Mỹ thay radar trên các tàu sân bay lớp Ford vì quá hiện đại
Trong một nỗ lực nhằm giảm chi phí và tăng sự tương đồng giữa các nền tảng thiết bị quân sự, hải quân Mỹ đang có kế hoạch đặt một hệ thống radar mới lên tàu sân bay lớp Ford thứ 2, USS Kennedy, cũng như tàu sân bay tấn công đổ bộ lớp America, LHA 8.
Hệ thống radar, có tên Enterprise Air Surveillance Radar (EASR) có kế hoạch sử dụng trên tàu sân bay USS Kennedy vào năm 2023 và và được cho là sẽ tiết kiệm được 180 triệu USD chi phí đóng tàu, Chuẩn đô đốc Thomas Moore cho biết.
USS Ford sẽ là chiếc tàu sân bay thế hệ mới duy nhất sử dụng radar DBR
“Hệ thống radar chúng tôi chọn sẽ là một loại đã có sẵn và điều chỉnh cho thích hợp với loại tàu chiến. Có một vài radar của Mỹ có thông số thích hợp với kế hoạch này. Tàu tấn công đổ bộ LHA 8 sẽ là chiếc tàu đầu tiên được trang bị EASR”, ông Moore nói với phóng viên.
Quyết định thiết kế hệ thống radar EARS cho tàu sân bay và các tàu đổ bộ được đưa ra sau khi Hải quân Mỹ nghiên cứu về những công nghệ có thể sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau và mong muốn hạ thấp chi phí của hệ thống Dual Brand Radar (DBR) đang được sử dụng trên tàu sân bay USS Ford.
Radar EASR sẽ thay thế DBR ở những các tàu sân bay lớp Ford tiếp theo do chiếc tàu này nhận được nhiều lời chỉ trích về việc chi phí tăng cao vượt dự kiến. Tất cả chi phí dự kiến của tàu USS Kennedy vào khoảng 11,4 tỉ USD, ít hơn hẳn 1 tỉ USD so với USS Ford, chiếc tàu sân bay lớp Ford đầu tiên.
Kế hoạch thay đổi DBR bằng EARS có nghĩa USS Ford là chiếc tàu sân bay thế hệ mới duy nhất của Mỹ sử dụng hệ thống radar DBR.
Theo ông Moore, vấn đề là radar DBR đang mang lại khả năng vượt quá mức cần thiết cho các tàu sân bay. Radar này đầu tiên có kế hoạch lắp đặt trên 27 chiếc tàu khu trục thế hệ mới DDG 1000. Tuy nhiên, hải quân Mỹ đã thay đổi kế hoạch và chỉ đóng 3 chiếc DDG 1000, dẫn đến chi phí phát triển trên mỗi chiếc radar DBR tăng mạnh.
Trong khi đó, EARS có khả năng kém hơn và phải dùng kèm với radar SPQ-9B, nhưng được cho là đáp ứng hầu hết các nhu cầu của tàu sân bay với các chức năng cơ bản như tìm kiếm mục tiêu hay điều khiển đội tàu chiến đấu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các tàu sân bay cũng thường được hỗ trợ chiến đấu bởi nhiều tàu khu trục đi xung quanh và luôn có sự trao đổi thông tin radar giữa các tàu, nên một hệ thống mạnh như DBR là không cần thiết, ông Moore giải thích.
Theo An Ninh Thủ Đô
Czech bán và nâng cấp vũ khí nào cho Việt Nam?
Theo số liệu công khai, trong năm 2013, Việt Nam là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Cộng hòa Séc với trị giá lên tới khoảng 58,3 triệu USD.
Trong những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ. Điển hình là việc Việt Nam đã đặt mua lượng lớn vũ khí tiên tiến từ Praha như hệ thống radar Vera-E, nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18, một số vũ khí cá nhân cũng như đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410.
Vera-E là loại radar thụ động hoạt động trên nguyên lý không phát mà chỉ thu tín hiệu của sóng điện từ trong một môi trường không gian đồng nhất. Loại radar này hoạt động tương tự hệ thống Kolchuga của Ukraine và là phiên bản cơ động, lắp đặt trên khung gầm xe dòng radar thụ động Tamara cũng của Cộng hòa Czech chế tạo.
