Mỹ – thiên đường thuế mới của giới nhà giàu
Sau nhiều năm chỉ trích các nước khác vì giúp đỡ giới nhà giàu giấu tiền, Mỹ giờ đây là thiên đường thuế dành cho các đại gia nước ngoài. Nhiều người gọ i thành phố Reno, bang Nevada là Thụy Sĩ mới.
Ảnh: Reuters
Tháng 9 năm ngoái, tại hãng luật nhìn ra vịnh San Francisco, giám đốc điều hành ở Rothschild & Co. Andrew Penney nói về chuyện làm thế nào những người giàu có trên thế giới tránh nộp thuế. Thông điệp của ông rất rõ ràng: Bạn có thể giúp khách hàng của bạn chuyển tài sản đến Mỹ, miễn đóng thuế và che giấu khỏi chính phủ nước họ. Một số người gọi đây là Thụy Sĩ mới.
Sau nhiều năm chỉ trích các nước khác vì giúp người giàu giấu tiền ở nước ngoài, Mỹ nổi lên là một thiên đường thuế và bí mật hàng đầu cho người nước ngoài giàu có. Bằng cách không tham gia chuẩn công bố thông tin toàn cầu, Mỹ đang tạo ra thị trường mới, nóng và trở thành điểm đến che giấu tài sản đến từ nước ngoài.
Rất nhiều người, từ các luật sư ở London (Anh) đến công ty Thụy Sĩ tham gia vào việc này, giúp đỡ những người giàu chuyển tài khoản của họ từ những nơi như Bahamas và quần đảo Virgin (thuộc Anh) đến bang Nevada, Wyoming và Nam Dakota.
Rothschild, định chế tài chính 100 năm tuổi ở châu Âu, mở một công ty tín thác ở thành phố Reno, cách các sòng bài Harrah’s và Eldorado vài tòa nhà. Công ty đang di chuyển tài sản của nhiều khách hàng giàu có nước ngoài ra khỏi những nơi trú ẩn như Bermuda đến bang Nevada.
Doanh nghiệp trên cho hay hoạt động của hãng ở Reno phục vụ các gia đình ngoại quốc bị thu hút bởi sự ổn định của nước Mỹ. Khách hàng phải chứng minh họ tuân thủ luật thuế tại nước họ sinh sống. Người phát ngôn Rothschild Emma Rees cho hay điều này không đi ngược lại tiêu chuẩn báo cáo quốc tế mà Mỹ vẫn chưa ký kết.
Nhiều hãng khác cũng đang tham gia vào công việc trên: công ty Cisa Trust ở Geneva (Thụy Sĩ), hãng tư vấn cho giới giàu có Mỹ La tinh, đang xin xét mở cửa ở thành phố Pierre, bang Nam Dakota để “phục vụ nhu cầu khách hàng ở nước ngoài”, Chủ tịch hãng Cisa Trust John J. Ryan cho hay.
Trident Trust, một trong những nhà cung cấp quỹ tín thác nước ngoài lớn nhất thế giới, chuyển hàng chục tài khoản ra khỏi Thụy Sĩ, Grand Cayman và các nơi khác vào Sioux Falls, bang Nam Dakota trong tháng 12, trước hạn công bố thông tin vào ngày 1.1 năm nay.
Alice Rokahr, Giám đốc hãng Trident ở Nam Dakota – một trong số các bang thúc đẩy mức thuế thấp và tính bảo mật, cùng các nhà tư vấn khác cho biết nhu cầu giữ bí mật là chính đáng. Các tài khoản bí mật giấu tài sản, dù là ở Mỹ, Thụy Sĩ hay bất cứ nơi nào, cũng nhằm chống các vụ bắt cóc hay tống tiền ở quốc gia nơi chủ nhân tài sản sinh sống. Người giàu cũng thường cảm thấy an toàn khi để tiền của họ ở Mỹ hơn là một số nơi khác thiếu chắc chắn.
