Mỹ thúc đẩy G20 đồng thuận về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu
Ngày 28/9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã bày tỏ hy vọng tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới, Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) sẽ đạt được đồng thuận chính trị về một mức sàn chung cho thuế doanh nghiệp áp dụng trên phạm vi toàn cầu, đồng thời không loại trừ khả năng về mức thuế cao hơn 15%.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại Washington, DC., ngày 28/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hiệp hội Kinh tế kinh doanh quốc gia, Bộ trưởng Yellen cho biết Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đang xem xét mức thuế tối thiểu đối với doanh nghiệp nước ngoài “cao hơn một chút” so với mức 16,5% vốn đã được Ủy ban Tài chính và thuế vụ Hạ viện Mỹ thông qua trước đó. Một khi mức thuế doanh nghiệp này được thông qua, Mỹ sẽ tuân thủ và thúc đẩy đạt được một thỏa thuận chính trị về vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 10 tới để các nước sau đó sẽ nhanh chóng thực hiện.
Bộ trưởng Yellen cũng thừa nhận hiện vẫn còn một số ít quốc gia châu Âu không ủng hộ kế hoạch cải cách thuế toàn cầu như Ireland, Estonia hay Hungary. Tuy nhiên, bà bày tỏ tin tưởng những nước này cuối cùng sẽ thay đổi lập trường và sẽ tham gia thỏa thuận thuế của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD).
Vấn đề cải cách hệ thống thuế toàn cầu đã được thống nhất trong các cuộc đàm phán do OECD khởi động tại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính G20. Tại hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra tháng 7 vừa qua, các bộ trưởng đã nhất trí thông qua thỏa thuận về đánh thuế tối thiểu nhằm vào các tập đoàn đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Thỏa thuận này sẽ đặt ra một mức thuế chung ít nhất là 15% nhằm ngăn cản các công ty đa quốc gia tìm cách chuyển lợi nhuận đến nơi đánh thuế thấp. Tuy nhiên, một vài điều khoản của thỏa thuận vẫn cần được giải quyết trước hạn chót vào tháng 10 khi các nhà lãnh đạo G20 hội đàm tại Rome ( Italy). Hiện vẫn còn một số quốc gia tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận thuế toàn cầu, đặc biệt là Ireland và Hungary, hai nước lâu nay đã duy trì mức thuế doanh nghiệp tương đối thấp. Cụ thể, Ireland hiện chỉ áp dụng mức thuế doanh nghiệp 12,5% và Hungary là 9%.
Mỹ sẽ cạn kiệt ngân sách vào tháng 10 nếu Quốc hội không nâng trần nợ công
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 8/9 cảnh báo Chính phủ nước này sẽ hết tiền vào tháng 10/2021, trừ khi Quốc hội có hành động cụ thể để nâng trần nợ công.
Toà nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một lá thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Bộ trưởng Yellen cảnh báo rằng nếu mức trần nợ công không được nâng lên, Chính phủ Mỹ sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình lần đầu tiên trong lịch sử.
Bức thư của bà Yellen cho hay dựa trên những thông tin gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ, kết quả có thể xảy ra nhất là các khoản tài trợ bằng tiền mặt và các biện pháp bất thường sẽ cạn kiệt trong tháng Mười.
Trước đó, Quốc hội Mỹ đã đình chỉ giới hạn nợ vào năm 2019, song lệnh này chỉ kéo dài hai năm và đã hết hiệu lực vào ngày 31/7. Diễn biến đó đặt lại giới hạn nợ cho Chính phủ Mỹ ở mức 28.000 tỷ USD, buộc Bộ Tài chính phải thực hiện "các biện pháp bất thường" để tiếp tục tài trợ cho các hoạt động của chính phủ mà không vi phạm giới hạn.
Nợ và thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tăng vọt trong đại dịch COVID-19, sau khi Washington thông qua ba dự luật chi tiêu lớn nhằm giảm bớt thiệt hại do tác động kinh tế của dịch bệnh. Quốc hội hiện đang xem xét kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD cũng như kế hoạch chi tiêu xã hội khổng lồ trị giá 3.500 tỷ USD do chính quyền của Tổng thống Joe Biden đề xuất. Nếu được thông qua, cả hai gói trên đều sẽ đẩy chi tiêu công lên cao hơn nữa.
Việc nâng giới hạn nợ không làm tăng chi tiêu mà chỉ đơn giản là cho phép Bộ Tài chính tài trợ cho các dự án đã được Quốc hội thông qua. Nếu không có động thái nâng trần nợ công, Mỹ có thể đối mặt với một vụ vỡ nợ chưa từng có đối với các khoản thanh toán.
Tuy nhiên, việc nâng trần nợ đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi tại Quốc hội Mỹ trong vài năm qua. Gần đây nhất, tình trạng bế tắc năm 2011 đã khiến Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P hạ bậc tín nhiệm của Mỹ khỏi mức xếp hạng vàng AAA.
Vòng kim cô tài chính Mỹ siết Taliban Hàng tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan lẫn nguồn viện trợ tài chính quốc tế đều bị Mỹ phong tỏa sau khi Taliban nắm quyền. Trước khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul, Ngân hàng Trung ương Afghanistan còn gần 9 tỷ USD dự trữ. Tuy nhiên, khoảng 7 tỷ USD trong số đó được gửi trong các tài...