Mỹ thử hệ thống phòng thủ tên lửa mới ngay tại căn cứ từng bị Iran tấn công
Quân đội Mỹ đã cho thử nghiệm một hệ thống phòng thủ mới tại căn cứ ‘Ayn Al-Assad ở Iraq, nơi từng bị Iran phóng tên lửa tấn công hồi đầu năm.
Theo thông tin được kênh truyền hình Al-Mayadeen của Lebanon đăng tải hôm 2/4, quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống phòng thủ Sea Ram tại căn cứ không quân ‘Ayn Al-Assad.
Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Sea Ram giữa lúc căng thẳng với Iran gia tăng. (Ảnh minh họa)
Hoạt động thử nghiệm hệ thống Sea Ram được tiến hành chỉ vài giờ sau khi quân đội Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ Patriot tới căn cứ ‘Ayn Al-Assad. Đáng nói, Mỹ đưa Patriot tới căn cứ này mà không có sự chấp thuận của chính phủ Iraq.
Cũng theo kênh Al-Mayadeen, các trực thăng Chinook của Mỹ được phát hiện bay phía trên không phận thủ đô Baghdad để vận chuyển các hệ thống Sea Ram tới căn cứ ‘Ayn Al-Assad. Nguồn tin từ quân đội Iraq cũng khẳng định, quân đội Mỹ tại căn cứ ‘Ayn Al-Assad đã thử nghiệm hệ thống tên lửa Sea Ram.
Trong khi đó, chia sẻ trên Twitter, Tổng thống Donald Trump cho biết đã nhận được thông tin về việc Iran và các lực lượng ủy nhiệm được Tehran hậu thuẫn lên kế hoạch tấn công nhằm vào các lực lượng Mỹ ở Iraq.
Video đang HOT
“Nếu chuyện này xảy ra, Iran sẽ phải trả cái giá cực đắt”, ông Trump cảnh báo.
Căng thẳng Mỹ – Iran leo thang tới đỉnh điểm sau vụ việc hôm 3/1, Mỹ đã dùng UAV không kích khu vực gần sân bay quốc tế Baghdad và gây ra cái chết của Tướng Qassem Soleimani, Chỉ huy lực lượng Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cùng Phó chỉ huy lực lượng huy động nhân dân Shia (PMU) tại Iraq là Tướng Abu Mahdi al-Muhandis và 10 người khác.
Sau đó, căn cứ ‘Ayn Al-Assad của Mỹ ở Iraq chính là nơi bị Iran cho phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo tấn công nhằm trả thù cho cái chết của Tướng Soleimani vào ngày 8/1. Vụ tấn công này được Lầu Năm Góc xác nhận đã khiến 109 binh sĩ Mỹ mắc chấn thương sọ não.
Minh Thu
Vũ khí bí mật: Chỉ Nga mới có thứ khiến hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bất lực
Mùa xuân năm nay, tên lửa chống hạm siêu âm đầy hứa hẹn của Nga sẽ được thử nghiệm trên tàu chiến.
Các nhà thiết kế Nga là những người đầu tiên trên thế giới không chỉ làm chủ công nghệ siêu âm, mà chỉ trong vài năm đã tạo ra bước đột phá trong việc phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao. Về các mẫu đáng chú ý theo tài liệu của "Sputnik".
Bay với tốc độ siêu âm
Dự án tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm, được biết đến từ đầu những năm 2010. Năm 2019, Tổng thống Vladimir Putin đã tiết lộ một phần các đặc tính của tên lửa mới: tốc độ 9 Mach (10740 km/h), tầm bay - hơn 1000 km. Sử dụng cả từ đất liền hay trên biển.
Theo các nhà phát triển, hệ thống phòng thủ tên lửa của đối thủ tiềm năng có khả năng phát hiện ra Zircon khi đang bay, nhưng không thể đánh chặn. Phần lớn quãng đường, tên lửa bay ở độ cao vài chục km, liên tục thay đổi quỹ đạo và cơ động. Đầu đạn tương đối nhỏ - khoảng 200 kg. Tuy nhiên, riêng động năng khổng lồ đã đủ để phá hủy một con tàu mặt nước cỡ lớn, chưa kể đến sức mạnh của chất nổ thông thường hoặc hạt nhân.
