Mỹ thừa nhận thất bại trong cuộc chiến truyền thông với Nga
Mỹ chi nhiều tiền cho truyền thông đối ngoại nhưng hiệu quả không cao và bị các hãng của Nga giành mất công chúng.
Bất ngờ trước sự thành công của các hãng truyền thông Nga như RT và Sputnik, Quốc hội Mỹ đã họp lại để xác định xem vì sao ngày càng nhiều người Mỹ và các nước khác quay sang các nguồn tin mới.
Đài truyền hình đối ngoại Nga RT (ảnh: Sputnik)
Phiên điều trần do Ủy ban Đối ngoại Mỹ tổ chức có tựa đề “Đối mặt với việc Nga biến thông tin thành vũ khí”.
Theo RT, nếu nghe các diễn giả tại phiên điều trần thì có thể cảm nhận thấy rằng những người này đang nói chuyện về hành động chiến tranh hơn là nói về các chương trình truyền hình và phát thanh.
Peter Pomerantsev, thuộc viện Legatum, nói vào lúc mở màn phiên họp: “Trong thời gian Nga sáp nhập Crimea vào năm ngoái, hầu hết các nhà báo thế giới đều bối rối… Nước Nga đã phát động một cuộc chiến thông tin chống lại phương Tây và chúng ta đã thất bại”.
Tuy nhiên, theo RT, ông Peter Pomerantsev đã không đề cập đến thực tế là đa phần dân số Crimea thông qua một cuộc trưng cầu dân ý đã nhất trí với việc thống nhất vào nước Nga.
Video đang HOT
Vẫn theo RT, lối biện luận định kiến này chiếm ưu thế áp đảo trong suốt phiên điều trần, đến nỗi nghị sĩ Cộng hòa Dana Rohrabacher yêu cầu có ai đó trình bày quan điểm khác để cân bằng thông tin, so sánh hệ thống tin tức của Mỹ với của Nga để tìm ra sự thật.
Một chuyên gia được mời tới phiên điều trần là cựu nhân viên RT Liz Wahl. Người này tố cáo RT là “không chơi theo luật”.
Tuy nhiên điều này lại làm nảy sinh câu hỏi, vì sao RT và các hãng truyền thông khác của Nga lại có nhiều công chúng.
Đối với các chương trình phát sóng đối ngoại, Mỹ chi tiền vượt trội Nga. Các đài phát thanh như Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Phát thanh châu Âu Tự do đã phát sóng sang Nga hàng thế kỷ. Thế nhưng, theo chính chuyên gia Mỹ, hiệu quả của các cơ quan truyền thông này không cao. Chẳng hạn, Tiếng nói Hoa Kỳ chỉ xếp vị trí thứ 3.828 so với thứ 61 của đài RT của Nga.
Chuyên gia Mỹ Dale thừa nhận Đài phát thanh châu Âu Tự do đã thất bại thảm hại vào năm 2012. Theo Dale, thất bại của đài này là do quản lý kém và thiếu nhà báo có năng lực. Bà cũng thừa nhận RT đang tăng cường ảnh hưởng và thu hút được nhiều khán giả./.
Trung Hiếu Theo Sputnik
Theo_VOV
Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản: 'Tự vấn sâu sắc', theo đuổi hòa bình
"Nhật Bản đã kiên trí theo đuổi chính sách quốc gia hòa bình trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây", Japan Times ngày 7.4 trích trong phần mở đầu Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản năm 2015.
Nhật Bản khẳng định theo đuổi chính sách một quốc gia hòa bình - Ảnh: Reuters
Nhật Bản hôm nay vừa công bố báo cáo về chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao năm 2015, báo cáo này còn được gọi là Sách Xanh Ngoại giao.
Mở đầu chương thứ nhất của Sách Xanh, Nhật Bản khẳng định kiên trì theo đuổi chính sách "một quốc gia hòa bình" trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây, theo Japan Times.
Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, lần đầu tiên trong vòng 9 năm qua, Sách Xanh Ngoại giao sẽ được dịch sang tiếng Anh - một nỗ lực để truyền tải thông tin nhiều hơn về Nhật Bản ra bên ngoài.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết chương 1 của Sách Xanh đề cập đến đường lối hòa bình của Nhật Bản vì năm nay đánh dấu 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong chương 1, cụm từ "tự vấn sâu sắc" cũng được đưa ra thể hiện quan điểm của Nhật Bản về quá khứ.
Việc Nhật Bản khẳng định "tự vấn sâu sắc" được xem là cách nhìn nhận mới trong bối cảnh Hàn Quốc và Trung Quốc liên tục thúc ép Nhật Bản phải có cái nhìn đúng đắn về lịch sử.
Sách Xanh Ngoại giao nêu rõ: "Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực hơn bao giờ hết vào một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng bằng việc hợp tác với các nước dựa trên lập trường "đóng góp tiên phong cho sự hòa bình", trên nguyên tắc hợp tác quốc tế".
Theo báo cáo ngoại giao này, chính sách đối ngoại Nhật Bản bao gồm: tăng cường liên minh Nhật - Mỹ, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và gia tăng ngoại giao kinh tế giúp phục hồi kinh tế quốc gia, theo Japan Times.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida - Ảnh: Reuters
Về quan hệ với Hàn Quốc, Tokyo coi Seoul là "quốc gia láng giềng quan trọng nhất", đồng thời nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp với Seoul có tính quyết định đối với hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo năm 2015 đã bỏ đi đoạn "chia sẻ các giá trị cơ bản như tự do, dân chủ và quyền cơ bản của con người" khi đề cập đến quan hệ với Hàn Quốc.
Liên quan đến sự thay đổi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết đó là sự thay đổi định kỳ và cũng phù hợp với bài phát biểu về chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng 2.
Sách Xanh nhấn mạnh quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ. Báo cáo nêu rõ, Tokyo sẽ làm giàu thêm quan hệ song phương với Washington trên mọi mặt trận, bao gồm việc sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ và di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ tại tỉnh Okinawa.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản coi đó là mối quan hệ "quan trọng nhất", đồng thời đảm bảo sẽ xúc tiến đối thoại ở nhiều cấp và trên nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nhận định rằng chủ nghĩa cực đoan như tổ chức cưcụ đoan Nhà nước Hồi giáo là mối đe dọa đối với toàn cầu, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này, theo Japan Times.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Ba Lan muốn mua tên lửa hành trình Mỹ trang bị cho tàu ngầm Bộ trưởng quốc phòng Ba Lan ngày 12/3 đã công bố một thông tin đáng chú ý, khi cho biết nước này đang tìm mua tên lửa hành trình Tomahawk, để trang bị cho 3 tàu ngầm mới mà nước này muốn mua trong giai đoạn từ này tới năm 2030. Tên lửa hành trình Tomahawk do tập đoàn Raytheon chế tạo (Ảnh:...