Mỹ thay E-4B có liên quan đến Nga?
Theo Aviation Week, Mỹ đã sẵn sầng khởi động chương trình phát triển máy may thế hệ mới thay thế cho chiếc Boeing E-4B hiện nay.
Kế hoạch nâng cấp được Không quân Mỹ (USAF) đưa ra nhằm tăng cường năng lực tác chiến khi xảy ra chiến tranh hạt nhân. Những chiếc máy bay này sẽ đóng vai trò là căn cứ trên không, nơi có thể bố trí ban lãnh đạo chính trị và quân sự cao nhất của đất nước để chỉ đạo. Theo yêu cầu đối với với những máy bay thay thế phải dựa trên một máy bay thương mại, tương tự như cách E-4B là Boeing 747 cải tiến.
Trong một thống báo USAF hôm 4/12 cho biết, Trung tâm tác chiến sinh tồn trên không (SAOC) sẽ là một thành phần quan trọng trong hệ thống quản lý của lực lượng vũ trang quốc gia của Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng liên quân.
Trong trường hợp khẩn cấp ở cấp quốc gia hoặc các trung tâm chỉ huy mặt đất bị phá huỷ, máy bay SAOC sẽ cung cấp một nền tảng chỉ huy, kiểm soát và liên lạc có độ tin cậy cao để quản lý lực lượng Mỹ, tuân thủ các lệnh quân sự khẩn cấp và phối hợp các hành động của chính quyền dân sự.
Video đang HOT
Ngoài ra, USAF cũng đã yêu cầu một khoản ngân sách khoảng 16 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển SAOC vào năm 2020 và có kế hoạch tăng lên 100 triệu USD mỗi năm, bắt đầu từ năm 2021. Hiện tổng chi phí của chương trình chưa được công bố. Lý do thay thế E-4B đã được Mỹ công bố nhưng theo giới chuyên gia, kế hoạch này có thể liên quan đến việc nâng cấp máy bay “Ngày tận thế” của Nga, rằng USAF muốn phát triển dòng máy bay có ưu thế vượt trội.
Được biết, hiện thiết kế thử nghiệm về cấu hình hiện đại hóa các sở chỉ huy không quân (VKP) dựa trên máy bay Il-80 và Il-82 đã được hoàn thành. Sau khi hiện đại hóa, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS) sẽ nhận được thế hệ thứ 3 của những chiếc máy bay như vậy. Đặc biệt, phiên bản mới của Il-80 được thiết kế có vai trò tương tự phi cơ Boeing E-4B của Mỹ nhưng hiện đại hơn rất nhiều.
Phần khoang chứa trung tâm chỉ huy không có cửa sổ nhằm tránh thiệt hại trong vụ nổ hạt nhân. Toàn bộ hệ thống điện tử được thiết kế đặc biệt có thể chống chịu với xung điện từ (EMP) gây ra từ vụ nổ. Hệ thống điều hòa không khí trên máy bay có khả nặng loại bỏ bụi phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân.
Máy bay được phủ một lớp sơn đặc biệt nhằm giảm thiểu tối đa bức xạ hạt nhân. VKS tiết lộ, Il-80 được sửa đổi từ máy bay chở khách Il-86. Người ta lắp thêm hai hệ thống phát điện độc lập nằm dưới cánh sát bụng máy bay để cung cấp điện năng cho toàn bộ hệ thống bên trong. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực NK-86, tốc độ hành trình từ 850-900 km/h, phạm vi hoạt động 5.000 km, độ cao hành trình 12 km.
Thiết kế của Il-80 cho phép tiếp nhận vận chuyển Tổng thống, Bộ chỉ huy tối cao Các lực lượng vũ trang, các nhóm sỹ quan điều khiển tác chiến Bộ Tổng tham mưu và đội ngũ kỹ thuật viên đảm bảo hoạt động thiết bị đặc biệt trên máy bay.
Theo định danh của NATO, máy bay Il-80 được gọi là Maxdome – dòng máy bay được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chỉ huy trên không trong các tình huống khẩn cấp. Phi cơ này nổi bật với phần ăng ten liên lạc vệ tinh SATCOM nhô cao trên lưng gần phía trước mũi nhằm đảm bảo liên lạc trong suốt quá trình làm nhiệm vụ.
Đuôi máy bay có ăng ten liên lạc vô tuyến kết nối với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Hiện chưa rõ số lượng Il-80 được Không quân Nga nâng cấp lên chuẩn mới.
Đan Nguyên
Theo baodatviet.vn
Cảnh báo sốc về cuộc chiến cuối cùng "quét sạch loài người"
Cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo sẽ là cuộc chiến cuối cùng của loài người vì nó sẽ quét sạch chúng ta, một chuyên gia đã cảnh báo và nhấn mạnh rằng kho vũ khí hạt nhân đã thay đổi bộ mặt chiến tranh.
Năm quốc gia được coi là cường quốc hạt nhân bao gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc. Nhưng Israel, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên cũng đang xây dựng một kho vũ khí hạt nhân đáng sợ.
Nếu chiến tranh nổ ra giữa 2, hoặc nhiều hơn 2 nước trong số những nước này, nó sẽ quét sạch loài người, Bryan Walsh, tác giả của cuốn sách rủi ro hiện sinh End Times bình luận. Ông Bryan tin rằng mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống trên Trái đất là chiến tranh hạt nhân.
Ông cũng cho rằng các nhà lãnh đạo chính trị ở các cường quốc như Nga và Mỹ là những người ít kiên nhẫn hơn và dễ nhấn nút bấm hạt nhân hơn. Ông nhấn manh, hiện tại là thời điểm nguy hiểm hơn Chiến tranh Lạnh, khi căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ leo thang đến mức nhiều người bắt đầu sợ chiến tranh hạt nhân.
Thực tế từ thập niên 1960, nhiều người đã thực sự sợ rằng, việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không đánh dấu một cuộc chiến tiếp theo, mà nó sẽ là 'cuộc chiến cuối cùng".
Vào tháng 4 năm nay, một báo cáo của Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Hạ viện Anh cũng cho biết, nguy cơ vũ khí hạt nhân được sử dụng hiện nay lớn hơn so với thời Chiến tranh Lạnh. Các mối đe dọa chiến tranh hạt nhân giữa các cường quốc bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga vẫn là một mối đe dọa lớn, báo cáo nhấn mạnh.
Theo danviet.vn
Tin quân sự : Nga lo thế chiến 3 vì Mỹ chưa chịu làm điều này Nga tuyên bố chính quyền Donald Trump vẫn chưa gửi đề xuất để tránh chiến tranh hạt nhân khi Moscow vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi động thái này từ Mỹ. Hãng tin Tass của Nga cho biết Moscow đã chờ đợi gần một năm để Mỹ gửi đề xuất xác nhận từ chối bắt đầu những gì có thể dẫn đến Thế...