Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ chệch hướng, phải lái về quỹ đạo NATO!
Mỹ cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến theo con đường về phía Nga, cần phải điều chỉnh hướng theo quỹ đạo NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận vai trò của Mỹ ở Syria
Hôm 22/10, trên cơ sở cuộc đàm phán kéo dài 6 giờ liền ở Sochi-Nga, hai vị Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ Vladimir Putin và Tayyip Erdogan đã ký Bản Ghi nhớ gồm 10 điểm.
Thỏa thuận nêu rõ, từ 12 giờ trưa ngày 23 tháng 10 năm 2019, các đơn vị quân cảnh Nga và lính biên phòng Syria sẽ được đưa vào địa bàn phía Syria trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, bên ngoài khu vực chiến dịch “Mùa xuân hòa bình” của Thổ Nhĩ Kỳ.
Họ sẽ hiệp lực tạo điều kiện cho việc rút các đơn vị người Kurd cùng vũ khí vào sâu phía trong, cách biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ 30 km, và cần hoàn thành việc này trong vòng 150 giờ. Từ thời điểm ngày 23/10, sẽ bắt đầu cuộc tuần tra chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở địa bàn biên giới phía tây và phía đông cách 10 km kể từ khu vực chiến dịch “Mùa xuân hòa bình”, ngoại trừ thành phố Qamishli thuộc tỉnh al-Hasakah.
Vào ngày 23 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thảo luận về việc thực hiện thỏa thuận với ông Mazlum Abdo, Tổng tư lệnh Lực lượng Dân chủ Syria (SDF, nòng cốt chính là YPG). Ông Mazlum Abdo cam kết rằng, lực lượng người Kurd sẽ hỗ trợ và ủng hộ cho cảnh sát quân đội Nga, đơn vị đã bắt đầu tuần tra khu vực chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch “Mùa xuân hòa bình”.
Về phần mình, ông Shoigu lưu ý rằng, các đơn vị quân cảnh của Nga sẽ bảo đảm an ninh cho cư dân ở những khu định cư Syria, trong khu vực 30 km dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm 24/10, đại diện của lực lượng người Kurd Syria tuyên bố, lực lượng tự vệ của người Kurd (YPG, tức là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd) đã hoàn tất công việc rút các đơn vị của mình khỏi biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ 32 km. Thông tin này cũng được xác nhận bởi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, ông Sergei Vershinin.
Giới chức lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xác nhận điều này. Như vậy, người Kurd hoàn toàn tuân thủ các điều khoản trong bản ghi nhớ giữa giữa Moscow và Ankara đạt được hôm 22/10.
Video đang HOT
Bình luận về điều này, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Hoa Kỳ đã bất lực trong việc chấm dứt cuộc chiến ở Syria trong suốt 8 năm qua, nhưng với sự hợp tác chặt chẽ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp công sức lớn nhất để giải quyết cuộc xung đột đó.
Ông Ismail Safi, thành viên Hội đồng Chính sách đối ngoại và An ninh của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/10 đã cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đóng góp lớn nhất để chấm dứt cuộc xung đột. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã vô hiệu hóa hàng ngàn tay súng khủng bố IS.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở đông bắc Syria
Đầu tiên, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết các vấn đề ở phía tây của con sông Euphrates, và bây giờ nước này đã cùng với Nga trục xuất các nhóm khủng bố ở phía đông con sông này. Thỏa thuận được ký kết tại Sochi sẽ phục vụ vì lợi ích của tất cả các bên” – ông Safi tuyên bố.
Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ đang nghiêng về phía Nga
Bình luận về những tiến bộ đã đạt được giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd Syria, Tổng thư ký Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) là ông Jens Stoltenberg cho biết, khối này tin rằng, chính thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ ở miền bắc Syria mới là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến việc giảm đáng kể bạo lực trong khu vực,
“Tôi hoan nghênh việc giảm bạo lực đáng kể kể từ tuyên bố chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Điều quan trọng là tất cả các lực lượng địa phương phải hành động kiềm chế và tuân thủ đầy đủ luật pháp nhân đạo quốc tế” – ông nói với các phóng viên hôm 24/10.
