Mỹ thu hồi hàng Trung Quốc gây nhiều nguy hiểm
Trong 5 sản phẩm bị Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng Mỹ tiến hành thu hồi kể từ ngày 23/5 vì lí do những sản phẩm này gây nhiều nguy hiểm cho người tiêu dùng thì có tới 3 sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.
Ghế văn phòng gây các chấn thương
Nhà bán lẻ dụng cụ văn phòng phẩm Office Depot tại Mỹ mới công bố đã thu hồi 1,4 triệu ghế văn phòng Office Depot Gibson Leather Task Chairs. Nằm trong danh sách bị thu hồi ghế có mã số SKU 105.479 và số đăng kí PA 27248 (CN), PA 25498 (CN), PA 25276 (HK) hoặc CA 35181 (RC). Những con số này có thể được tìm thấy phía dưới của chỗ ngồi, bên cạnh dòng chữ “Made in China”.
Những chiếc ghế này có màu đen, không có tay dựa, di chuyển nhờ 5 bánh xe. Chúng được sản xuất tại Trung Quốc và được bán độc quyền ở các cửa hàng bán lẻ đồ gia dụng Office Depot và trực tuyến từ năm 2003 đến năm 2012, với giá 40 USD/chiếc.
Theo công ty Office Depot, sản phẩm này bị thu hồi vì các mối hàn trên chiếc ghế rất lỏng lẻo, có thể bị nứt và tách khỏi phần thân của ghế gây ra mối nguy hiểm cho người tiêu dùng, thậm chí có thể bị gãy lưng và hông.
Trước khi thông báo thu hồi, Office Depot đã nhận được khoảng 153 báo cáo liên quan đến các mối hàn ở ghế bị nứt hoặc vỡ, trong đó có 25 báo cáo về các trường hợp bị trầy xước, chấn thương đầu, cổ, bị gãy lưng và hông cần được chữa trị kịp thời.
Bộ đồ chơi xây dựng dành cho trẻ em gây nghẹt thở
Video đang HOT
Bộ đồ chơi Xây dựng Bristle Builders for Toddlers dành cho trẻ từ 3 – 12 tuổi, với 52 miếng nhựa ghép bao gồm phần hình ghép và ba con vật nuôi (con vịt màu vàng có đế màu tím, con ngựa màu nâu có đế màu xanh nước biển, con lợn màu hồng có đế màu xanh lá cây) có các chốt nhựa đảm bảo cho tất cả các mảnh đều được kết nối. Mã số sản xuất EC559597 được in trên mặt mịn của đế màu xanh lá cây được sản xuất tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Chúng được bán tại các cửa hàng bán lẻ đồ gia dụng Lakeshore và trên trang web trực tuyến www.lakeshorelearning.com từ tháng 12 – 2013 đến tháng 4 – 2014.
Khung hình ba con vật có thể bị tách ra, gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ nhỏ. Mặc dù chưa có sự cố nào được báo cáo, tuy nhiên Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ vẫn quyết định thu hồi khoảng 2000 bộ đồ chơi ghép hình trên bị lỗi.
Thu hồi đèn huỳnh quang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Thương hiệu đèn huỳnh quang Commercial Electric được bán tại các cửa hàng đèn huỳnh quang sử dụng 2 bóng, kích thước 48 inch, 2 pin, T8. Kiểu mẫu CESL401-06 và mã số 201-462 được in trên nhãn màu trắng phía đầu bóng đèn sản xuất tại Trung Quốc. Đồ gia dụng đèn huỳnh quang này được bán tại The Home Depot từ tháng 8 – 2013 đến tháng 3 – 2014.
Theo nghiên cứu cho thấy, các ổ cắm đèn kết nối lỏng lẻo gây ra hiện tượng hồ quang điện và cháy nổ. Trên thực tế, đã có 888 báo cáo về sự cố xảy ra bao gồm: 382 trường hợp do hút thuốc, 328 trường hợp gây ra hiện tượng bắt lửa, 173 trường hợp lóe lửa và 5 trường hợp khác có hiện tượng phóng điện hồ quang điện. Mặc dù chưa xảy ra thương tích nào nhưng giới quan chức vẫn tiến hành thu hồi 222.000 bóng đèn gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nhiều siêu thị điện máy lên kế hoạch sàng lọc hàng Trung Quốc
Khảo sát nhóm hàng điện máy mà Trung Quốc đang có thế mạnh hiện nay, nhiều nhà bán lẻ xác nhận, hiện nay vẫn còn nhiều mặt hàng của những nhà sản xuất Trung Quốc không mấy tên tuổi xuất hiện trên quầy của họ. Tuy nhiên, nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị bán lẻ hàng điện máy - kỹ thuật số đang từng bước nói "không" với những nhãn hiệu Trung Quốc "chưa thuộc về toàn cầu".
Hiện nay, nhóm hàng phụ kiện dành cho smartphone và laptop chủ yếu là sản phẩm của các nhãn hàng "không có tên tuổi" từ bên Trung Quốc tràn sang. Thế mạnh của nhóm hàng này là giá rẻ.
Theo nhu cầu của khách hàng
Cũng như nhiều nhà bán lẻ, hệ thống bán lẻ hàng điện máy BK Computer có một đội ngũ nhân viên để tìm kiếm những mặt hàng mới lạ, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
Theo ông Nguyễn Cảnh Hiền, giám đốc kinh doanh của BK Computer, có những nhân viên kỹ thuật chuyên kiểm định chất lượng của những mặt hàng trước khi được nhập về Việt Nam. "Dù đặt mục tiêu lợi nhuận nhưng BK Computer chỉ nhập những mặt hàng của các công ty có tên có tuổi hẳn hoi để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhóm khách hàng có thu nhập thấp như lao động phổ thông, sinh viên..., còn về chế độ hậu mãi, chúng tôi cam kết thực hiện cho khách hàng", ông Hiền giải thích thêm.
