, bỏ phiếu trực tiếp và bỏ phiếu qua thư.
Do đó, nhóm chỉ đạo trên đã tổ chức các cuộc tham vấn với các thủ lĩnh bộ lạc và người bản địa trên khắp nước Mỹ, đồng thời tham gia các phiên thảo luận, lắng nghe từ cộng đồng người Hawaii bản địa, các tổ chức ủng hộ cải thiện quyền bầu cử của bộ lạc và các quan chức bầu cử của tiểu bang và địa phương trong các khu vực pháp lý có nhiều người bản địa. Hiện Bộ Nội vụ Mỹ đang thực hiện việc dịch các thông tin về bầu cử sang 6 ngôn ngữ bản địa như Navajo, Yup’ik, Ojibwe, Cherokee, Lakota và thổ dân Hawaii.
Một số khuyến nghị chính bao gồm việc yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Tự do bỏ phiếu và Đạo luật Thúc đẩy quyền bầu cử của John Lewis, bao gồm Đạo luật Quyền bầu cử của người Mỹ bản địa. Các nhà hoạch định chính sách liên bang, tiểu bang và địa phương nên thể chế hóa sự tham gia của các thủ lĩnh bộ lạc và cộng đồng người bản địa, bao gồm cả việc đảm bảo rằng các quan chức bầu cử đặt văn phòng và địa điểm bỏ phiếu phục vụ cộng đồng bản địa để thuận tiện cho cử tri người bản địa và nhân viên các địa điểm đó bằng các ngôn ngữ của các cộng đồng đó. Trong khi đó, Bưu điện Mỹ cũng được khuyến nghị nên đánh giá thêm các tuyến đường, văn phòng và giờ làm việc của nhân viên hoặc nhân viên trong các khu vực phục vụ cộng đồng người bản địa và ưu tiên chỉ định địa chỉ bưu điện cho các bộ lạc.
Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu đảm bảo quyền bầu cử cho bệnh nhân COVID-19
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 8/2 kêu gọi áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo quyền bỏ phiếu cho bệnh nhân COVID-19 và những người đang phải cách ly trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện lo ngại rằng cuộc khủng hoảng dịch hiện nay khiến hàng trăm nghìn cử tri không thể đi bỏ phiếu.
Theo các quy định hiện hành, những người mắc COVID-19 sau giai đoạn bỏ phiếu sớm ngày 4-5/3 và những người phải cách ly ngay trước ngày bầu cử chính thức 9/3 tới, sẽ khó có thể bỏ lá phiếu của mình. Vì vậy, ông Moon đã yêu cầu các trợ lý tìm cách đảm bảo rằng những người nhiễm virus và người đang cách ly có thể bỏ lá phiếu của mình trong ngày bầu cử 9/3.
Chỉ còn 1 tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc, song chưa có ứng viên nào đạt được tín nhiệm vượt trội. Kết quả các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy cả hai ứng viên của hai đảng lớn nhất là ông Lee Jae-myung của đảng Dân chủ (DP) cầm quyền và ông Yoon Suk-yeol (ảnh) của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) đối lập chính, vẫn bám đuổi sít sao.
Ông Yoon đang dẫn trước ông Lee với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 37,2% và 35,1%. ứng vị trí thứ ba là ông Ahn Cheol-soo, ứng viên của đảng Nhân dân - một đảng đối lập nhỏ, với 8,4%, tiếp theo là bà Sim Sang-jeung của đảng Công lý tiến bộ, với 2,2%.
Dự kiến, 4 ứng cử viên đạt tỷ lệ tín nhiệm cao nhất theo kết quả các cuộc thăm dò chính thức sẽ tham gia 3 cuộc tranh luận trên truyền hình. Chủ đề các cuộc tranh luận lần lượt là kinh tế (vào ngày 21/2), chính trị (vào ngày 25/2) và các vấn đề xã hội (vào ngày 2/3).
Tổng thống Mỹ cam kết thúc đẩy cải cách nhằm đảm bảo bình đẳng sắc tộc Ngày 21/10, phát biểu nhân dịp kỷ niệm 10 năm khánh thành tượng đài nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King đặt tại khu đài tưởng niệm quốc gia ở thủ đô Washington D.C, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh những ưu tiên về lập pháp liên quan quyền bỏ phiếu, cải cách lực lượng cảnh sát và biến đổi khí...