Mỹ thừa nhận có thể diệt nhầm lính Iraq khi không kích IS
Quân đội Mỹ hôm qua cho biết một đợt không kích do liên minh quốc tế triển khai nhằm vào Nhà nước Hồi giáo có thể đã diệt nhầm các binh sĩ Iraq, vụ “bắn nhầm” đầu tiên nếu được xác nhận.
Một binh sĩ Iraq khảo sát khu vực cách thành phố Fallujah khoảng 16 km ngày 12/3. Ảnh: Stars and Stripes.
“Thông tin ban đầu cho thấy có khả năng một trong những đợt không kích đã khiến binh sĩ Iraq thiệt mạng dù có sự phối hợp với các lực lượng an ninh trên bộ của Iraq”, AFP dẫn thông báo từ quân đội Mỹ cho biết. Washington sẽ điều tra thông tin này.
Trước đó, trung tâm chỉ huy tác chiến hỗn hợp Iraq thông báo có 10 binh sĩ bị thương hoặc thiệt mạng ở phía nam Fallujah, một thành trì của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Video đang HOT
“Liên minh gửi lời chia buồn về tổn thất sinh mạng của lực lượng an ninh Iraq dũng cảm tại các chiến tuyến chống IS”, quân đội Mỹ cho biết thêm.
Theo Washington, mọi đợt không kích nhằm vào IS đều được triển khai với sự cho phép từ Baghdad và “trước đó liên minh chưa từng để xảy ra vụ bắn nhầm nào ở Iraq trong Chiến dịch Nhổ tận gốc”.
Vị trí thành phố Fallujah. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Tham vọng hiệu triệu quần hùng
Ả Rập Xê Út tuyên bố đã thành lập được liên minh gồm 34 quốc gia cùng tuyên chiến với khủng bố nói chung và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nói riêng.
Trên thế giới hiện nay đang có những hình thức liên minh, liên kết và co cụm để đối phó khủng bố quốc tế và tiêu diệt IS. Cuộc chiến này diễn ra rất quyết liệt và không khoan nhượng nhưng chưa thể nói đến khi nào mới ngã ngũ.
Bản thân Ả Rập Xê Út cũng đang đứng đầu một liên quân với vài thành viên đều là các vương triều ở vùng Vịnh để tiến hành chiến tranh ở Yemen. Mục tiêu không phải để chống khủng bố hay IS mà bảo vệ chính thể nước này và đẩy lùi sự thắng thế của phe đối lập bị cho là "cánh tay nối dài" của Iran.
Với liên minh mới, Ả Rập Xê Út còn nhằm mục tiêu là giành ưu thế so với Iran, chứng tỏ có đủ khả năng và uy tín để hiệu triệu quần hùng trong thế giới Hồi giáo. Tập hợp được lực lượng đông đảo như thế đồng nghĩa với việc Ả Rập Xê Út có điều kiện và vị thế thuận lợi để cô lập, vô hiệu hóa Iran.
Dù vậy, sự kiện này vẫn có ý nghĩa rất đặc biệt bởi lần đầu tiên có chuyện các nước Hồi giáo tự tập hợp thành một lực lượng có tổ chức để chống khủng bố nói chung và chống IS nói riêng. Mục tiêu đối phó rộng hơn chứ không chỉ có mỗi IS. Diện các thành viên tham gia bao trùm hơn chứ không chỉ có ở Trung Đông và vùng Vịnh vì có cả Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan hay Malaysia góp mặt. Các nước này còn muốn dùng chống khủng bố để cứu chính Hồi giáo.
La Phù
Theo Thanhnien
Mỹ kêu gọi Thụy Điển tham gia liên minh chống IS Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã gửi thư cho người đồng cấp Thụy Điển đề nghị hỗ trợ trong cuộc chiến chống IS, báo Sự thật Komsomol (Nga) ngày 9.12 dẫn tin báo Expressen (Thụy Điển). Binh lính Thuỵ Điển - Ảnh: Reuters Vấn đề này đang được chính phủ vương quốc Thụy Điển thảo luận. Theo thư ký báo chí...