Được biết, nhóm hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc xuất hiện tại hệ thống BK Computer chỉ chiếm 2% doanh số, khoảng 10% về số lượng, chủ yếu là nhóm hàng linh kiện: tai nghe, loa, chuột máy tính, pin sạc dự phòng...
Tại các hệ thống bán lẻ hàng kỹ thuật số như Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, FPT Shop... nhóm hàng linh kiện cũng phần lớn có xuất xứ từ các doanh nghiệp nhỏ bên Trung Quốc. Một nhân viên bán hàng của FPT Shop cho biết, với nhóm hàng linh kiện, "hàng của những nhãn hàng không tên tuổi nhưng xài cũng được". Còn tại Viễn Thông A, theo lời nhân viên bán hàng tại đây, tất cả đều là hàng của những công ty "không tên tuổi" có giá rẻ, phù hợp với thu nhập của nhiều khách hàng.
Cách đây hai năm, trung tâm mua sắm Nguyễn Kim là hệ thống bán lẻ đầu tiên đã mạnh dạn tuyên bố "không bán những sản phẩm không tên tuổi". Không nói thẳng nhưng cũng hiểu, đó là những sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc có chất lượng kém!
Ông Lê Phạm Anh Thy, giám đốc tiếp thị của Nguyễn Kim cho biết thêm, vì phục vụ cho nhiều đối tượng nên hệ thống vẫn còn phân phối một vài nhãn hàng nhỏ của Trung Quốc như Pensonic... với những mặt hàng có giá trị thấp: bình đun nước nóng, bàn ủi, máy đánh trứng.
Nói "không" có chọn lọc
Theo lời của một phụ trách siêu thị điện máy, trước đây chỉ có vài người hỏi về nguồn gốc xuất xứ nhưng nay, tần suất hỏi cao hơn, có ngày ai cũng hỏi "hàng này sản xuất ở đâu". Khi được biết danh tính của nhà sản xuất ở Trung Quốc "không được lớn lắm", họ đã trả hàng, chuyển sang nhóm hàng của các doanh nghiệp Đài Loan, Singapore...
Theo quan sát của ông Cảnh Hiền, vì nhóm khách hàng trẻ biết phân biệt đâu là hàng Trung Quốc có chất lượng "toàn cầu", đâu là hàng có chất lượng "địa phương" nên thái độ dị ứng với hàng Trung Quốc của nhóm khách hàng này có phần nhẹ nhàng hơn.
Nói "không" một cách triệt để với hàng Trung Quốc như nhiều khách hàng đã từng tuyên bố trên các mạng xã hội sẽ là một thách thức lớn với những nhóm lao động có thu nhập thấp.
"Khách hàng có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất và chất lượng của những sản phẩm cấp thấp, nhưng họ phải mua vì túi tiền của họ chỉ cho phép lựa chọn những mặt hàng đó", ông Cảnh Hiền bình luận.
"Tại sao chúng tôi còn phân phối những thương hiệu này? Vì người tiêu dùng trong nước đã lựa chọn nhãn hiệu này từ nhiều năm nay. Dù là nhãn hiệu nhỏ nhưng theo phòng kỹ thuật, chất lượng của những nhãn hiệu này đã được kiểm định ở mức chấp nhận được, kèm theo chính sách hậu mãi như bảo hành, bảo trì", ông Thy của Nguyễn Kim giải thích thêm.
Trong tuần qua, trao đổi với phóng viên, nhiều nhà sản xuất nhóm hàng điện tử, kỹ thuật số, điện thoại di động... trong nước có đặt hàng gia công với các đối tác bên Trung Quốc cho biết, lượng hàng bán ra vẫn đang ổn định. Nhưng tâm trạng của các nhà sản xuất này lại đang hoang mang nhiều lẽ.
Trước hết, điều mà họ tiên liệu sẽ xảy ra là thái độ bài trừ hàng Trung Quốc như là cách thể hiện "lòng yêu nước" sẽ càng mạnh mẽ hơn. Tiếp theo, hiện trên thị trường, các thương hiệu lớn thuộc diện "toàn cầu" cũng đang "đánh mạnh" ở phân khúc giá thấp. Cộng vào đó, các thương hiệu trong nước đang rục rịch chuẩn bị những chiến lược tiếp thị với khẩu hiệu: hàng Việt chất lượng cao, từ việc thay đổi mẫu mã sản phẩm, giá cả kèm theo những chính sách hậu mãi hấp dẫn...
Thái độ chấp nhận dễ dãi của người tiêu dùng từ nhiều năm nay đã làm hàng kém chất lượng từ bên Trung Quốc thao túng thị trường trong nước. Người tiêu dùng ham rẻ. Nhà nước ham thu thuế mà lơ là chiến lược phát triển sản xuất. Các doanh nghiệp trong nước buộc phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh với hàng rẻ từ Trung Quốc tràn qua... Cần xốc lại một diện mạo mới cho ngành sản xuất và tiêu dùng nội địa
Theo Một Thế Giới
"Tẩy chay hàng Trung Quốc là yêu nước tiêu cực" Nhiều nhà hàng, quán ăn quyết định không phục vụ khách Tàu. Trong khi đó, khách Việt Nam cũng lục đục hủy tour đi Trung Quốc. Cùng với làn sóng người Việt xuống đường phản đối Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều cá nhân, đơn vị trong nước đã...