Video đang HOT
“Tôi không nghe ai nói rằng họ muốn trốn đóng thuế. Đây là những người quan tâm đến sức khỏe và tài sản của họ một cách hợp pháp”, bà Rokahr nói.
Không ai có thể kỳ vọng những thiên đường thuế có thể biến mất sớm. Nhiều ngân hàng Thụy Sĩ vẫn giữ khoảng 1.900 tỉ USD tài sản vốn không được chủ tài khoản báo cáo tại đất nước của họ, theo Giáo sư kinh tế Gabriel Zucman thuộc Đại học California ở Berkele. Hiện cũng không rõ có bao nhiêu trong số gần 100 nước và vùng lãnh thổ khác đã thực sự ký kết, đồng ý thực hiện tiêu chuẩn công bố thông tin mới do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra.
Chuyện các ngân hàng thu hút người nước ngoài gửi tiền ở Mỹ, hứa hẹn về tính bảo mật là không có gì phạm pháp, trừ khi họ không giúp đỡ các cá nhân này trốn thuế. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là một trong số ít những nơi cho phép các tài khoản được giữ bí mật với chính quyền nước ngoài.
Trong nhiều thập niên trước đây, Thụy Sĩ đã là trung tâm của thế giới về các tài khoản ngân hàng bí mật. Vừa qua, hơn 80 ngân hàng Thụy Sĩ, trong đó có UBS và Credit Suisse, phải trả 5 tỉ USD tiền phạt cho chính quyền Mỹ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Bật mí về cách tiêu tiền của giới nhà giàu Nhật Bản
Quan điểm của giới nhà giàu Nhật Bản là không khoe khoang tài sản, họ né tránh phô trương. Nhà giàu Nhật Bản không xây dựng biệt thự, mà chỉ thích tiêu tiền ở trong nước. Họ thích đi du lịch trong nước, dùng rượu trong nước và các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là phương Tây. Họ cho rằng đây là biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản.
Một trong những vấn đề kinh tế xã hội lớn nhất trong các nước phát triển hiện nay chính là khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Ở Mỹ, vấn đề này đã trở thành một vấn đề lớn khi mà 1% người giàu luôn tìm cách sống cô lập với phần còn lại của xã hội.
Ảnh: Japan Times
Giới nhà giàu ở Nhật Bản thì khác. Ở Nhật Bản bạn có thể sống ngay bên cạnh một triệu phú mà bạn không hề biết họ là triệu phú, bởi vì những ngôi nhà của họ cũng chỉ đơn sơ như của bạn.
Quan điểm của giới nhà giàu Nhật Bản là không khoe khoang tài sản. Quan điểm này được căn cứ dựa trên lối sống lâu nay của người Nhật không muốn nổi bật giữa đám đông.
Những năm gần đây, khi thị trường chứng khoán Nhật không ngừng tăng điểm, giới truyền thông Nhật đang nhắc nhiều hơn đến "giới siêu giàu".
Tuy nhiên, bạn định nghĩa một người giàu ở Nhật Bản là thế nào? Theo ông Atsushi Miura, người mà năm ngoái đã xuất bản cuốn sách có tựa đề "Người giàu mới", thì trong ngành công nghiệp tài chính, một người được xem là giàu có nếu như thu nhập hàng năm của họ trên 30 triệu Yên và họ sở hữu khối tài sản ít nhất là 100 triệu Yên.
Hiện có khoảng 1% người Nhật đang sở hữu khối tài sản 1,3 triệu Yên.
Hay một cách khác để định nghĩa người giàu ở Nhật chính là những người này thường sống bằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc tài sản khác, mà không cần động đến số tài sản nằm trong khoảng 1,3 triệu Yên này.
Trong nghiên cứu của mình, ông Miura phát hiện rằng, 1% người giàu Nhật đang né tránh phô trương. Họ không xây dựng biệt thự. Họ thường chi tiêu tiền vào những thứ họ thích và có xu hướng nghiêng về những thứ phi vật thể.
Họ thường tiêu tiền vào nghệ thuật và các buổi hòa nhạc chứ không phải là những chiếc xe hạng sang hay món đồ trang sức đắt tiền. Họ thường đi du lịch và đặc biệt là đi du lịch trên biển.
