Mỹ thử nghiệm căn cứ không quân “đóng hộp” đề phòng Nga tại châu Âu
Không quân Mỹ đang thử nghiệm loại căn cứ “đóng hộp” mới ở Ba Lan nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai lực lượng tại quốc gia nào ở châu Âu, sẵn sàng tác chiến trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
Binh sĩ Mỹ tại Ba Lan (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo Defense News, căn cứ “đóng hộp” mà Mỹ đang thử nghiệm ở Ba Lan sẽ cho phép Mỹ di chuyển nhanh chóng tới một địa điểm của quốc gia đối tác, thiết lập nên căn cứ không quân tạm thời, triển khai phi đội và đẩy nhanh tốc độ sẵn sàng tác chiến” trong bối cảnh căng thẳng với Nga vẫn đang có dấu hiệu leo thang.
“Khi chúng tôi triển khai lực lượng vào thời bình, các nước chủ nhà rất hào phóng hỗ trợ. Nhưng trong khủng hoảng, các đối tác sẽ cần lực lượng của họ để thực hiện các nhiệm vụ mà nước đó ưu tiên và chúng tôi buộc phải tham gia vận hành và tác chiến cùng”, Chuẩn Tướng Roy Agustin, Giám đốc hậu cần, kỹ thuật và bảo vệ lực lượng của Không quân Mỹ, cho biết.
Ông Agustin giải thích rằng thay vì trở thành “gánh nặng” cho các đối tác khu vực bằng việc yêu cầu họ cung cấp điện năng và nơi đồn trú, các căn cứ “đóng hộp” có tính lưu động cao và cho phép họ triển khai và sẵn sàng tác chiến nhanh chóng.
Dù thuật ngữ “đóng hộp” khiến mô hình căn cứ này nghe có vẻ nhỏ gọn, nhưng thực tế để triển khai trọn vẹn, nó cần rất nhiều các thành tố cấu thành. Theo Defense News, Mỹ đã triển khai 87 xe tải, 2 máy bay vận tải quân sự C-130J và một đoàn tàu để mang 321 thiết bị tới Ba Lan trong lần tập dượt vừa qua.
Video đang HOT
Chuyến hàng đầu tiên được xếp lên phương tiện vào ngày 16/7 và toàn bộ mọi thiết bị tới Ba Lan vào ngày 31/7. Do căn cứ này mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nên Mỹ mới chỉ lắp đặt 20 % so với hệ thống căn cứ đầy đủ.
Ông Agustin giải thích rằng hệ thống căn cứ này khác biệt với những căn cứ lưu động truyền thống là nó bao gồm cả bộ phận y tế, bộ phân vận tải, phương tiện xây dựng và công cụ để lắp đặt căn cứ. Không quân Mỹ sẽ đặt hệ thống này trên khắp châu Âu, để có thể triển khai nhanh chóng khi xảy ra mối đe dọa về an ninh.
Động thái của Mỹ được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa NATO và Nga không có dấu hiệu giảm nhiệt kể từ vụ việc bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, cũng như phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào nội bộ Ukraine.
Đầu năm nay, Ba Lan được cho là đã sẵn sàng chi 2 tỷ USD để mời quân đội Mỹ về đồn trú dài hạn nhằm đối phó với Nga. Hồi cuối tháng 5, Moscow cho biết hành động của Ba Lan có thể “dẫn đến sự đáp trả từ phía Nga”.
Đức Hoàng
Theo Dantri/Newsweek
Mỹ thử nghiệm căn cứ 'đóng hộp' đề phòng Nga tại châu Âu
Không quân Mỹ đang thử nghiệm căn cứ không quân "đóng hộp" mới ở Ba Lan chuẩn bị tác chiến trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
Theo Defense News, căn cứ "đóng hộp" mà Mỹ đang thử nghiệm ở Ba Lan sẽ cho phép lực lượng Mỹ di chuyển nhanh chóng tới một địa điểm của quốc gia đối tác, lập nên căn cứ không quân tạm thời, triển khai phi đội và đẩy nhanh tốc độ sẵn sàng tác chiến" trong bối cảnh căng thẳng với Nga vẫn đang có dấu hiệu leo thang.
Binh lính Mỹ trong một buổi lễ ở Olszyna, Ba Lan. Ảnh: GETTY
"Khi chúng tôi triển khai lực lượng vào thời bình, các nước chủ nhà rất hào phóng hỗ trợ. Nhưng trong khủng hoảng, các đối tác sẽ cần lực lượng của họ để thực hiện các nhiệm vụ mà nước đó ưu tiên và chúng tôi buộc phải tham gia vận hành và tác chiến cùng"- Chuẩn Tướng Roy Agustin, Giám đốc hậu cần, kỹ thuật và bảo vệ lực lượng của Không quân Mỹ, cho biết.
Theo như ông Agustin giải thích, thay vì trở thành "gánh nặng" cho các đối tác khu vực bằng việc yêu cầu họ cung cấp điện năng và nơi đồn trú, các căn cứ "đóng hộp" có tính lưu động cao và cho phép họ triển khai và sẵn sàng tác chiến nhanh chóng.
Dù thuật ngữ "đóng hộp" khiến mô hình căn cứ này nghe có vẻ nhỏ gọn, nhưng thực tế để triển khai trọn vẹn, nó cần rất nhiều các thành tố cấu thành. Theo Defense News, Mỹ đã triển khai 87 xe tải, 2 máy bay vận tải quân sự C-130J và một đoàn tàu để mang 321 thiết bị tới Ba Lan trong lần tập dượt vừa qua.
Chuyến hàng đầu tiên được xếp lên phương tiện vào ngày 16-7 và toàn bộ thiết bị tới Ba Lan vào ngày 31-7. Do căn cứ này mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nên Mỹ mới chỉ lắp đặt 20 % so với hệ thống căn cứ đầy đủ.
Máy bay Không quân Mỹ chở binh sĩ cùng trang thiết bị tới một căn cứ không quân ở Ba Lan tại Swidwin. Ảnh: GETTY
Ông Agustin giải thích rằng hệ thống căn cứ này khác biệt với những căn cứ lưu động truyền thống là nó bao gồm cả bộ phận y tế, bộ phận vận tải, phương tiện xây dựng và công cụ để lắp đặt căn cứ. Không quân Mỹ sẽ đặt hệ thống này trên khắp châu Âu, nhằm có thể triển khai nhanh chóng khi xảy ra mối đe dọa về an ninh.
Động thái của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn tiếp tục căng thẳng kể từ sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ và ủng hộ phe nổi dậy ly khai ở Ukraine năm 2014.
Trước đó trong năm nay, xuất hiện một số báo cáo cho rằng Ba Lan sẵn sàng chi 2 tỉ USD để mời quân đội Mỹ về đồn trú dài hạn nhằm đối phó Nga. Hồi cuối tháng 5, Moscow cho biết hành động của Ba Lan có thể "dẫn đến sự đáp trả từ phía Nga".
THÁI LAI
Theo PLO
Tại sao thế giới lo "sốt vó" sức mạnh năng lượng Nga Một đường ống dẫn khí đốt mới được lên kế hoạch nối Nga với châu Âu đang làm rung chuyển bàn cờ địa chính trị. Đường ống Nord Stream 2 đã làm Đông Âu lo ngại, Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích và đặt Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ghế nóng. Nord Stream 2 là đường ống dưới lòng biển dài...