Mỹ thừa nhận sốc khi điều F-35B đến Philippines tập trận
Mỹ vừa có thừa nhận bất ngờ về khả năng sẵn sàng chiến đấu của F-35B – dòng tiêm kích tàng hình đang tham gia tập trận Balikatan 2019 với Philippines.
Tình trạng thật của toàn bộ phi đội tiêm kích F-35 được Cơ quan đánh giá hoạt động thử nghiệm (DOT&E) thuộc Lầu Năm Góc đưa ra khi dựa vào loạt kết quả nghiên cứu về cả 3 phiên bản F-35A/B/C. Cụ thể, mức độ sẵn sàng chiến đấu của F-35A và F-35B đạt 18%, trong khi đó chỉ số này với F-35C còn thấp hơn nhiều lần.
Tiêm kích F-35B đến Philippines.
Ngay khi kết quả điều tra được công bộ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch phấn đấu để chỉ số sẵn sàng chiến đấu của cả 3 phiên bản thuộc F-35 đều đạt trên 80%. Tuy nhiên, làm cách nào và đến thời điểm nào có thể đạt được chỉ số nói trên thì Lầu Năm Góc không nói đến.
Vấn đề càng khiến người ta bất ngờ hơn bởi ngay khi DOT&E chính thức thông báo kết quả nghiên cứu, lần đầu tiên Thủy quân lục chiến Mỹ điều tàu USS Wasp (LHD 1) mang theo tiêm kích F-35B đến Philippines tập trận Balikatan 2019.
Theo báo cáo của Stars and Stripes, Mỹ và Philippines đã chính thức khởi động cuộc tập trận mang tên Balikatan 2019. Việc F-35B tham gia tập trận cũng đồng thời là lần đầu tiên chiến đấu cơ có thể cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng này tham gia một cuộc tập trận bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
Trong cuộc tập trận Balikatan năm nay, ngoài Mỹ và nước chủ nhà Philippines còn có Hải quân Australia. Tuy nhiên, không rõ quy mô của các bên tham gia cuộc tập trận Balikatan 2019.
Đại tá Colby Howard, sĩ quan chỉ huy của tàu Wasp cho biết: “Chúng tôi rất háo hức khi lần đầu được đến thăm Philippines kể từ khi tàu USS Wasp được chuyển tới Hạm đội 7.
Video đang HOT
Đây là cơ hội tuyệt vời để Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ cùng đồng minh của chúng tôi là Philippines học hỏi lẫn nhau, nhằm cải thiện hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 bên”.
Theo kịch bản cuộc tập trận Balikatan 2019, các lực lượng của Mỹ và Philippines sẽ tiến hành các hoạt động đổ bổ, huấn luyện bắn đạn thật, tác chiến trong môi trường đô thị, diễn tập tác chiến trên biển với các hoạt động cấm – hạ cảnh của F-35B trên tàu USS Wasp.
Tất cả cuộc tập trận đều được tỏ chức tại Luzon và Palawan. Kể từ khi liên minh Mỹ-Philippines được thành lập vào những năm 1950, hai nước đã duy trì hợp tác quân sự tương đối chặt chẽ. Sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ quân sự song phương từng rơi vào lạnh nhạt do việc quân đội Mỹ bị buộc phải rút khỏi căn cứ quân sự ở Philippines, nhưng sau đó đã dần ấm lên.
Bước sang thế kỷ 21, xuất phát từ nhu cầu chống khủng bố, Mỹ đã tăng cường hợp tác quân sự với Philippines. Mỹ cũng coi Philippines là điểm tựa quan trọng cho chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”.
Hai nước đã ký “Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng” vào năm 2014. Thỏa thuận này cho phép Mỹ sử dụng căn cứ quân sự của Philippines để triển khai và khởi chạy trang thiết bị vũ khí.
Đến đầu năm 2016, theo thỏa thuận, hai bên lại đạt được sự nhất trí về việc Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự ở Philippines, cho thấy quan hệ quân sự giữa hai nước được củng cố hơn.
Dù Tổng thống Duterte đã điều chỉnh chính sách của người tiền nhiệm Aquino III và nảy sinh va chạm với Mỹ làm ảnh hưởng tới quan hệ quân sự giữa hai nước nhưng tầm ảnh hưởng của Mỹ trong giới quân sự Philippines được cho là luôn vững chắc.
Tuấn Vũ
Theo PLO
Động đất rung chuyển đảo Mindanao, cảnh báo sóng thần ở Philippines và Indonesia
Cảnh báo sóng thần được ban bố với một phần Philippines và Indonesia sau khi xảy ra trận động đất mạnh 6,9 độ richter ở ngoài khơi đảo Mindanao, phía nam Philippines hôm 29/12.
Trận động đất xảy ra vào 10h39 sáng 29/12 theo giờ Việt Nam ở phía đông nam thành phố Davao, Philippines ở độ sâu 59km, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) cảnh báo nguy cơ sóng thần có thể xảy đến dọc bờ biển Indonesia và Philippines.
"Các đợt sóng thần nguy hiểm sau động đất có thể xảy ra trong phạm vi bán kính 300 km từ tâm chấn dọc theo bờ biển của Indonesia và Philippines", PTWC cho biết.
Cảnh báo sóng thần được đưa ra sau trận động đất rung chuyển đảo Mindanao. (Ảnh: USGS)
Không có đe dọa sóng thần với với tiểu bang Hawaii của Mỹ, PTWC nói thêm.
Văn phòng địa chấn của chính phủ Philippines cho biết một số thành phố ở phía nam nước này có thể cảm nhận rõ ràng những rung lắc mạnh.
Hiện chưa có cập nhật thương vong về người cũng như thiệt hại vật chất.
Philippines và Indonesia đều nằm trong Vành đai Lửa Thái Bình Dương, một đường vòng cung dài 40.000 km với nhiều lớp kiến tạo và chứng kiến khoảng 90% các hoạt động địa chấn của Trái Đất.
Thảm họa động đất gần đây nhất tấn công Philippines là vào năm 2013 khi trận động đất mạnh 7,1 độ richter làm hơn 220 người thiệt mạng.
Indonesia phải hứng chịu 2 thảm họa sóng thần trong năm nay. Cuối tuần trước, 400 người thiệt mạng sau khi ngọn núi lửa phun trào gây ra đợt sóng thần tấn công vùng bờ biển phía tây đảo Java và phía nam Sumatra.
Cuối tháng 9, thảm họa kép động đất và sóng thần ở miền Trung đảo Sulawesi cướp đi sinh mạng của 1.944 người.
(Nguồn: Straitstimes)
SONG HY
Theo VTC
Mỹ cảnh báo công dân khi tới sân bay quốc tế Ninoy Aquino của Philippines Mỹ cảnh báo công dân nước này nâng cao cảnh giác khi tới sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở thủ đô Manila của Philippines vì lí do các vấn đề an ninh tại sân bay này không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Sân bay quốc tế Ninoy Aquino của Philippines....