Mỹ thừa nhận tầm quan trọng của đường ống Dòng chảy phương Bắc
Trong cuộc họp báo ngày 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price thừa nhận ở giai đoạn hiện nay, nguồn cung cấp thông qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 của Nga là phương án hiệu quả để đảm bảo khí đốt cho châu Âu trong ngắn hạn.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức ngày 8/3/2022. Ảnh: Reuters/TTXVN
Ông Ned Price nhấn mạnh: “Việc nối lại cung cấp khí đốt sẽ giúp cho Đức và các đồng minh châu Âu khác bổ sung dự trữ khí đốt, tăng cường an ninh năng lượng và sự ổn định. Có lẽ các bạn cũng nhận thấy rằng cách đây vài ngày, chúng tôi đã hoan nghênh quyết định của đồng minh Canada về việc trả lại tua-bin (dành cho đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1) cho Đức như một phần của nỗ lực bổ sung nguồn dự trữ trong ngắn hạn”.
Nguồn cung khí đốt thông qua Dòng chảy phương Bắc 1 bị tạm ngừng từ ngày 11 – 21/7 để bảo trì định kỳ. Kể từ giữa tháng 6, đường ống này chỉ hoạt động với 40% công suất tối đa do Canada không trả lại các tua-bin khí của dự án sau khi được sửa chữa tại quốc gia Bắc Mỹ này, với lý do hành động này vi phạm các biện pháp trừng phạt Nga.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nếu Canada không trả lại tua-bin của đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1, Moskva chỉ có thể bơm 30 triệu m3 khí đốt mỗi ngày theo tuyến đường này, thay vì mức 67 triệu m3 hiện nay.
Trong một diễn biến liên quan, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo ngày 20/7 cho biết Washington hy vọng trước tháng 12 tới có thể đưa ra mức giá trần trên phạm vi toàn cầu đối với dầu mỏ của Nga.
Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado (Mỹ), ông Adeyemo nói: “Chúng tôi đang theo sát những bước đi của các nước châu Âu. Họ đưa ra ý tưởng tìm cách đặt ra giá trần (đối với dầu mỏ của Nga) và cho biết điều này sẽ được thực hiện trước tháng 12 tới. Ngoài ra, các nước này còn có kế hoạch thực hiện lệnh cấm bảo hiểm cho các tàu vận chuyển dầu mỏ của Nga”.
Thứ trưởng Adeyemo nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng khi lệnh cấm bảo hiểm có hiệu lực, việc áp mức giá trần trên phạm vi toàn cầu sẽ giúp giảm giá năng lượng trong khi cho phép năng lượng của Nga được đưa ra thị trường thế giới”.
Trong khi đó, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định Moskva sẽ không xuất khẩu dầu nếu mức giá trần thấp hơn chi phí sản xuất.
Tổng thống Putin chỉ ra động cơ khiến Canada không trả tuabin khí đốt cho Nga
Nga đã bác bỏ lý do của Canada về việc trì hoãn trả lại thiết bị quan trọng cho đường ống dẫn khí Nord Stream 1 vận chuyển khí đốt từ Nga tới Đức.
Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), hôm 20/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ ra rằng việc giữ lại các tuabin khí đốt không liên quan gì đến các lệnh trừng phạt mà hoàn toàn vì mục đích kinh tế.
"Quyết định không trả lại tuabin khí đốt không phải do các vấn đề chính trị, cũng như chiến dịch quân sự đặc biệt của chúng tôi ở Ukraine. Động cơ này là thực dụng bởi Canada đang có kế hoạch thâm nhập thị trường châu Âu và phát triển sản xuất khí đốt trong nước", ông Putin tuyên bố tại một diễn đàn ở Moskva.
Tổng thống Putin cũng đặt câu hỏi về chất lượng bảo trì và các thông số kỹ thuật hiện tại của tuabin khí đốt này. Điều đó cho thấy việc vận chuyển khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 có khả năng đột ngột bị gián đoạn hoặc tạm ngừng.
Tuabin khí đốt do Công ty Siemens của Đức sản xuất đã được gửi đến Canada để bảo dưỡng. Tuy nhiên, những thiết bị này không được đưa trở lại Nga đúng hạn do các lệnh trừng phạt của Ottawa nhằm vào Moskva. Sự chậm trễ này đã khiến nhà điều hành khí đốt Gazprom của Nga cắt giảm 60% nguồn cung sang Đức. Sau khi đàm phán với Berlin, Chính phủ Canada đã đồng ý trả lại thiết bị này qua Đức.
Hôm 20/7, Liên minh châu Âu xác nhận tuabin khí đang trên đường đưa trở lại Nga. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết thiết bị này sẽ được trả lại đúng hạn và kêu gọi không nên lấy cớ để ngừng vận chuyển khí đốt đến châu Âu khi quá trình bảo trì đường ống Nord Stream hoàn thành vào ngày 21/7.
Canada là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ 4 trên thế giới và đang bán toàn bộ phần thặng dư cho Mỹ. Hồi tháng 3, Ottawa tuyên bố nước này có khả năng tăng xuất khẩu dầu và khí đốt để giúp cải thiện tình hình an ninh năng nượng toàn cầu.
Canada bàn giao một tuabin khí cho Đức Ngày 18/7, báo Kommersant của Nga dẫn các nguồn thạo tin cho biết Canada đã gửi một tuabin khí cho Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) đến Đức bằng máy bay ngày 17/7 sau khi hoàn tất quá trình bảo dưỡng, sửa chữa. Đường ống dẫn khí đốt của hệ thống Dòng chảy phương...