Khả năng của Vera-E tinh vi tới mức có thể phát hiện máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ từ khoảng cách 250 km. Còn Tamara - hệ thống radar thụ động đời trước, trong quá trình thử nghiệm đã phát hiện mục tiêu là tiêm kích F-16 ở cự ly 400 km, CF-18A là 355 km và F-15 là 365 km. Thời gian trên đủ để hệ thống phòng không, các máy bay trực chiến vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Nếu bố trí các trạm radar thụ động Vera-E phân tán xa nhau, khoảng 3 đến 4 trạm thành một cụm, máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội đồng thời mọi tín hiệu thu về theo phương pháp định vị "vi sai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, tứ giác (số lượng trạm), sẽ xác định được rất nhanh tọa độ mục tiêu.
Theo số liệu chính thức năm 2010 được Cộng hòa Séc công bố, Việt Nam đã tiếp nhận 3 hệ thống radar thụ động tinh vi Vera-E chuyên dùng để phát hiện máy bay tàng hình.
Không chỉ bán, Séc còn nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18 đang có trong Quân đội Việt Nam. P-18 Terek (mã định danh GRAU: 1RL131, mã định danh NATO: Spoon Rest D) là một loại radar bắt mục tiêu và cảnh báo VHF 2D, được sản xuất và phát triển bởi Liên Xô.
Đây là loại radar làm việc trên dải sóng mét, tầm hoạt động tối đa 250 km, có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu, P-18 được chính thức đưa vào sử dụng năm 1970. P-18 được chế tạo trên cơ sở đài radar vô tuyến P-12NA và được sản xuất hàng loạt trong Liên doanh cổ phần OAO "Nitel".
Các đài radar vô tuyến này bảo đảm sự chỉ thị mục tiêu chính xác hơn cho tổ hợp tên lửa phòng không và dẫn đường cho máy bay chiến đấu. Thông số kỹ thuật: Tần số VHF; bước sóng mét; tầm hoạt động 250 km; độ cao 35 km; góc phương vị 360 độ; góc tà -5 - 15 độ; độ sai lệch 1 km; công suất 260 kW.
Hiện nay các đài radar P-18 của Việt Nam đã được công ty RETIA, Cộng hòa Séc chuyển giao công nghệ nâng cấp lên chuẩn P-18M với nhiều cải tiến như: Áp dụng công nghệ kỹ thuật số, cải thiện hiệu suất hoạt động của radar, tăng cường khả năng kháng nhiễu, tăng cường độ tin cậy, tuổi thọ cũng như nguồn phụ tùng thay thế, tích hợp hệ thống nhận diện địch-ta, giảm chi phí vận hành...
Ngoài ra, Công ty Retia của Séc còn tiến hành nâng cấp thành công tổ hợp gây nhiễu R-934U, theo military-retia.eu. R-934 là khí tài gây nhiễu vô tuyến cơ động hoạt động trên băng sóng VHF/UHF, tần số từ 100 MHz - 400 MHz ở mọi phương vị (360 độ). Nó được thiết kế để phát hiện, theo dõi các nguồn phát sóng vô tuyến và thực hành gây nhiễu/chế áp các hệ thống thông tin liên lạc VHF/UHF, cũng như vô hiệu các hệ thống điều khiển của máy bay chiến thuật đối phương. Trong ảnh: Màn hình hiển thị của tổ hợp khí tài gây nhiễu vô tuyến cơ động R-934U.
Theo Retia, sau nâng cấp, tổ hợp R-934U có các tính năng vượt trội, trở thành khí tài gây nhiễu đúng nghĩa "bình cũ, rượu mới", đáp ứng được yêu cầu chiến tranh điện tử hiện đại. Trong thời gian tới, R-934U sẽ tiếp tục sánh vai cùng các khí tài trinh sát/chế áp điện tử thế hệ mới đã tiếp nhận hay các khí tài mà Việt Nam quan tâm và có thể đặt mua từ Nga như 1L267 Moskva-1, 1L269 Krasukha-2 và 1RL257 Krasuha-4.
Ngoài những thiết bị trên, Việt Nam cũng đang đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410 Turbolet do nhà sản xuất LET Cộng hòa Czech nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ 1971 tới tận ngày nay.
Để tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Séc Alexandr Vondra cũng đã đề xuất, các công ty của Séc có thể tham gia quá trình hiện đại hóa máy bay huấn luyện L-39 trong Không quân Việt Nam.
Theo Đất Việt
Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (1) Có thể nói, kể từ sau CTVN thì chiến tranh vùng Vịnh 1991 là cuộc chiến đầu tiên Mỹ và đồng minh huy động lượng lớn vũ khí công nghệ cao nhất. Có thể nói, kể từ sau CTVN thì chiến tranh vùng Vịnh 1991 là cuộc chiến đầu tiên Mỹ và đồng minh huy động lượng lớn vũ khí công nghệ cao...