Vào tháng 12/2019, tên lửa lần đầu tiên được phóng từ tàu chiến. Các thử nghiệm sẽ tiếp tục trong năm nay. Trong tương lai, Zircon sẽ được trang bị cho các tàu mặt nước với bệ phóng của tên lửa hành trình Kalibr và Onyx cho tàu ngầm hạt nhân đa năng "Khasky" thế hệ thứ 5, tàu chống ngầm cỡ lớn Shaposhnikov, và tàu ngầm hạt nhân đa năng sau nâng cấp "Irkutsk" của Hạm đội Thái Bình Dương.
Tấn công ngoài tầm nhìn
Ngoài ra còn có tên lửa hành trình cận âm trên máy bay. Trong trang bị của không quân tầm xa xuất hiện tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 (đầu đạn thông thường), Kh - 102 (đầu đạn hạt nhân). Theo thông tin công khai, khối lượng phóng của X-101 là 2400 kg, tầm bắn 5500 km (cho phép máy bay không cần bay vào khu vực nguy hiểm do hệ thống phòng không đối phương). Khối lượng đầu đạn thông thường khoảng 400 kg, còn công suất đầu đạn hạt nhân là 250 kiloton.
Điểm mạnh của những tên lửa này - độ chính xác cao nhờ hệ thống dẫn đường tiên tiến, đầu đạn tự dẫn, khả năng cơ động cao và khả năng xác định lại mục tiêu ngay cả sau khi phóng. Ngoài ra, hình dạng khí động học của tên lửa và vật liệu thân vỏ hấp thụ sóng radar khiến chúng khó bị phát hiện. Tên lửa Kh-101 đã thực chiến ở Syria, phá hủy hàng chục mục tiêu, độ chính xác theo thiết kế được xác nhận.
Tấn công từ sâu thẳm ...
Các nhà thiết kế Nga đã đạt được một bước đột phá về chất trong lĩnh vực vũ khí dưới nước. Một trong những phát triển mới nhất là "Phulyar" - ngư lôi tự dẫn dưới đáy biển sâu. Phạm vi hơn 60 km, tốc độ khoảng 120 kmh. Độ sâu - lên tới 400 mét. Một ưu điểm khác là độ ồn thấp do lực đẩy phản lực. Ngư lôi này trước hết sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân "Borey" và "Yasen".
Ngoài ra còn có ngư lôi tốc độ cao "Khishnik". Theo một số thông tin, nó sẽ thay thế ngư lôi "Shkval", được sử dụng từ những năm 1970 - nhanh, nhưng quá ồn ào.
Nâng cấp lá chắn tên lửa chiến lược
Để thay cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM R-36M "Voevoda" (theo phân loại của phương Tây Satan) - phát triển từ thời Liên Xô, từ năm 2021, sẽ sử dụng RS- 28 "Sarmat" - ICBM thế hệ mới. RS-28 có khả năng bay siêu âm tới khoảng cách 18000 km qua Bắc Cực hoặc Nam Cực. Block tác chiến có ít nhất 10 đầu đạn hạt nhân tự dẫn riêng biệt. Trong tương lai, "Sarmat" có thể mang theo "Avangard" - một tàu lượn siêu âm với đầu đạn hạt nhân. tăng tốc tới tốc độ 15 Mach (17900 km/h). "Avangard" được bảo vệ khỏi nhiệt động học cao khủng khiếp, trước sóng radar và bức xạ laser. Ngoài ra đầu đạn có khả năng cơ động phi thường, vì vậy không thể bị đánh chặn bằng hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Hơn 30 rocket Katyusha dội xuống căn cứ quân Mỹ đồn trú ở Iraq Khoảng 33 quả rocket Katyusha đã dội xuống căn cứ Taji, ngoại ô thủ đô Baghdad của Iraq, nơi được dùng làm cứ điểm đồn trú cho quân nhân Mỹ và các lực lượng đồng minh. Vụ nã rocket diễn ra vào ngày 14/3, gây thiệt hại cho một đơn vị phòng không của quân đội Iraq, hoạt động gần một cơ sở...