Mỹ thay đổi tiêu chí xác định đối tượng nghi nhiễm COVID-19
Các tiêu chí xác định đối tượng nghi nhiễm COVID-19 được thay đổi sau khi phát hiện ca nghi lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên ở Mỹ.
Ngày 27-2, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo thay đổi các tiêu chuẩn lâm sàng đối với bệnh nhân cần xét nghiệm virus gây dịch COVID-19.
Theo đó, CDC đã thay đổi các tiêu chí xác định “đối tượng cần điều tra dịch tễ” (PUI), quy định rõ ràng các trường hợp chưa xác định được nguồn lây nhiễm cũng cần được theo dõi và xét nghiệm.
Thay đổi này được đưa ra sau khi Mỹ phát hiện một trường hợp nhiễm COVID-19 nhưng không xác định được lịch sử tiếp xúc với người bệnh hay lịch sử đi lại qua vùng dịch, đài CNBC cho biết.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã thay đổi tiêu chí xác định đối tượng nghi nhiễm COVID-19. Ảnh: THE JAKARTA POST
Video đang HOT
Giám đốc CDC Robert Redfield chính thức thông báo về sự thay đổi này cho các thành viên Hạ viện Mỹ hôm 27-2, cùng với những cập nhật về cảnh báo đi lại đối với công dân Mỹ.
Cụ thể, CDC yêu cầu điều tra dịch tễ đối với những bệnh nhân có biểu hiện “sốt và viêm đường hô hấp dưới cấp tính nặng (như viêm phổi, suy hô hấp cấp) cần phải nhập viện và không có chẩn đoán bị bệnh khác”.
Hiện yêu cầu trên được áp dụng với tất cả ca bệnh, dù chưa xác định được khả năng bị lây nhiễm COVID-19. Trong khi đó, mô tả ngày 12-2 của CDC chỉ yêu cầu điều tra dịch tễ đối với những trường hợp tương tự nhưng có lịch sử đi lại tới Trung Quốc trong vòng 14 ngày.
CDC cũng mở rộng diện PUI đối với những người có “biểu hiện hoặc triệu chứng viêm đường hô hấp dưới (ví dụ như ho, khó thở)” đối với những người có lịch sử đi lại tới các vùng dịch trên thế giới, thay vì chỉ những người từng tới TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Các vùng dịch này được xác định là các nước Trung Quốc, Iran, Ý, Nhật và Hàn Quốc.
Trong khi đó, yêu cầu điều tra dịch tễ với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19 vẫn được giữ nguyên.
CDC cho biết các tiêu chí xác định đối tượng PUI đã được phát triển dựa trên những thông tin khoa học có được về COVID-19 và dựa vào kinh nghiệm từ các dịch SARS và MERS đã bùng phát trước đây. Các tiêu chí này sẽ được cập nhật khi có thông tin mới.
Các cơ sở y tế cần xem xét theo từng trường hợp cụ thể để đưa ra quyết định xét nghiệm. Các bác sĩ cũng được quyền yêu cầu xét nghiệm đối với các ca bệnh đã tử vong nhưng có mô tả giống như các tiêu chí trên.
Trước đó, Mỹ đã phát hiện một trường hợp nhiễm COVID-19 mà chưa xác định được nguồn lây nhiễm trực tiếp. Đó là một bệnh nhân ở quận Solano, bang California được xác định nhiễm bệnh hôm 26-2.
“Có khả năng đây có thể là một ví dụ cho sự lây nhiễm trong cộng đồng của dịch COVID-19, điều lần đầu tiên đã diễn ra ở Mỹ” – CDC nhận định. Trong đó, “sự lây nhiễm trong cộng đồng của một dịch bệnh có nghĩa là nguồn lây nhiễm chưa được xác định”.
CDC cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các bang, chính quyền địa phương, cũng như các đối tác y tế công cộng để ứng phó tốt nhất trước dịch bệnh lần này.
Theo PLO
CDC Mỹ cảnh báo những kiểu râu, ria làm tăng nguy cơ nhiễm nCoV
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo những kiểu râu ria làm tăng khả năng bị nhiễm Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã công bố một bản đồ họa, cho thấy cách để râu và ria mép ở nam giới có thể ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh của khẩu trang, làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Theo bản đồ họa này, có 36 kiểu râu, ria phổ biến nhất đã được đề cập, trong đó có tới 2/3 trường hợp được cảnh báo là không an toàn trong mùa dịch.
Chỉ có 12 kiểu được CDC khuyến nghị là phù hợp khi đeo khẩu trang, bao gồm: Clean shaven (cạo sạch), Soul patch (miếng vá linh hồn), Side whiskers (mai dài), Pencil (ria hình bút chì), Toothbrush (ria hình bàn chải), Lampshade (ria hình đèn chụp), Zorro, Zappa (kiểu bắt chước nghệ sĩ Frank Zappa), Walrus (ria mép quặp), Painter's brush (ria hình bút vẽ), Chevron và Handlebar (ria hình ghi đông).
Những kiểurâu và ria mép an toàn(có tích xanh) và không an toàn khi đeo khẩu trang phòng dịch. Ảnh:CDC.
Nghiên cứu thực tế của CDC cho thấy râu cằm và ria mép dài có thể làm giảm hiệu quả ngăn bụi và mầm bệnh của khẩu trang từ 20 đến 1.000 lần so với những người để râu ria gọn gàng hoặc cạo sạch.
Thanh Mai
Theo baophapluat
CDC: SARS-CoV-2 lây nhiễm qua tiếp xúc bề mặt hơn là qua không khí Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đang nghiên cứu thời gian virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại và lây nhiễm trên các bề mặt. Tại phiên điều trần ở Hạ viện ngày 27/02, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ Robert Redfield cho biết, cơ quan này đang khẩn trương nghiên cứu thời...