Theo ông Stoltenberg, các sự kiện gần đây nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết cho một giải pháp chính trị. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo NATO cũng đã từ chối bình luận về vai trò của bản ghi nhớ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông bắc Syria hôm 22/10 đối với việc ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, cũng như với tiến trình hòa bình Syria
Tuy nhiên, Mỹ thì không được lạc quan như NATO. Trước những tuyên bố của các quan chức trong chính phủ của Tổng thống Erdogan về sự gắn bó chặt chẽ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ, giới chức lãnh đạo Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về việc chính quyền Ankara đang đi chệch hướng NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm 24/10 đã nói rằng, Ankara đang đi sai hướng với các đồng minh trong khối NATO, tiến gần đến Nga hơn là với phương Tây.
Nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc thừa nhận, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt tất cả đồng minh vào tình huống rất khủng khiếp… Chính quyền Ankara đang đi sai hướng so với các đồng minh ở NATO. Trong một số vấn đề, NATO thấy rằng, ông Erdogan đang xoay theo quỹ đạo Nga hơn là quỹ đạo phương Tây.
“Tôi nghĩ điều này thật đáng buồn và chúng ta cần tăng cường hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo rằng họ sẽ lại trở thành đồng minh mạnh mẽ và đáng tin cậy, có trách nhiệm như trước đây” – ông Esper nói tại sự kiện của Quỹ Marshall (German Marshall Fund) ở Brussels.
Ông cũng nhắc lại rằng, căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã nảy sinh do việc Ankara mua hệ thống S-400 của Nga dẫn đến việc Hoa Kỳ tạm thời ngừng bàn giao các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II cho nước này.
Một lí do khác là chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria chống lại đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố IS là lực lượng người Kurd Syria.
Ông lưu ý rằng giờ đây, Mỹ nói riêng và NATO nói chung đang có một “giai đoạn gian nan” trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, hai bên cần vạch ra một kế hoạch cho dài hạn. Khối này cần có một lộ trình rõ ràng, đảm bảo có thể đưa Thổ Nhĩ Kỳ đến con đường khác.
“Chúng ta phải tiếp tục làm việc cùng nhau, chúng ta cần thảo luận với đúng người đúng việc ở Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp tục thiết lập mối quan hệ này” – người đứng đầu Lầu Năm Góc nói thêm, trả lời câu hỏi về cơ hội phát triển trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Huy Bình
Theo baodatviet
Chiến thuật gây sức ép
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một lần nữa tạo sức ép lên Liên minh Châu Âu (EU) khi tuyên bố sẽ để cho người tị nạn tràn vào lục địa già nếu như EU không hỗ trợ Ankara giải quyết vấn đề tị nạn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Trong một thỏa thuận được ký kết vào năm 2016, EU cam kết gói hỗ trợ 6 tỷ Euro để giúp Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết vấn đề người tị nạn trốn chạy cuộc chiến ở Syria sang nước này. Tuy nhiên, theo ông Erdogan đến nay, EU mới rót 1,4 tỷ Euro, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chi đến 35 tỷ USD để giải quyết các vấn đề liên quan đến khoảng 4 triệu người tị nạn Syria.
Một khi Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới, hàng triệu người tị nạn này sẽ đổ sang Châu Âu và đó sẽ là "thãm họa" đối với lục địa già, vốn đã và đang rất đau đầu giải quyết vấn đề nhập cư trái phép. EU hiểu rõ nguy cơ này và Ankara cũng vậy. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ mới sử dụng quân bài người tị nạn để gây sức ép lên EU.
Đây không phải là một cảnh báo ngẫu nhiên, nhất là khi Tổng thống Erdogan muốn Mỹ và Châu Âu nhượng bộ trong vấn đề Syria. Tổng thống Erdogan khẳng định quyết tâm thành lập một khu vực an toàn của người Hồi giáo ở phía Đông Bắc Syria cùng với Mỹ vào cuối tháng 9 này và cảnh báo Ankara sẵn sàng hành động nếu yêu cầu này không được chấp thuận. Cụ thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở cuộc tấn công vào lực lượng tay súng người Kurd ở Syria ở phía Đông sông Eupharates. Vì thế, có thể Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng quân bài người tị nạn Syria để mặc cả với EU, và gây áp lực để khối này hối thúc Mỹ thực hiện cam kết thành lập vùng an toàn ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Quốc Trung
Theo baodongnai
Không kích tại Syria khiến cho một số lượng lớn dân thường thương vong Các nhà điều tra của Liên hợp quốc cho biết, các lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành không kích tại Syria khiến cho một số lượng lớn dân thường thương vong. Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới khu phi quân sự ở thị trấn Khan Sheikhun, tỉnh Idlib, miền Tây Bắc Syria ngày 17/3/2019....