Mỹ thừa nhận mất ảnh hưởng tại Mỹ Latinh
Tư lệnh Bộ chỉ huy phương Nam của Mỹ John Kelly, cho rằng việc chính phủ Ecuador trục xuất 20 nhân viên của “Nhóm quân sự” làm việc tại Đại sứ quán Mỹ là một bằng chứng của việc Washington mất ảnh hưởng tại quốc gia Nam Mỹ này và tại Mỹ Latinh nói chung.
Điều trần ngày 29/4 trước Hạ viện Mỹ về cuộc chiến chống ma túy, ông Kelly khẳng định hành động của Ecuador cho thấy sự mất ảnh hưởng nói chung của Washington tại Mỹ Latinh bởi “nhiều lý do khác nhau”.
Theo vị tướng trên, Quito quay lưng với Mỹ để quan hệ với các đối tác như Venezuela, Nga hoặc Trung Quốc.
Tổng thống Correa khẳng định sự hiện diện của binh sĩ Mỹ vi phạm chủ quyền của Ecuador (ảnh: Phủ tổng thống Ecuador)
Ông cho rằng các nhân viên của Bộ chỉ huy phương Nam làm việc tại Đại sứ quán Mỹ bị đuổi là các chuyên gia hợp tác với chính phủ Ecuador trong cuộc chiến chống buôn lậu ma túy, một “vấn đề thực sự tại Ecuador”.
Tháng giêng năm nay, chính phủ Ecuador tố cáo sự hiện diện của 50 nhân viên tại Văn phòng hợp tác an ninh trực thuộc Đại sứ quán Mỹ ở Quito-được biết với cái tên “Nhóm quân sự”-, và cho biết không chấp nhận số lượng đông như vậy.
Cùng ngày, phát biểu với báo giới tại thủ đô Quito, Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết từ 50 người, gồm cả nhân viên quân sự và dân sự, nhóm trên đã giảm xuống 20 người và trên nguyên tắc những người này có hạn chót để rời Ecuador vào ngày 30/4.
Nhà lãnh đạo cánh tả này tuyên bố sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài trên lãnh thổ Ecuador là điều không thể chấp nhận được vì vi phạm chủ quyền quốc gia. Ecuador đặt vấn đề chủ quyền lên trên sự hợp tác an ninh với Mỹ.
Video đang HOT
Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Correa yêu cầu Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế của Mỹ (Usaid) tạm ngừng hoạt động tại Ecuador sau khi cáo buộc cơ quan này can thiệp chính trị.
Sau khi lên cầm quyền năm 2007, người đứng đầu nhà nước Ecuador không gia hạn cho Mỹ thuê căn cứ quân sự Manta.
Năm 2012 Quito làm Washington bất bình và thất vọng sau khi cấp quy chế tị nạn cho Julian Assange, người sáng lập trang mạng WikiLeaks và phát tán hàng trăm nghìn điện tín ngoại giao bí mật của Mỹ.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patio cho biết nước ông không coi nhẹ hoặc từ chối hợp tác an ninh với Mỹ, tuy nhiên có điều là Văn phòng hợp tác an ninh quen thiết lập “quan hệ trực tiếp với các đồng nghiệp Ecuador” mà không thông qua đường ngoại giao.
Theo ông, Ecuador quan tâm tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ, tuy nhiên quan hệ này phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và không có sự áp đặt.
Ông cũng cho hay cuộc đối thoại với Mỹ “có tiến triển” và khẳng định việc đóng cửa Văn phòng hợp tác an ninh của Mỹ không ảnh hưởng tới công việc chuẩn bị cho chuyến thăm Quito của Ngoại trưởng John Kerry mà hai bên đang tiến hành./.
Theo VNE
Thế giới bàng hoàng trước sự ra đi của tác giả "Trăm năm cô đơn"
Nhà văn người Colombia từng giành giải Nobel Văn học năm 1982 - Gabriel Garcia Marquez - vừa qua đời tại Mexico ở tuổi 87.
Gabriel Marquez được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha. Năm 1967, cuốn tiểu thuyết này đã bán được hơn 30 triệu bản. Năm 1982, nhà văn được trao giải Nobel Văn học.