Ông Miura cũng phát hiện rằng những người giàu mới ở Nhật thường có xu hướng tiêu xài tiền trong nước nhiều hơn. Họ mua mọi thứ và đi du lịch trong nước. Họ thích dùng loại rượu nihonshu (loại rượu nổi tiếng của Nhật Bản) hơn là rượu ngoại và họ thích các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là của phương Tây.
Đây không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ. Đây chính là một biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản.
Những người giàu mới ở Nhật Bản hiểu được vị trí của họ trong xã hội và họ biết rằng đất nước Nhật Bản cần tiền của họ.
Tuy nhiên, giống như bao người giàu ở các quốc gia khác, người giàu ở Nhật Bản cũng thường né tránh việc để các tài sản của họ bị đánh thuế. Theo đó, họ cũng cố gắng giữ tài sản của họ ở nước ngoài. Tuy nhiên, sang năm nay, chính phủ Nhật Bản đã ra quy định, những người nào có tài sản vượt quá 50 triệu Yên thì phải báo cáo.
Một đặc điểm khác của những người giàu mới ở Nhật Bản đó là họ ý thức được sự giàu có. Đó chính là lý do những người giàu mới ở Nhật Bản thường giàu có bằng chính nỗ lực, ý tưởng và kỹ năng của họ.
Thậm chí, những người được thừa kế tài sản thì họ cũng luôn cố gắng làm việc và tích lũy. Không có khái niệm "người giàu nhàn rỗi" ở Nhật Bản.
Trên thực tế, đối với con cái của những người giàu ở Nhật, những gì họ để lại cho con của họ không phải là nhiều tiền mà là những kỹ năng để kiếm tiền. Họ đặc biệt quan tâm đến việc mang đến cho con những cơ hội giáo dục tốt nhất, hiểu cách vận động của dòng tiền trong xã hội, cách kiếm tiền.
Theo nhà nghiên cứu Junji Hatoriya thuộc tổ chức Nomura Research, con cái của những người giàu có không nhất thiết phải kế thừa sự giàu có của họ hoặc mong đợi để kế thừa nó. Thay vào đó, chúng nhìn vào cha mẹ của mình và học hỏi.
Trong khi chỉ có 8% dân số có kinh nghiệm đầu tư, thì có tới 24% những đứa trẻ xuất thân từ gia đình có tài sản trên 100 triệu Yên có kinh nghiệm đầu tư, 52% có các danh mục đầu tư riêng.
Cũng theo Nomura, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên kinh nghiệm đầu tư cho con cái mình.
Nomura định nghĩa "cặp đôi quyền lực" đó là những cặp đôi mà trong đó cả hai đều đi làm và kiếm 10 triệu Yên mỗi năm. Trong nhóm này, có đến 44% có kinh nghiệm đầu tư.
Một nghiên cứu khác của Nomura chính là người Nhật rất sành công nghệ. Dù họ là những người về hưu thì họ vẫn rất am hiểu công nghệ và họ dành một khối lượng lớn thời gian để online. Theo đó, họ hiểu được thế giới hoạt động ra sao và giáo dục về đầu tư thông qua internet thế nào.
Nomura ước tính có khoảng 8,8 triệu người Nhật thuộc nhóm sành công nghệ có tài sản trung bình khoảng 26 triệu Yên.
Theo Tuyết Nhung (Theo Japan Times) (Một thế giới)
Đại gia chuyển ngàn tỷ sang Mỹ trú ẩn Những bất ổn tiềm ẩn từ lâu bất ngờ bùng phát ở nhiều nơi khiến dòng tiền ngàn tỷ USD của giới nhà giàu chạy vòng quanh tìm chỗ trú ẩn. Trong mọi cơn biến động, Mỹ luôn là thị trường được cho là an toàn nhất cho đồng vốn. Bấn loạn chạy quanh Sau gần ba tuần hồi phục ngắt quãng, thị...