Mỹ thử nghiệm vũ khí hạ drone chi phí thấp bắn từ F-16
Không quân Mỹ đã thử nghiệm thành công rocket dẫn đường laser phóng từ tiêm kích F-16 có thể tiêu diệt các drone với chi phí thấp và hiệu quả cao.
Defense News cho biết gói vũ khí mới được gọi là Hệ thống vũ khí tiêu diệt chính xác tiên tiến AGR-20A (APKWS), do BAE Systems chế tạo. Hệ thống đã được thử nghiệm hôm 19/12 tại căn cứ không quân Eglin, bang Flordia.
Một chiếc F-16 thuộc phi đội thử nghiệm và đánh giá số 85, phi đoàn 53 đã dùng AGR-20A để tiêu diệt máy bay không người lái trên bầu trời Vịnh Mexico. Cảnh quay ngắn do Defense News công bố cho thấy F-16 bay ở độ cao thấp và phóng một tên lửa vào máy bay không người lái.
“Đây là thử nghiệm chưa từng có và sẽ định hình tương lai về cách không quân thực thi chương trình phòng thủ tên lửa hành trình và máy bay không người lái (CMD). Đây là một ví dụ điển hình về cách phi đoàn 53 sử dụng các nguồn lực sẵn có để sáng tạo giải pháp giúp tăng cường khả năng chiến đấu cho các đơn vị của chúng tôi”, đại tá Ryan Messer, tư lệnh phi đoàn 53 cho biết trong một tuyên bố.
APKWS là một giải pháp thông minh hóa vũ khí không có điều khiển để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng. Ảnh: BAE Systems.
Trung úy Savanah Bray, phát ngôn viên của phi đoàn 53, nói với Military.com rằng, dù F-16 có thể mang tới 14 đạn tên lửa APKWS, nhưng nó chỉ cần bắn một tên lửa dẫn đường laser đã có thể tiêu diệt mục tiêu.
Video đang HOT
Ban đầu APKWS được phát triển như một gói vũ khí chi phí thấp để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ và giảm tối đa thiệt hại đối với khu vực xung quanh mục tiêu, để đáp ứng nhu cầu ở chiến trường Afghanistan và Iraq.
Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm hôm 19/12 trong kịch bản không đối không đã mang lại cho không quân một giải pháp chi phí thấp khi so với tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM. Phát ngôn viên Bray cho biết mỗi quả tên lửa AIM-120 AMRAAM có đơn giá từ 600.000-850.000 USD, trong khi mỗi APKWS có giá chỉ khoảng 30.000 USD.
Tuy nhiên, AIM-120 có thể tiêu diệt các mục tiêu ở tầm xa hơn 154 km, trong khi APKWS có tầm bắn chỉ hơn 19 km. APKWS thực chất là bổ sung hệ thống dẫn đường bằng laser cho rocket không điều khiển Hydra 70.
Đây là giải pháp thông minh hóa vũ khí không có dẫn đường để tăng hiệu quả sử dụng, tương tự bộ dẫn đường bằng GPS JDAM để biến những quả bom thông thường thành bom thông minh.
Mỗi chiếc F-16 có thể mang nhiều APKWS gấp 2-3 lần so với công suất hiện tại với tên lửa AIM-120. APKWS đem lại giải pháp chi phí thấp để đối phó hiệu quả với các mục tiêu rẻ tiền như máy bay không người lái.
Đại tá Messer cho rằng APKWS là một giải pháp hiệu quả để phòng thủ kết hợp ở khu vực Vịnh Arab, khu vực đang đối mặt với nhiều mối đe dọa từ drone và tên lửa hành trình giá rẻ.
Theo news.zing.vn
SAA tung pháo phản lực hàng đầu thế giới vào trận Idlib
Với việc điều hệ thống BM-30 Smerch cùng nhiều vũ khí tối tân khác đến Idlib, quân chính phủ Syria (SAA) đang chuẩn bị cho cuộc chiến tổng lực tại đây.
Đợt điều động vũ khí mới của SAA đến Nam Idlib được hãng thông tấn SANA cho biết, trong đó có số lượng lớn xe tăng, lực pháo và đặc biệt là số lượng lớn (không rõ con số cụ thể) hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ lớn BM-30 Smerch.
Ngoài ra, những hệ thống pháo phản lực hạng nặng khác cũng được SAA tăng cường như pháo phản lực phóng loạt khá đa dạng như BM-21 Grand, BM-27 Uragan...
Tùy thuộc vào yêu cầu của chiến trường tại Idlib, từng loại vũ khí sẽ được sử dụng nhằm đảm bảo tối ưu khả năng phá hủy mục tiêu.
Hệ thống BM-30 Smerch khai hỏa.
Trong các trận đánh thông thường của SAA thì BM-21 (122mm) được sử dụng với tần suất khá lớn và được trang bị cho mọi đơn vị pháo binh, tuy nhiên đối với các trận đánh quan trọng BM-27(220mm) và BM-30 (300mm) lại đóng vai trò then chốt.
Ngay khi có mặt tại Idlib, một số vũ khí được điều động đã trực tiếp tham gia chiến đấu. Tất cả số vũ khí này đã được SAA nhanh chóng triển khai sau khi lệnh ngừng bắn bị phá bỏ. Lý do quân chính phủ Syria phải dùng đến BM-30 là để lấp vào khoảng trống do Không quân Nga để lại bởi lực lượng này đã hạn chế không kích tại Nam Idlib.
BM-30 Smerch được xem là một trong những hệ thống pháo phản lực phóng loạt mạnh nhất thế giới hiện nay. Sức mạnh của BM-30 Smerch hơn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật với đòn phóng loạt. Sự xuất hiện của BM-30 có thể khiến phiến quân tại Idlib tiếp tục chuỗi ngày "ác mộng tồi tệ" tại khu vực này.
Pháo BM-30 Smerch được phát triển vào đầu những năm 1980 và chấp nhận trang bị cho Hồng quân Liên Xô năm 1987. Hiện nay, Quân đội Nga còn trong biên chế khoảng 100 hệ thống BM-30 Smerch và vẫn còn giữ dây chuyền sản xuất.
Tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch được thiết kế với nhiều thành phần với đạn rocket 9M55 hoặc 9M528, xe phóng BM 9A52-2, xe tiếp đạn TZM 9T234-2... Xe phóng 9A52-2 của tổ hợp pháo phản lực BM-30 được thiết kế bệ phóng 12 nòng cỡ 300mm đặt ở đuôi xe cùng hệ thống thủy lực nâng hạ pháo.
BM-30 Smerch được trang bị đạn rocket tiêu chuẩn cỡ 300mm, dài 7,6m, nặng 800kg, đạt tầm bắn 20-70km. Ước tính thời gian bắt hết 12 viên đạn mất 38 giây. Vũ khí này được đánh giá là rất hữu hiệu khi chống lại mục tiêu bộ binh địch tập trung lớn, xe bọc thép, trận địa pháo và mục tiêu diện rộng.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Trung Quốc dọa trừng phạt các công ty Mỹ bán tiêm kích F-16 cho Đài Loan Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Mỹ có liên quan đến thương vụ. Trung Quốc ngày 21/8 thông báo sẽ trừng phạt những công ty Mỹ có liên quan đến hợp đồng bán tiêm kích cho Đài Loan, theo AFP. "Trung Quốc sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết...