Mỹ thừa nhận yếu kém sau phân tích của Trung Quốc
Sau khi truyền thông Trung Quốc chỉ ra điểm yếu chết người của quân đội Mỹ, Thượng nghị sĩ McCain cũng thừa nhận rằng Mỹ tụt hậu một cách đáng buồn!
Tuyên bố của Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain được đưa ra tại phiên điều trần của Ủy ban Quân lực thuộc Thượng viện Mỹ. Ông Mc Cain cho rằng hiện trạng đáng buồn trong lĩnh vực quân sự không cho phép Mỹ tiến hành các chiến dịch quân sự hiệu quả bằng các lực lượng chủ lực của Quân đội. Công tác tổ chức và trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang Mỹ đang ở mức độ của những năm 1980. Trong ảnh: Xe tăng M1 Abrams.
“Quân đội tụt hậu khỏi quá trình hiện đại hoá một cách đáng buồn”, ông Mc Cain cho biết đồng thời nhấn mạnh: “Quân đội phải được hiện đại hoá để đáp ứng những thách thức khốc liệt của chiến tranh trong thế kỷ 21″. Trong ảnh: Xe tăng M1 Abrams.
Ông Mc Cain cho biết thực trạng đáng quan ngại rằng các lực lượng hỗ trợ quân đội mang tính then chốt như pháo binh, xe tăng, thiết giáp và các đơn vị kỹ thuật đã bị cắt giảm tới mức gây ảnh hưởng tới khả năng triển khai các chiến dịch quân sự một cách có chất lượng. Trong ảnh: Xe tăng M1 Abrams.
Không chỉ yếu kém về năng lực tấn công bộ binh như Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain thừa nhận, truyền thông Trung Quốc cũng đã có phân tích về điểm yếu chết người của Mỹ khi nước này quyết định tăng cường tàu sân bay đến bán đảo Triều Tiên sau động thái Bình Nhưỡng thử vũ khí nhiệt hạch.
Đài truyền hình CCTV Trung Quốc ngày 20/1 cho hay, nhìn bề ngoài, điều tàu sân bay USS John C. Stennis đến Tây Thái Bình Dương là hành động thực tế tiếp theo thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của chính quyền Barack Obama, nhưng sự thực lại phức tạp hơn nhiều.
Trong Thông điệp Liên bang cuối cùng của mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố hùng hồn: “Chi tiêu quân sự của Mỹ nhiều hơn 8 nước xếp kế sau Mỹ cộng lại. Quân đội Mỹ là lực lượng chiến đấu tuyệt vời nhất trong lịch sử. Không có nước nào dám trực tiếp tấn công nước Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ, bởi vì họ biết rằng, tấn công chúng ta tức là tự tìm đường chết”.
Từ năm 2014 trở đi, trong điều kiện sở hữu 10 tàu sân bay, văn kiện mới nhất của Quân đội Mỹ yêu cầu, chu kỳ triển khai, bảo trì và huấn luyện mỗi tàu sân bay dài tới 36 tháng, trong đó thời gian triển khai thường không hơn 8 tháng. Quân đội Mỹ đồng thời yêu cầu, ngoài một chiếc triển khai lâu dài ở Nhật Bản, bất cứ lúc nào đều cần bảo đảm có 2 tàu sân bay thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên toàn cầu.
Video đang HOT
Nhưng, mục tiêu này hầu như ngày càng khó đạt được. Căn cứ vào thông tin trên tờ Thời báo Hải quân Mỹ ngày 7/1, do thiếu tàu sân bay, Mỹ buộc phải đối mặt với tình hình khó khăn thiếu tàu sân bay ở Trung Đông hoặc khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm nay. Bắt đầu từ tháng 12/2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Harry S. Truman CVN-75 của Quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ tấn công tổ chức cực đoan ở khu vực vịnh Péc-xích, có kế hoạch rút đi vào tháng 5/2016.
Nhưng tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Dwight D. Eisenhower CVN-69 dùng để thay thế nó phải đến mùa thu mới có thể đến được. Trong thời gian này, nếu tàu USS Dwight D. Eisenhower đến thay thế thì sẽ xuất hiện tình trạng thiếu tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương. Mặc dù tàu sân bay USS Ronald Reagan thường trú ở Nhật Bản, nhưng hiện nay đang được bảo trì, sửa chữa. Theo kế hoạch, việc trực ban biển xa của tàu USS Ronald Reagan phải đến mùa hè năm nay mới có thể bắt đầu.
Lãnh đạo cấp cao Quân đội Mỹ cuối cùng quyết định điều tàu sân bay USS John C. Stennis đến Tây Thái Bình Dương để lấp khoảng trống tàu sân bay của khu vực, nhưng đồng thời điều này có nghĩa là vịnh Péc-xích lại đối mặt với tình trạng thiếu tàu sân bay. Động thái này được Doãn Trác, một học giả quân sự Trung Quốc cho rằng, điều này cho thấy năng lực hải quân và năng lực quân sự của Mỹ đang từng bước giảm xuống, phần nào phản ánh sức mạnh quốc gia tổng hợp của Mỹ suy yếu.
Thực ra, khi Mỹ giảm 13 tàu sân bay xuống còn 12 tàu sân bay thì họ đã dự cảm được, ở châu Á-Thái Bình Dương hoặc Trung Đông cơ bản hàng năm có thời gian 4 tháng không có tàu sân bay, vì vậy đã tiến hành phát triển tàu đổ bộ cỡ lớn để đóng vai trò tàu sân bay.
Ngoài ra, Mỹ còn tăng thêm thời gian hiện diện của biên đội tàu tuần dương, tàu khu trục ở một số khu vực, phần nào làm giảm ảnh hưởng bất lợi do thiếu tàu sân bay. Song, việc này chỉ thực hiện được trong thời bình, còn trong thời chiến thì 2 loại tàu chiến này không thể thay thế được vai trò của tàu sân bay.
Thời báo Hải quân Mỹ cũng đưa ra một giải pháp khác là, Hải quân Mỹ cần kéo dài thời hạn triển khai trên biển của tàu sân bay, nhưng điều này gây sức ép rất lớn cho biên đội tàu sân bay. Mỹ hiện có 10 tàu sân bay và đang chờ biên chế tàu sân bay USS Gerald R. Ford, nhưng thời gian biên chế đã bị trì hoãn. Theo chuyên gia Mỹ Brian Clark, thách thức an ninh của Mỹ trong tương lai có thể tăng lên, bởi vì Trung Quốc vẫn đang tìm cách thực hiện tham vọng của họ.
The National Interest Mỹ ngày 8/1 cho rằng, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ cắt giảm quy mô biên đội tàu sân bay từ 15 chiếc xuống không đến 12 chiếc là một sai lầm. Hải quân Mỹ hiện cần khoảng 16 tàu sân bay. Ảnh trong bài: Tàu sân bay USS John C. Stennis.
1/14
Theo_Báo Đất Việt
Kỹ thuật viên Mỹ "phá" ICBM LGM-30 Minutema, đốt 1,8 triệu USD
Theo thông tin giải mật, 3 kỹ thuật viên Mỹ bị kỷ luật vì làm hỏng một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM30 MinutemanIII vào năm 2014.
Nhân viên kỹ thuật Mỹ làm hỏng tên lửa hạt nhân
Một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ hầm chứa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là LGM-30 Minuteman-III của Mỹ, đã bị hư hỏng hoàn toàn, do vi phạm các quy trình kỹ thuật, trong một cuộc kiểm tra kỹ thuật, được tiến hành vào ngày 16-5-2014.
Vụ việc này xảy ra tại một giếng phóng ở khu vực Peetz, thuộc bang Colorado, cách căn cứ của Liên đội tên lửa số 90 khoảng 9 dặm (tương đương 17km), về phía tây.
Theo hãng thông tấn AP, Ủy ban điều tra sự cố sau đó đã công bố một báo cáo về vụ tai nạn này. Tuy nhiên, chi tiết vụ việc không được tiết lộ công khai vì chúng là những thông tin mật.
Đại tướng Robin Rand, Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân tiến công toàn cầu, đã niêm phong báo cáo vì thông tin nó chứa đựng được cho là "quá nhạy cảm để công bố công khai". Tài liệu này mãi đến ngày 9-11-2015 mới được cung cấp cho hãng tin Mỹ AP.
AP cho biết, khi đó, Lực lượng Không quân Mỹ đã xác định rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-III đã "không còn thích hợp cho sử dụng", sau quy trình kiểm tra chẩn đoán kỹ thuật vào tối ngày 16 tháng 5 năm 2014.
Ba nhân viên kỹ thuật của quân đội Mỹ, bao gồm trưởng nhóm bảo dưỡng và 2 nhân viên khác đã bị quy trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng cho quả tên lửa đạn đạo liên lục địa này, do đã không thực hiện chính xác hướng dẫn kỹ thuật, trong khi lắp đặt tên lửa.
Nhân viên kỹ thuật làm việc trong giếng phóng ICBM LGM-30 Minuteman-III
Việc quả tên lửa bị hỏng tuy không làm ai bị thương, không gây cản trở không quân Mỹ đáp ứng các yêu cầu về tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng không quân Mỹ đã buộc phải tháo quả tên lửa bị hỏng ra khỏi bệ phóng và tiêu tốn mất 1,8 triệu USD để sửa chữa, khắc phục thiệt hại.
Theo điều lệ bảo đảm kỹ thuật trong quân đội Mỹ và quy định về kỷ luật quân đội, cả 3 nhân viên kỹ thuật tên lửa đạn đạo của không quân Mỹ (không được tiết lộ danh tính) đã bị kỷ luật nặng, đồng thời bị tước giấy chứng nhận bảo đảm kỹ thuật sau sự cố này.
Sau đó, họ buộc phải trải qua một khóa đào tạo lại, rồi mới được cấp phép tiếp tục làm việc với vũ khí hạt nhân hơn 1 năm sau đó.
Sơ bộ tính năng của ICBM LGM-30 Minuteman-III
LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM - Intercontinental Ballistic Missile) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing - Mỹ sản xuất. Hiện quân đội Mỹ đã ngừng sử dụng các tên lửa chỉ phóng ở giếng phóng là Minuteman I và II.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-III hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó trở thành loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ.
Minuteman-III là tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn; mỗi tầng tương ứng với một loại động cơ đẩy, chỉ sử dụng trong một giai đoạn. Giai đoạn 1 sử dụng động cơ Thiokol TU-122 (M-55); giai đoạn 2 là động cơ Aerojet-General SR-19-AJ-1, còn giai đoạn 3 sử dụng Aerojet/Thiokol SR73-AJ/TC-1.
Cận cảnh giếng phóng ICBM LGM-30 Minuteman-III
Minuteman-III có trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1120km, tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s, tương đương 25.200 km/h (Mach23). Khác với 2 phiên bản trước, Minuteman-III còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa.
Loại tên lửa này áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87 với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu từ 85 - 450m.
Năm 2012, Bộ tư lệnh tiến công toàn cầu Mỹ đã quyết định nâng cấp hiện đại để kéo dài thời hạn sử dụng của tên lửa Minuteman-III. 50 năm đã qua, bao nhiêu loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải nhưng Minuteman-3 vẫn là trụ cột không thể thay thế của trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ.
Đơn giá mỗi quả tên lửa Minuteman-III vào khoảng hơn 7 triệu USD, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này.
Huy Bình
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Syria liên tục thắng, Mỹ buộc phải thừa nhận thành công của Nga Trước những chiến thắng liên tiếp của lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong các hoạt động tấn công trên bộ, giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc đã buộc phải thừa nhận rằng, chiến dịch không kích của Nga đã thành công hơn hoạt động tương tự của Mỹ. Đại tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham...