Mỹ thử nghiệm tiêm kích tàng hình cất cánh theo kiểu nhảy cầu
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35B vừa qua đã có buổi cất cánh lần đầu tiên kiểu nhảy cầu (ski-jump) tại một căn cứ của Hải quân Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-35B được thiết kế có khả năng cất cánh theo phương thẳng đứng và bằng kiểu nhảy cầu.
Trong cuộc thử nghiệm mới đây tại căn cứ hải quân Patuxent River ở Maryland (Mỹ), F-35B lần đầu tiên cất cánh thành công bằng kiểu nhảy cầu.
F-35 là phản lực chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ 5 của Mỹ.
Video đang HOT
F-35 là phản lực chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ 5 của Mỹ, với ba phiên bản chính là: F-35A, F-35B 15,67 m, sải cánh 10,7m, điểm cao nhất đạt 4,33 m.
Tải trọng cất cánh rỗng của F-35 đạt 13,3 tấn (cất cánh với đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (dành cho các tàu sân bay).
Một động cơ duy nhất cho phép F-35 di chuyển với vận tốc Mach 1,6 (tương đương 1.930 km/h).
Trần bay tối đa của F-35 là 18,288 m, phạm vi hoạt động tối đa đạt 2.220 km.
F-35 mang một pháo 4 nòng GAU-22/A Equalizer, cỡ nòng 25 mm. 6 giá treo dưới cánh cùng khoang vũ khí trong thân cho phép F-35 triển khai tên lửa đối không, đối đất, đối hạm và bom các loại.
YÊN YÊN (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủy quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm F-35 nhảy cóc
Quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm cất cánh theo kiểu nhảy cóc cho các máy bay chiến đấu phản lực phiên bản của F-35.
Phiên bản máy bay cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng(STOVL) F-35B được thiết kế để khởi động và đáp cánh trên boong của tàu sân bay cỡ nhỏ và thường có quân số nhiều hơn F-35 trong các hạm đội Mỹ và đồng minh.
Thay cho đường băng dài thường thấy ở các tàu sân bay quy mô chuẩn, giới quân sự Mỹ đã lắp thêm một đường dốc đi lên cho việc cất cánh F-35B diễn ra thuận lợi.
Để tiến hành kiểm tra mô phỏng tại Trạm Không lực Hải quân (NAS) trên sông Patuxent ở Maryland, Mỹ đã sử dụng một đoạn đường nối được trang bị cho tàu sân bay HMS Illustrious không còn hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh.
Máy bay F-35 của Mỹ hiện đã bước đến những chặn cuối trong quá trình thử nghiệm (Ảnh: Sputnik News)
Những cuộc cất cánh kiểu này cũng đã được thử nghiệm trên chiếc tàu chiến đa năng ISS Wasp vào hồi đầu tháng này.
Việc cất cánh gần như thẳng đứng cho phép chiếc máy bay phản lực phóng đi với trang bị vũ khí và nhiên liệu nhiều hơn, và tận dụng một không gian nhỏ hơn. Mặt khác, cách thức hoạt động cũng tạo ra nhiều thời gian cho phi công để vận hành máy bay an toàn hơn. Peter Wilson, trưởng phi công thử nghiệm F-35B thuộc tập đoàn sản xuất vũ khí BAE Systems Anh cho hay: "Lợi ích thực sự là tiết kiệm thời gian. Một khi đã trên không, bạn đang bay hướng lên trên chứ không phải theo chiều ngang, và điều này mang lại cho bạn thêm thời gian để nhận xét tình hình." F-35B là một trong ba biến thể của máy bay chiến đấu dòng F-35 và dự kiến sẽ đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) vào mùa hè này. Ngoài ra, chiếc F-35A là dành cho Lực lượng Không quân, còn F-35C thuộc về Lực lượng Hải quân Mỹ.
Tri Thông
Theo_PLO
Hỗn loạn khắp New Zealand, máy bay không được cất cánh Hàng trăm máy bay chở khách nằm dài trên đường băng tại tất cả các sân bay trên khắp New Zealand sau khi hệ thống radar trên toàn nước này gặp sự cố. Vấn đề được phát hiện ngay trước lúc 3h chiều giờ địa phương hôm nay (23/6) buộc giới chức hàng không dân dụng phải dừng ngay lập tức mọi chuyến...