Mỹ theo dõi các nhà ngoại giao Ấn Độ bằng thiết bị tinh vi
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã theo dõi đại sứ quán Ấn Độ tại Washington và văn phòng của Ấn Độ tại Liên hợp quốc ở New York bằng các thiết bị theo dõi tinh vi có khả năng sao chép ổ cứng.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Washington, Mỹ.
Tờ The Hindu của Ấn Độ, phối hợp với phóng viên Glenn Greenwald của tờ Guardian, đưa tin rằng các văn phòng Ấn Độ đã đứng dầu một danh sách tối mật gồm các quốc gia được chọn để theo dõi.
“NSA đã chọn văn phòng của Ấn Độ tại Liên hợp quốc và đại sứ quán là mục tiêu để thâm nhập các máy tính và điện thoại bằng các thiết bị tinh vi”, tờ báo cho biết, trích dẫn một tài liệu mật nội bộ của NSA.
Cũng theo tờ báo, NSA đã sử dụng cho các kỹ thuật theo dõi khác nhau tại các văn phòng của Ấn Độ, trong đó có một kỹ thuật mang tên gọi “Lifesaver”, vốn có khả năng sao chép ổ cứng của máy tính”.
Ấn Độ và Mỹ đã dẹp bỏ các khác biệt trong quá khứ và trở thành các đồng minh thân cận trong thập niên qua. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh dự kiến sẽ gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington vào ngày 27/9 tới.
Video đang HOT
Những tiết lộ về các hoạt động do thám của Mỹ, bị rò rỉ thông qua các tài liệu mà cựu nhân viên CIA Edward Snowden đánh cắp được, đã làm căng thẳng quan hệ giữa ông Obama và các đồng minh nước ngoài, trong đó có Tổng thống Brazil Dilma Rousseff.
Bài báo của tờ The Hindu đã cung cấp thêm chi tiết về các tiết lộ trước đó được nhà báo Greenwald viết trên tờ Guardian hồi tháng 7 rằng 38 sứ quán và phái bộ nước ngoài đã bị NSA theo dõi, trong đó có Ấn Độ.
New Delhi trước đây đã bảo vệ việc theo dõi điện thoại và internet của các cơ quan tình báo Mỹ, cho rằng việc làm đó đã giúp ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.
Nhưng hồi tháng 7, Bộ ngoại giao Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại về nghi vấn Mỹ do thám các sứ mệnh ngoại giao của nước này và cho biết sẽ nêu vấn đề này với giới chức Mỹ.
Các tiết lộ mới nhất nhiều khả năng khiến phe đối lập Ấn Độ kêu gọi chính phủ có lập trường cứng rắn hơn với Washington.
An Bình
Theo AFP
Brazil đòi Mỹ công khai xin lỗi vụ theo dõi, dọa hạ cấp quan hệ
Giận dữ trước thông tin nói rằng chính phủ Mỹ đã theo dõi các liên lạc cá nhân của bà, nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff có thể hủy một chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ tới đây và hạ cấp quan hệ thương mại trừ khi bà nhận được lời xin lỗi công khai.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và người đồng cấp Mỹ Barack Obama gặp nhau tại Nhà Trắng tháng 4/2012.
Một chương trình tin tức của Brazil hôm 1/9 đưa tin, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã theo dõi email, các cuộc điện thoại và tin nhắn của Tổng thống Rousseff. Thông tin này được đài Globo TV đăng tải dựa theo các tài liệu do cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ.
Bà Rousseff dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ vào tháng 10 tới để gặp Tổng thống Barack Obama và có thể thảo luận về một hợp đồng mua máy bay chiến đấu trị giá 4 tỷ USD, kế hoạch hợp tác về dầu mỏ và công nghệ nhiên liệu sinh học, cũng như các thỏa thuận thương mại.
Chuyến thăm, được thực hiện theo lời mời thăm cấp nhà nước duy nhất của Tổng thống Obama trong năm nay, nhằm nhấn mạnh sự phát triển gần đây trong mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ và sự nổi lên của Brazil trong thập niên qua như một nền kinh tế năng động và một cường quốc khu vực.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao giấu tên của Brazil ngày 4/9 cho biết bà Rousseff cảm thấy không hài lòng về phản ứng của Mỹ đối với thông tin của đài Globo TV. Bà Rousseff sẵn sàng hoãn chuyến thăm cũng như có hành động đáp trả, trong đó có việc loại trừ khả năng mua các máy bay chiến đấu F-18 của Boeing.
"Bà ấy thực sự giận dữ", quan chức nói. "Đây là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng... Cần có một lời xin lỗi. Nó cần được đưa ra công khai. Nếu không xin lỗi, bà ấy không thể đi Washington vào tháng 10 tới".
Ông Obama và bà Rousseff dự kiến sẽ gặp nhau tại Nga khi cùng tham dự hội nghị G20 ở St. Petersburg trong tuần này. Tuy nhiên, tính tới chiều 4/9, không có cuộc gặp song phương nào được lên kế hoạch giữa 2 nhà lãnh đạo.
Giới phân tích Brazil cho rằng bà Rousseff khó có thể thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, dự kiến cũng bao gồm một tiệc chiêu đãi tại Nhà Trắng, sau các thông tin nói rằng Washington từng theo dõi bà.
Hôm 1/9, người đứng đầu Bộ ngoại giao Brazil yêu cầu lời giải thích bằng văn bản từ phía chính phủ Mỹ về thông tin trên đài Globo TV. Nhưng đến chiều 4/9, vẫn chưa có phản ứng nào từ phía Mỹ.
Bộ trưởng thông tin Brazil Paulo Bernardo, một trong các cố vấn thân tín nhất của bà Rousseff, nói với báo giới tối ngày 2/9 rằng vụ nghe lén "nghiêm trọng hơn các thông tin ban đầu" và đó là lý do vì sao Brazil giờ đây cần một lời xin lỗi, ngoài sự giải thích bằng văn bản.
An Bình
Theo Dantri
Anh rút lui, Mỹ tính hành động đơn phương Mỹ có thể sẽ phải hành động mà không có sự hỗ trợ của đồng minh đáng tin cậy nhất, sau khi những nhà lập pháp Anh bỏ phiếu không tán thành việc tấn công vũ trang trừng phạt Syria. Thủ tướng Anh - David Cameron trong cuộc họp tối qua. Ảnh: The Guardian. "Chúng tôi đã biết quyết định của Nghị viện...