Trong những năm tháng cuối đời, sức khỏe nhà văn Gabriel Marquez đã dần suy sụp, vì vậy, ông ít xuất hiện trước công chúng.
Gabriel Marquez nổi tiếng với vai trò một nhà văn đi tiên phong trong dòng văn học hiện thực huyền ảo, một phong cách độc đáo pha trộn giữa những yếu tố thực và ảo.
Với những tác phẩm của mình, ông đã mang vẻ đẹp Mỹ Latinh và những giằng xé, đối lập trong cuộc đời con người đến với trái tim hàng triệu độc giả trên khắp thế giới.
Người con Colombia vĩ đại nhất
Nhà văn Gabriel Marquez đã qua đời vào hôm 17/4 (rạng sáng 18/4 theo giờ Việt Nam) tại Mexico. Sau khi tin tức về sự ra đi của nhà văn chính thức được gia đình xác nhận, những nhân vật hàng đầu trong giới chính trị gia Colombia cùng các nghệ sĩ nổi tiếng ở quốc gia này đã bày tỏ niềm tiếc thương dành cho ông.
Tổng thống Colombia - Juan Manuel Santos - viết trên trang cá nhân: " Trăm năm cô đơn và nỗi buồn trước sự ra đi của một người con Colombia vĩ đại nhất mọi thời đại".
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng chia sẻ về nỗi mất mát "một trong những nhà văn vĩ đại nhất, một trong những tác gia được yêu thích nhất" của riêng ông cũng như độc giả trên khắp thế giới.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng bày tỏ niềm thương tiếc: "Tôi đã bị choáng ngợp trước trí tưởng tượng thiên tài của ông, cách suy nghĩ mạch lạc và một sự trung thực hiếm có trong cảm xúc... Ông đã nắm bắt được trọn vẹn niềm vui, nỗi buồn của cả loài người".
Những năm tháng cuối đời bệnh tật
Hiện nguyên nhân chính xác dẫn đến sự ra đi của nhà văn Garcia Marquez vẫn chưa được thông báo nhưng việc ông liên tục phải nhập viện vì những vấn đề sức khỏe trong những năm tháng cuối đời đã được biết tới từ lâu.
Ông được bệnh viện đưa về nhà nghỉ ngơi vào tuần trước và được cho biết là sức khỏe ở tình trạng rất "mong manh" vì bệnh tật và do tuổi tác.
Sự ra đi của Garcia Marquez chắc chắn sẽ là một tin buồn chung đối với cả dân tộc Colombia cũng như người dân Mexico - nơi ông đã sinh sống trong suốt 30 năm cuộc đời cho tới tận khi nhắm mắt xuôi tay.
Trước tin buồn này, Tổng thống Mexico - ông Enrique Pena Nieto - cũng đã có phát biểu chính thức: "Thay mặt cho người dân Mexico, tôi xin được bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trước sự ra đi của một trong những nhà văn vĩ đại nhất mọi thời đại".
Nữ ca sĩ nhạc pop nổi tiếng thế giới đến từ Colombia - Shakira - chia sẻ: "Nhà văn Garcia Marquez sẽ mãi sống trong trái tim chúng ta. Cuộc đời ông sẽ luôn được người dân Colombia nhớ tới bởi ông là một thiên tài đặc biệt riêng có của đất nước Colombia".
Những nhà văn nổi tiếng trên khắp thế giới, bao gồm cả những tên tuổi từng nhận giải Nobel Văn học cũng đã đưa ra những lời chia buồn trước sự ra đi của cây bút vĩ đại.
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của Garcia Marquez có thể kể tới "Trăm năm cô đơn", "Tình yêu thời thổ tả", "Ký ức về một cái chết được báo trước", "Viên tướng trong mê cung"...
Theo Dantri
Những "con rắn" và "cái thang" của ông Obama Nếu Tổng thống Barack Obama nhìn nhận triển vọng chính sách đối ngoại năm 2014 như một trò chơi điện tử phổ biến hiện nay, thì những "con rắn" - các thách thức buộc ông phải nhảy qua, là rất nhiều so với những "cái thang" - các trợ giúp để ông đến được thành công. Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng...