Mỹ Tho đại phố – đô thị tuổi đời 340 năm được công nhận hoàn thành nông thôn mới
Mỹ Tho đại phố (TP. Mỹ Tho, Tiền Giang hiện nay), được thành lập năm 1679 tại làng Mỹ Chánh, vừa được công nhận TP hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Ngày 17/6, UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP.Mỹ jkkkkkkkkkkk Tho hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đây là một trong số ít các đô thị vùng ĐBSCL sớm hoàn thành nhiệm vụ này.
Lãnh đạo TP.Mỹ Tho đón nhận quyết định công nhận TP hoàn thành chương trình NTM.
Năm 2011, TP.Mỹ Tho bắt đầu triển khai chương trình xây dựng NTM với xuất phát điểm khá thấp. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu quy mô hộ gia đình, nhỏ, lẻ, hiệu quả kinh tế thấp và bấp bênh; hạ tầng chưa đồng bộ.
Tuy nhiên, đến nay, diện maọ nông thôn của TP.Mỹ Tho đã thật sự khởi sắc. Đường sá các làng quê đã được cứng hoá, bê tông hoá giúp giao thông thuận tiện hơn, cảnh quan môi trường sạch đẹp hơn.
Trong 10 năm xây dựng NTM (2011 – 2020), TP.Mỹ Tho đã huy động các nguồn lực được gần 1.500 tỉ đồng để thực hiện chương trình. Trong đó, hơn 300 tỉ đồng do nhân dân đóng góp.
Người dân tự nguyện hiến hơn 65.000 m2 đất có giá trị hàng trăm tỉ đồng để phát triển giao thông nông thôn.
Ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ Chánh chia sẻ, hưởng ứng Chương trình xây dựng NTM, nông dân trong xã hiến trên 10.000m2 đất, trị giá trên 4,2 tỷ đồng để xây dựng các tuyến đường giao thông trên địa bàn, tổng chiều dài trên 15km.
Ông Dương Văn Thố, xã Tân Mỹ Chánh thu hoạch bưởi da xanh.
Đến nay, TP.Mỹ Tho đã có 100% số xã xây dựng nhà văn hóa đạt chuẩn. Lao động có việc làm hơn 87%, gấp đôi so với xuất phát điểm.
Video đang HOT
Thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn TP.Mỹ Tho năm 2019 đạt 53 triệu đồng/người/năm, gấp 4,6 lần so với thời điểm năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, chỉ còn 0,9%,..
Đời sống người dân nông thôn TP.Mỹ Tho đã thật sự có nhiều thay đổi. TP. Mỹ Tho đạt mục tiêu tiếp tục giữ vùng và phát huy những thành quả đạt được. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025, tất cả các xã của TP đạt chuẩn NTM nâng cao.
Tại buổi lễ công bố quyết định TP hoàn thành NTM, ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND TP.Mỹ Tho chia sẻ, việc hoàn thành này có sự nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và người dân TP.Mỹ Tho.
Ông cho biết thêm, thời gian tới, trong quá trình xây dựng NTM nâng cao, TP sẽ gắn liền với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
“Sẽ thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vục nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, nhân rộng các mô hình liên kết giữa doanh nghệp và nông hộ nhằm giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản, thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Công thổ lộ.
Khách du lịch tham quan Cồn Thới Sơn (TP.Mỹ Tho)
Hiện, TP.Mỹ Tho nằm bên bờ sông Tiền, là đô thị trung tâm tỉnh Tiền Giang và đô thị loại I trực thuộc tỉnh được công nhận đầu tiên của ĐBSCL .
TP.Mỹ Tho có 11 phường và 6 xã ven với diện tích tự nhiên 8.154 ha, dân số gần 230.000 người. Khu vực nông thôn chiếm trên 78% diện tích và khoảng trên 40% dân số đang sinh sống.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Làm nông thôn mới mà "nợ" tiêu chí, đó là bệnh thành tích
Nhấn mạnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình xây dựng nông thôn mới diễn ra sáng nay (11/6), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu câu hỏi: Cần làm gì để nông thôn mới thực chất, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn? Đời sống người dân nông thôn phát triển thì bộ mặt cả nước mới phát triển được.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tính đến tháng 6/2020, cả nước đã có 5.177 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 58,2%. Con số này đã tăng 371 xã (tương đương 4,2%) so với cuối năm 2019.
Có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Bình quân cả nước đạt 16,2 tiêu chí NTM/xã.
Đường giao thông nông thôn ở huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) được đầu tư xây dựng sạch đẹp, rộng rãi. Ảnh: Tư liệu
Đặc biệt đã có 127/664 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 19,1%). Bên cạnh 2 tỉnh Nam Định, Đồng Nai đã được Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, hiện nay còn có tỉnh Thái Bình đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.
Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM các cấp (xã, huyện, tỉnh) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021 - 2025, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, Uỷ viên Thường trực Ban chỉ đạo cho biết, đến nay Bộ NNPTNT đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các địa phương lấy ý kiến cho chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, sau đó tiếp tục tổ chức lấy ý kiến bộ ngành.
Bộ NNPTNT kiến nghị giữ nguyên Bộ tiêu chí quốc gia gồm 19 tiêu chí và 9 tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM. Trên tinh thần không sửa tiêu chí, nhưng sẽ điều chỉnh, bổ sung nội hàm một số chỉ tiêu phù hợp với các chính sách, quy định pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, trên tinh thần nâng cao chất lượng các tiêu chí .
