Mỹ thử nghiệm lựu pháo mới XM1203 NLOS-C
Mỹ đang tiến hành thử nghiệm một loại vũ khí tương lai mới – lựu pháo tự hành XM1203 None-Line of Sight Cannon (NLOS-C) cỡ 155 mm.
Lựu pháo tự hành loại này được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo trong khuôn khổ chương trình “hệ thống tác chiến tương lai” của Bộ Quốc phòng Mỹ. Nó có khả năng bắn và tiêu diệt mục tiêu ngay tại vị trí trú ẩn.
Đối với một số chuyên gia, trong thời đại vũ khí có điều khiển và chính xác cao như hiện nay thì lựu pháo tự hành chỉ là “tàn dư” của thế kỷ trước. Tuy nhiên, trên thực tế hoàn toàn không phải vậy.
Video đang HOT
Đạn pháo tự hành khi bắn ra không bị tác động của các thiết bị gây nhiễu bằng vô tuyến điện, đồng thời các phương tiện phòng không của đối phương cũng rất khó để có thể đánh chặn được nó, thậm chí còn khó hơn nhiều so với đánh chặn tên lửa.
Hơn nữa, pháo tự hành lại có tốc độ bắn rất cao (gần tương đương với hệ thống hỏa lực bắn giàn phản lực), cơ số đạn khá nhiều mà lại rẻ hơn rất nhiều so với tên lửa, trong khi hiệu quả hoạt động lại không hề thua kém.
Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm lựu pháo NLOS-C đầu tiên vào tháng 10/2006, biến thể đầu tiên dạng tháp pháo kín của loại lựu pháo này vào tháng 5/2008 từ thiết bị chuyền tải của nhà máy BAE Systems.
Các chuyên gia thiết kế của Mỹ cho rằng, khả năng cơ động linh hoạt của pháo tự hành là phương pháp bảo vệ tốt nhất, thay vì quá chú trọng vào lớp vỏ thép bảo vệ bên ngoài như các phương tiện tác chiến khác.
Do vậy, họ đã quyết định chế tạo lớp vỏ bằng nhôm chỉ có thể giúp bảo vệ cho kíp lái trước các mảnh vỡ của bom, đạn. Nhờ lớp vỏ ngoài bằng nhôm nên trọng lượng của NLOS-C là gần 20 tấn và có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường không.
NLOS-C được trang bi thiết bị làm mát rất hiệu quả nên có thể bắn liên tục 8 cơ số đạn (24 viên đạn) trong vòng 4 phút, có khả năng tự động nạp điện, có thể theo dõi quỹ đạo bay của đạn bằng radar.
Máy tính tính hợp trên xe sẽ phân tích các thông tin về quỹ đạo bay của viên đạn trước so với mục tiêu để điều chỉnh cho các lần bắn sau được chính xác và hiệu quả hơn.
Do được trang bị động cơ điện, lại có khả năng tự động nạp điện nên biên chế kíp lái trên xe chuyên dụng chở NLOS-C chỉ có 2 người: lái xe kiêm kỹ thuật viên và hỏa lực viên kiêm chỉ huy.
Theo dự kiến ban đầu, bắt đầu từ năm 2012 Mỹ sẽ đưa khoảng 20 mẫu lựu pháo NLOS-C để thử nghiệm. Nếu kết quả thử nghiệm thành công thì sẽ bắt đầu cung cấp hàng loạt cho quân đội vào năm 2014.
Tuy nhiên, chương trình “hệ thống tác chiến tương lai” đã bị tạm dừng triển khai từ năm 2009. Do đó, việc phát triển pháo tự hành nói chung và NLOS-C nói riêng đến nay vẫn là vấn đề mở, chưa có lời đáp.
Theo Giáo Dục VN