Mỹ thiệt hại 24 tỷ USD trong 16 ngày đóng cửa
Nền kinh tế Mỹ ước tính đã bị tổn thất nặng nề trong 16 ngày bị đóng cửa một phần, với số tiền thiệt h
Nền kinh tế Mỹ ước tính đã bị tổn thất nặng nề trong 16 ngày bị đóng cửa một phần, với số tiền thiệt hại ước tính lên tới 24 tỷ USD.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s cho hay việc chính phủ Mỹ đóng cửa tính tới ngày 16/10 đã gây tổn thất 24 tỷ USD, tương đương với thiệt hại 1,5 tỷ USD mỗi ngày.
Do hậu quả của việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa, Standard & Poor’s cũng dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,4% trong quý IV, giảm so với mức dự báo tăng trưởng 3% trước khi chính phủ ngừng hoạt động.
Hãng nghiên cứu tài chính Moody’s Analytics hôm qua cũng đưa ra một con tương tự. Moody’s cho biết, tính tới cuối ngày 16/10, việc chính phủ Mỹ đóng cửa đã gây thiệt hại 23 tỷ USD, tương đương với 1,4375 tỷ USD mỗi ngày.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ đã đóng cửa một phần kể từ hôm1/10, sau khi hai viện của quốc hội nước này không đạt được sự đồng thuận về ngân sách. Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ đóng cửa trong 17 năm qua.
Hạ viện và Thượng viện ngày 16/10 đã dự luật ngân sách để nâng trần nợ công và mở cửa chính phủ, ngay trước thời hạn chót để nước Mỹ nâng trần nợ công là ngày 17/10.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay sau đó đã ký luật nâng trần nợ công và mở cửa chính phủ, chấm dứt 16 ngày chính phủ đóng cửa.
An Bình
Theo Dantri
Cuộc chiến nợ công
Nước Mỹ lại đứng bên bờ cuộc chiến nợ công sau tuyên bố của Tổng thống B. Obama không đàm phán với đảng Cộng hòa về việc nâng trần nợ công, bất chấp những cảnh báo về khả năng chính quyền liên bang có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.
Bảng điện tử cho thấy con số nợ công của nước Mỹ
Tháng trước, chính trường Mỹ bắt đầu nóng lên khi Bộ trưởng Tài chính J. Lew cho biết đến giữa tháng 10 tới, nợ công của nước Mỹ sẽ chạm mức trần 16.700 tỷ USD. Ông cảnh báo nếu Quốc hội không cho phép nâng trần nợ công kịp thời, Bộ Tài chính sẽ chỉ còn 50 tỷ USD tiền mặt, không có khả năng chi trả các khoản an sinh xã hội, lương hưu hay lương bắt buộc. Lúc đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ.
Hiện nay, Chính phủ Mỹ chi tiêu hơn 3.500 tỷ USD mỗi năm, nhiều hơn mức thu. Tính trung bình, chính phủ Mỹ vay khoảng 40 cent trên mỗi 1 USD chi tiêu của chính phủ, khiến khoản nợ phình to theo thời gian. Hồi đầu thế kỷ 21, ngân sách Chính phủ Mỹ còn dư hơn 200 tỷ USD, nhưng đến cuối năm 2011, số nợ công đã ở mức 15 nghìn tỷ USD và tăng lên mức 16,4 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2012. Để đối phó với tình trạng này, từ năm 2001 tới nay, Quốc hội Mỹ đã 11 lần phải nâng mức trần nợ công.
Cứ theo đà này, trong 10 năm tới, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên tới 4000 tỷ USD, buộc chính quyền phải đề nghị Quốc hội nâng mức thâm hụt ngân sách và có biện pháp cắt giảm 1200 tỷ USD bội chi. Theo ông B. Obama, nhiệm vụ của Quốc hội là phải đưa ra mức ngân sách phù hợp giúp chính phủ duy trì hoạt động liên tục và hiệu quả, đặc biệt trong việc đầu tư vào các lĩnh vực xã hội.
Thế nhưng hiện nay, vấn đề nợ công đang bị chính trị hóa, thậm chí trở thành cuộc chiến quyết liệt giữa Chính phủ và Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát. Để đổi lấy việc đồng ý nâng mức trần nợ công, phe Cộng hòa đòi Tổng thống cắt giảm thuế và ngân sách chi tiêu. Nghe thì có vẻ hợp lý nhưng thực chất đây là đòn chính trị nhằm vào ông B. Obama và phe Dân chủ.
Cương lĩnh tranh cử của Đảng Dân chủ tập trung phát triển các lĩnh vực như giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo sự bình đẳng trong xã hội. Muốn thực hiện mục tiêu đó, nước Mỹ phải tiếp tục chi và tăng mức thuế với nhóm người có thu nhập cao. Đảng Cộng hòa đương nhiên không muốn "tiếp tay" cho phe Dân chủ trong chiến lược giành phiếu cử tri.
Đây chính là điểm tranh cãi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa và hậu quả thật khó lường. Năm 2011, vào thời điểm diễn ra cuộc chiến nợ công, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's quyết định hạ xếp hạng tín dụng Mỹ từ AAA xuống AA , đồng thời nhấn mạnh những vướng mắc trong pháp lý của Washington chính là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ bị hạ xếp hạng.
Giá các loại cổ phiếu đã đồng loạt giảm và chỉ số CBOE Volatility Index, chỉ số đo mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư, đã vọt lên mức 22,72 điểm, tăng gần 17%. Đây có thể xem là một cuộc "bỏ phiếu bất tín nhiệm" dành cho Washington, đồng thời cho thấy những tranh cãi không hồi kết về nợ công của các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã đẩy đất nước tới bờ vực vỡ nợ như thế nào.
HOÀNG SƠN
Theo ANTD
Nhân viên chính phủ Mỹ được truy lĩnh lương trong thời gian nghỉ việc Với việc hai đảng trong Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công và mở cửa chính phủ, 800.000 nhân viên công chức liên bang sẽ được đi làm trở lại đồng thời được truy lĩnh lương cho số ngày phải ngồi nhà. Nhân viên chính phủ liên bang Mỹ biểu tình trước nhà quốc hội Trước đó kể...