Mỹ thông qua đạo luật khiến Trung Quốc thêm đau đầu
Sự cạnh tranh Mỹ – Trung ở châu Á, đặc biệt trên biển Đông, sẽ càng gay gắt hơn sau khi Washington thông qua một đạo luật nhằm khẳng định sự cam kết của Mỹ với khu vực này, các nhà phân tích đánh giá.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký thông qua đạo luật mới. (Ảnh: NYT)
Đạo luật Bảo đảm châu Á mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thành luật trong tuần này là tín hiệu cho thấy Mỹ muốn duy trì quan hệ với các đồng minh và có thể huy động họ để đối phó với Trung Quốc nếu cần thiết, các nhà quan sát và nhận định.
Theo đạo luật, Mỹ sẽ tái khẳng định những cam kết an ninh của họ với các đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, và sẽ chi 1,5 tỷ USD trong 5 năm để tăng cường hiện diện ở khu vực. Mỹ cũng sẽ xây dựng các quan hệ đối tác an ninh ở Đông Nam Á.
Một phần trong chiến lược của Mỹ sẽ là hoạt động tuần tra tự do hàng hải cùng các đồng minh ở biển Hoa Đông và biển Đông – điều mà Bắc Kinh coi là cớ để Mỹ phô trương sức mạnh quân sự.
Video đang HOT
Đạo luật cũng cho phép Mỹ trừng phạt các tổ chức hoặc chính phủ đánh cắp sở hữu trí tuệ – một vấn để gây căng thẳng khác giữa Trung Quốc và Mỹ.
Theo ông Collin Koh, một chuyên gia về an ninh biển tại ĐH Công nghệ Nanyang ở Singapore, dù căng thẳng ở khu vực dịu xuống trong thời gian gần đây, đạo luật bao hàm cả khu vực nói lên rằng chúng ta “sẽ chứng kiến tác động từ từ lên quan hệ cạnh tranh Mỹ – Trung ở Đông Nam Á.
Bắc Kinh và Washington ngày càng ngược nhau vể vấn để biển Đông, tuyến hàng hải là nơi hàng tỷ đô la hàng hoá được vận chuyển qua mỗi năm. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đã đưa tàu chiến và máy bay quân sự đến vùng biển này để tuần tra, dẫn đến ít nhất một vụ suýt va chạm.
Một dấu hiệu cho thấy sự đối đầu đó sẽ tiếp tục là việc quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan trong tuần này nói trước các lãnh đạo của Lầu Năm góc rằng Trung Quốc sẽ vẫn là ưu tiên cao nhất của quân đội Mỹ.
Cạnh tranh Mỹ-Trung đang gây lo lắng ở khu vực. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây cảnh báo các nước nhỏ ở Đông Nam Á có thể bị buộc phải chọn đứng về phe Mỹ hoặc Trung Quốc.
Ông Koh cho rằng sự tham gia của các đồng minh của Mỹ vào khu vực sẽ khiến cơn đau đầu của Trung Quốc nặng hơn.
Đạo luật này được ký thành luật trong bối cảnh đồng hồ sắp điểm giai đoạn đình chiến 90 ngày đã hết để Mỹ và Trung Quốc phải đàm phán được để chấm dứt chiến tranh thương mại.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng đạo luật này không phải chiến thuật để gây sức ép buộc Trung Quốc nhượng bộ thương mại.
Ông Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng tại hãng Rand Corporation, cho rằng đạo luật mới là tín hiệu cho sự cam kết của Mỹ với khu vực.
“Quan điểm của tôi thì đây là ví dụ hữu hình nhất cho sự lo lắng thực sự trong chính phủ Mỹ về ảnh hưởng ngày càng lớn và hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và an ninh trước mắt Mỹ với các đồng minh và đối tác”, ông Grossman nói.
BÌNH GIANG
Theo TPO
Theo SCMP
Đằng sau mâu thuẫn Malaysia - Singapore
Căng thẳng trong quan hệ giữa Malaysia và Singapore bị hâm nóng từ sau khi Malaysia có chính quyền mới hồi tháng 5.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (3 từ phải qua) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (2 từ trái qua) trong một cuộc gặp vào tháng 11.2018
Đầu tiên, Malaysia dự tính hủy dự án đường sắt cao tốc kết nối 2 nước với nhau khiến Singapore dọa đòi bồi thường. Sau đó, hai bên đồng ý tạm hoãn khởi động dự án cho đến năm 2020. Kế tiếp, Malaysia nói sẽ xem xét lại thỏa thuận năm 1962 cung cấp nước ngọt cho Singapore vì cho rằng quá tốn kém, nhưng rồi quyết định trở lại cam kết ban đầu.
Mới đây nhất, Malaysia tuyên bố muốn lấy lại không phận ở bang Johor từ năm 2019 do Singapore mở đường bay mới đi qua vùng này mà không thông báo. Singapore gửi công hàm phản đối và nhấn mạnh Malaysia đã đồng ý cho nước này quyền cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu cho vùng không phận nói trên theo thỏa thuận năm 1974. Không ai chịu ai, Singapore cũng phản đối việc Malaysia đơn phương mở rộng đường ranh giới cảng biển Johor Bahru, "xâm phạm vào lãnh hải Singapore ở Tuas". Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố đường ranh giới mới vẫn nằm trong lãnh hải nước này, trong khi Singapore tố cáo ngược lại và kêu gọi nước láng giềng ngừng hành động khiêu khích.
Những mâu thuẫn liên tiếp nổ ra trong thời gian gần đây, đa số khởi nguồn từ phía Malaysia khiến một số nhà quan sát đặt ra giả thuyết rằng chính quyền mới ở nước này muốn dùng Singapore để làm công cụ chính trị nhằm phân tán sự chú ý của dư luận khi vẫn đang đối diện nhiều vấn đề trong nước. Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng mục đích của Kuala Lumpur có thể chỉ nhằm đàm phán lại thỏa thuận tốt hơn.
Theo To quoc
Phu nhân Thủ tướng Singapore dùng ví chưa đầy 50 USD tới thượng đỉnh G20 Bà Hà Tinh, phu nhân Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, được nhìn thấy mang theo một chiếc ví giản dị do trẻ tự kỷ thiết kế khi chụp ảnh lưu niệm cùng phu nhân các nguyên thủ G20 tại Argentina. Phu nhân Hà Tinh (quần áo màu xanh) chụp ảnh lưu niệm cùng phu nhân các nguyên thủ tới Argentina dự hội...