Mỹ thúc đẩy phát triển vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ hai
Trong tuần này, Quốc hội Mỹ nhóm họp tại Đồi Capitol để thảo luận chương trình nghị sự, trong đó một phần quan trọng là đạt được đồng thuận về gói biện pháp mới chống dịch COVID-19, cụ thể là thông qua việc tài trợ cho nghiên cứu phát triển vaccine thế hệ thứ hai.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer BioNTech tại Briston, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhiều ý kiến cho rằng Quốc hội cần sớm nhất trí về một giải pháp mới nhằm ứng phó với dịch COVID-19 còn hoành hành tại quốc gia này. Theo báo Washington Post, giới chức đang giám sát diễn biến lây lan các biến thể phụ của Omicron, với khả năng lây nhiễm cao hơn, tại bang New York (Mỹ) và châu Âu. Điều này cho thấy khả năng đột biến cấu trúc gene của virus SARS-CoV-2 tiềm ẩn những mối đe dọa mới về dịch bệnh.
Tại Anh, Pháp và Đức, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục gia tăng, trong bối cảnh biến thể phụ BA.2 của Omicron với khả năng lây lan cao hơn đang gây ra đa số ca bệnh. Trong khi đó, các cộng đồng sinh sống tại thành phố Syracuse, thuộc bang New York và khu vực Hồ Ontario đang đối mặt với sự lây lan của các dòng phụ BA.2.12 và BA.2.12.1 của Omicron. Giới chức bang New York cho biết các dòng phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 23-27% so với biến thể gốc BA.2 và đang góp phần khiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng.
Video đang HOT
Nhiều nhà khoa học cho rằng tương lai sẽ còn xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Đây có thể là các biến thể mới sản sinh từ quá trình đột biến của virus, hoặc do khả năng tái tổ hợp, như trường hợp kết hợp giữa hai biến thể Delta và Omicron. Các biến thể mới này sẽ là mối đe dọa đối với khả năng miễn dịch cộng đồng và đời sống của con người trên nhiều phương diện.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng các loại vaccine hiện hành sẽ không còn hiệu quả trong ngăn ngừa sự lây lan của các biến thể mới hay chống lại tình trạng bệnh chuyển nặng. Tuy các vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ nhất đã giúp giảm số ca tử vong, bệnh nặng hay nhập viện, song các loại vaccine này không giúp chấm dứt dịch bệnh trên thế giới.
Người dân cũng cần phải tiêm các mũi tăng cường để duy trì miễn dịch, kể cả khi có một số bằng chứng cho thấy các mũi tăng cường cũng có những mặt hạn chế về độ hiệu quả, thậm chí có thể không đủ để tiêm cho khoảng 10 triệu bệnh nhân suy giảm miễn dịch tại Mỹ.
Tuần trước, Ủy ban Cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ về Thực hành Tiêm chủng với đa số đồng ý rằng việc tiêm nhắc lại các mũi tăng cường không phải là giải pháp thực tế cho việc tiêm phòng COVID-19.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia y tế cho rằng Mỹ cần chủ động hơn trong ứng phó với dịch, trong đó, việc thúc đẩy nghiên cứu vaccine thế hệ thứ hai được cho là quan trọng, giúp các cơ quan y tế có thể tiếp tục tìm hiểu các ứng cử viên vaccine tiềm năng dưới dạng viên, dạng xịt, virus sống và các lựa chọn khác.
Cuba nghiên cứu tính an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với trẻ sơ sinh
Giới chức y tế Cuba cho biết các nhà khoa học nước này đang nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của vaccine Abdala ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi.
Vaccine Abdala ngừa COVID-19 của Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trao đổi với báo giới, bà Verena Muzio, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng của Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (CIGB) của Cuba, cho biết cơ quan này đang thiết kế nghiên cứu để đánh giá tính tương thích của vaccine Abdala đối với trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi. Nếu thành công, vaccine Abdala sẽ trở thành một trong những vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới an toàn đối với trẻ em dưới 1 tuổi. CIGB cũng đang thực hiện một nghiên cứu lâm sàng ở phụ nữ mang thai đã được tiêm vaccine Abdala để đánh giá các kết quả liên quan đến tính an toàn, sự phát triển và phản ứng miễn dịch ở những thai phụ này và những em bé mà họ sinh ra, cũng như khả năng hấp thu thụ động các kháng thể từ cơ thể mẹ.
Vaccine Abdala do CIGB nghiên cứu và phát triển đã được cơ quan quản lý Cuba cấp phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 2 tuổi kể từ tháng 10/2020. CIGB mới đây cũng đã trình hồ sơ về vaccine Abdala lên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để bắt đầu quy trình công nhận quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 8 triệu người dân Cuba đã tiêm vaccine Abdala.
Cuba được xem là "điểm sáng" về vaccine ngừa COVID-19 của Mỹ Latinh trong bối cảnh khu vực này hiện vẫn đang là tâm điểm của đại dịch trên toàn cầu. Đây là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latinh tự sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát tại đảo quốc Caribe này hồi tháng 3/2020, đến nay Cuba đã phát triển 5 loại vaccine gồm Soberana 01, Soberana 02 và Soberana Plus của Viện Vaccine Finlay; Abdala và Mambisa của CIGB. Tới nay, đảo quốc Caribe này đã hoàn thành 3 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho gần 90% dân số từ 2 tuổi với các loại vaccine nội địa Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, đồng thời triển khai tiêm mũi thứ 4 cho hơn 6,5 triệu người trên tổng số hơn 11,18 triệu dân.
Giới chức y tế Cuba khẳng định các loại vaccine do nước này tự nghiên cứu và phát triển như Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus cung cấp khả năng bảo vệ hơn 90% trước COVID-19 ở những người đã tiêm đủ 3 mũi theo đúng lộ trình.
Lý do nhiều địa điểm xét nghiệm COVD-19 tại Mỹ đóng cửa hàng loạt Trong thời gian qua, nhiều địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Mỹ đã đóng cửa ngừng hoạt động. Trung tâm tiêm vaccine COVID-19 vắng người tại California ngày 22/3. Ảnh: Getty Images Các tiểu bang khắp nước Mỹ, trong đó có Texas, Delaware, Washington và Massachusetts đều đã đóng cửa các địa điểm xét nghiệm. Kênh CNN (Mỹ) ngày 11/4 đưa tin trong...