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới diễn ra sáng nay. Ảnh: Nhật Bắc
"Trong giai đoạn mới, chương trình NTM được thực hiện trên cơ sở kế thừa giai đoạn trước, nên phải tránh lãng phí nguồn lực đầu tư, nguồn lực hoá tối đa, tăng cường phân cấp, giao quyền cho địa phương tự tổ chức thực hiện. Đồng thời, phải lượng hoá tiêu chí thực hiện để thuận lợi trong chỉ đạo thực hiện, đánh giá, chứ không chỉ có nói đạt là xong", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.
Về mục tiêu giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết cả nước phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có ít nhất 40% số xã NTM nâng cao, 10% số xã NTM kiểu mẫu. Phấn đấu năm 2025 không còn xã nào đạt dưới 15 tiêu chí. Đối với cấp tỉnh, phấn đấu có ít nhất 15 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
"Sở dĩ không đề ra mục tiêu 100% số xã đạt chuẩn NTM, vì theo rà soát, vẫn còn 20% số xã cực kì khó khăn. Trong giai đoạn tới, nguồn lực xây dựng NTM sẽ được đầu tư mạnh hơn cho khu vực này, chủ yếu là các xã biên giới, xã dân tộc miền núi, bãi ngang ven biển... Đáng chú ý là hiện nay vẫn còn 40 huyện "trắng" xã NTM, tức là chưa có xã nào được công nhận đạt chuẩn", ông Nam thông tin.
Theo ông Nam, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã khiến chương trình NTM gặp một số khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các chỉ tiêu phát triển sản xuất... Nhưng cũng đáng ghi nhận ở một điểm, là đã có 109 xã thoát khỏi diện 135 và phấn đấu xây dựng NTM, đạt được kết quả cao. Những xã này rất cần được biểu dương để có động lực tiếp tục phấn đấu.
Dự kiến tổng nguồn vốn huy động để triển khai chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 2.144.902 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh cần nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, nhưng phải tránh chạy theo thành tích vì sẽ làm méo mó hình ảnh NTM. Ảnh: Nhật Bắc
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đánh giá cao công tác chuẩn bị cuộc họp của Bộ NNPTNT. Các bộ ngành tham gia có trách nhiệm, có mặt đầy đủ các thành viên trong Ban chỉ đạo. Phó Thủ tướng đề nghị cuộc họp bàn bạc, xem xét tiêu chí nào không còn phù hợp, hoặc phù hợp với vùng này nhưng không phù hợp với vùng kia để bổ sung, điều chỉnh.
"Sau năm 2020, xây dựng NTM phải dựa trên nguyên tắc kế thừa kết quả, kinh nghiệm của giai đoạn trước. Đúc rút ra những bài học trong quá trình thực hiện để tránh chạy theo phong trào. Thực tế giai đoạn vừa qua cho thấy, chương trình nông thôn mới thực sự là luồng gió đổi mới tích cực cho sự phát triển kinh tế nông thôn, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân khu vực này", Phó Thủ tướng nói.
Mặc dù vậy, theo Phó Thủ tướng, quá trình triển khai vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục.
"Vừa rồi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn là do chúng ta đã chuyển dịch rất nhiều lao động ra khỏi khu vực nông thôn. Hỗ trợ của lĩnh vực công nghiệp quay lại vùng nông thôn là rất lớn, tuy nhiên vai trò hỗ trợ của đô thị cho nông thôn chưa rõ, hầu hết tập trung ở thành phố lớn như Hà Nội. Phân hoá giàu - nghèo ở nông thôn vẫn còn cao, điều này vừa tích cực vừa tiêu cực. Mặt tích cực là tạo động lực mới, nhưng mặt tiêu cực là chưa lan toả được khi mục tiêu của chúng ta là mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp", Phó Thủ tướng phân tích.
Vì thế, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, xây dựng NTM không chỉ là khánh thành xong con đường, làm xong công trình thôn xã mà chính là nâng cao chất lượng sống, tăng thu nhập cho người nông dân. Nhiều nơi vẫn chưa chú ý phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch ở nông thôn. Kiểm soát an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường một số nơi còn lơ là.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: M.H
"Đáng chú ý là việc xét đạt chuẩn tiêu chí NTM một số nơi còn dễ dãi, thậm chí có nơi còn "nợ" tiêu chí. Đấy chính là bệnh thành tích. Đạt chuẩn NTM thì các tiêu chí phải đảm bảo chứ sao lại nợ?", Phó Thủ tướng nói.
Năm 2020, việc triển khai xây dựng NTM gặp khó khăn vì xảy ra đại dịch Covid-19. Do đó, việc hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM của năm 2020 là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới chiến lược của 10 năm 2010-2020 cũng như 5 năm tới.
"Do đó, trong chương trình công tác năm 2020, yêu cầu các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải tập trung hoàn thành 11 nhiệm vụ đã đặt ra, trong đó cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hoàn thành nhanh các chỉ tiêu. Xây dựng NTM cần thực chất, nhưng vẫn phải đề ra mục tiêu để phấn đấu làm bằng được. Nỗ lực hoàn thành mục tiêu, nhưng phải tránh chạy theo thành tích vì sẽ làm méo mó hình ảnh NTM", Phó Thủ tướng lưu ý.
Trên - dưới đồng lòng, Quế An đổi thay Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cùng cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Quế An (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đổi thay đáng kể. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự...