Mỹ thay đổi kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan
Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định giữ lại 8.400 quân ở Afghanistan cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1-2017.
Reuters đưa tin, trước đó vì nhận thấy tình hình an ninh ở Afghanistan vẫn còn bấp bênh và lực lượng Taliban còn hiện diện ở nước này, Tổng thống Obama có kế hoạch cắt giảm số quân Mỹ ở nơi đây từ 9.800 xuống còn 5.500 quân cho tới cuối năm 2016.
Tuy nhiên, ông Obama đã thay đổi kế hoạch. Ông cho biết sẽ rút 1.400 quân khỏi Afghanistan, nghĩa là sẽ giữ lại 8.400 quân ở đây. Ngoài ra, còn có khoảng 3.000 binh sĩ quốc tế hiện diện ở Afghanistan.
Tổng thống Obama quyết định giữ lại 8.400 quân ở Afghanistan. Ảnh: Reuters
“Nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng chúng tôi sẽ không thay đổi. Họ vẫn tập trung vào hỗ trợ lực lượng Afghanistan chống lại những tay khủng bố” – Tổng thống Mỹ nói. Nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama sẽ kết thúc vào 20-1-2017.
Tổng thống Obama cho biết ông đã chấm dứt nhiệm vụ tác chiến của Mỹ ở Afghanistan vào năm 2014. Nhưng ông nhiều lần trì hoãn kế hoạch rút số binh sĩ Mỹ còn lại ở đây.
Quyết định giữ 8.400 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan của ông Obama được Tổng thống nước này là Ashraf Ghani hoan nghênh. Ông Ashraf nói trên Twitter rằng điều này cho thấy tinh thần hợp tác tiếp tục giữa hai quốc gia nhằm theo đuổi các lợi ích chung.
Video đang HOT
Quân Mỹ hiện diện ở Afghanistan từ năm 2001, khi Mỹ xâm lược đất nước này dưới mệnh lệnh của cựu Tổng thống George W. Bush. Mỹ từng có số quân tham chiến tại Afghanistan là 100.000 quân, ông Obama nhấn mạnh.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Mỹ tung Kế hoạch B, ép Nga phải đàm phán, rút quân
Việc Mỹ ỡm ờ về bản "Kế hoạch B" trong thời điểm thực thi lệnh ngừng bắn Geneva có liên quan gì đến việc Nga nhanh chóng rút quân khỏi Syria?
Mỹ tung ra "Kế hoạch B" ở Syria trong bối cảnh nào?
Ngày 12-4, tờ Wall Street Journal (WSJ) đã dẫn nguồn tin từ quan chức giấu tên, tiết lộ chi tiết "Kế hoạch B" của Hoa Kỳ ở Syria, sẽ được Washington áp dụng, nếu thỏa thuận ngừng bắn ở Syria (đạt được trong cuộc hòa đàm ở Geneva -Thụy Sĩ) bị phá vỡ.
Hồi cuối tháng 2 vừa qua, Mỹ đã bất ngờ tuyên bố không nhìn thấy chỗ đứng của đương kim Tổng thống Syria Bashar al-Assad trên vũ đài chính trị tương lai của đất nước, đồng thời bóng gió về một "Kế hoạch B" trong trường hợp tiến trình hòa bình Syria lâm vào bế tắc.
Theo các nguồn tin, CIA khẳng định với các đồng minh Ả rập và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với phe đối lập là, "Kế hoạch B" sẽ được triển khai ngay lập tức nếu lệnh ngừng bắn và tiến trình giải quyết chính trị trong nước (được gọi là "Kế hoạch A") bị vi phạm và chiến sự tái bùng phát.
Tuyên bố này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế và khiến Nga "sôi lên sùng sục". Các quan chức Nga tuyên bố không bao giờ chấp nhận bất cứ một "Kế hoạch B" hay "phương án xyz" nào đó.
Moscow tuyên bố không hê biết về sự tôn tai của "Kế hoạch B" ma Mỹ chuân bi cho Syria, việc Washington tuyên bố về sự tồn tại một kế hoạch B khiến Nga quan ngại và kêu gọi Hoa Kỳ nên tập trung mọi nỗ lực vao việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn mà các bên đã đạt được.
Thậm chí, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố rằng, Nga không cho phép "ngay cả trong suy nghĩ" về một kế hoạch thay thế khác để giải quyết tình hình Syria, và coi đó là "một trong những nỗ lực nhằm phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn".
Mỹ công bố "Kế hoạch B" trong bối cảnh lệnh ngừng bắn bắt đầu được thực thi
Được biết, tuyên bố của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh cuộc đàm phán về hòa bình Syria đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Syria vào lúc 12h trưa ngày 26-12-2015, nhưng đang còn quá nhiều khúc mắc và chiến sự có thể tái diễn bất cứ lúc nào.
Trong hiệp định đình chiến này, chỉ có tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và al-Qaeda Syria (al-Nusra) là nằm ngoài phạm vi chế ước, do bị liệt vào danh sách khủng bố của Liên Hợp Quốc, tức là liên quân Nga-Syria có thể tấn công chúng sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực.
Vào thời điểm đó, quân chính phủ Syria đang có lợi thế lớn trên khắp các chiến trường, quân đội Syria đã bước đầu mở được các chiến dịch tấn công lớn, Nga hoàn toàn có khả năng tiếp tục hỗ trợ Asad giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước, không cần đàm phán với phe đối lập.
Ngừng bắn, rút quân, Nga để lại rắc rối cho Syria
Trong số các nước can thiệp vào Syria, Nga có quyết tâm cao nhất và xác định mục tiêu rõ ràng nhất, đồng thời có sức mạnh quân sự nổi bật nhất, có lực lượng quân sự đồn trú vững vàng ở Syria. Đó là ưu thế lớn của Nga so với Mỹ và liên quân vốn mỗi người một mục đích khác nhau.
Nếu không hòa đàm hoặc thỏa thuận ngừng bắn ở Geneva bị phá vỡ, chiến sự tiếp diễn thì các phe nhóm đối lập ôn hòa của Mỹ có nguy cơ bị tiêu diệt rất cao. Mà tiêu diệt các phe nhóm đối lập mới chính là nhiệm vụ trọng tâm của liên quân Nga - Syria.
Nga bước vào hòa đàm trong bối cảnh quân đội Syria đang chiến thắng trên chiến trường
Nhiệm vụ trọng tâm đang thực hiện thuận lợi, vì sao Moscow và Damascus phải dừng lại? Tại sao Nga lại vứt bỏ ưu thế quân sự rất lớn để đổi lấy ưu thế về chính trị trên bàn đàm phán vốn rất mong manh, bất chấp việc chính quyền Syria của ông Assad lúc đó bày tỏ thái độ không hài lòng ra mặt?
Nếu thỏa thuận ngừng bắn ở Geneva được thực thi nghiêm túc, hiện trạng chiếm đóng của các phe nhóm đối lập vẫn được giữ nguyên, tất cả các cụm quân của những lực lượng đối lập chống Assad đang đồn trú xen kẽ nhau ở Tây Bắc, Tây Nam và khu vực Trung tâm và cả khu vực phía nam Syria.
Đây là một thực trạng mà không ai mong muốn, nhất là chính quyền Assad vì giữ nguyên tình trạng các nhóm phiến quân "cát cứ" khắp đất nước là điều hết sức nguy hiểm, bởi ngừng bắn không có nghĩa là chúng đã giải giáp mà đang âm thầm củng cố lực lượng.
Các phe nhóm đối lập có thể tranh thủ thời gian này nhận thêm viện trợ vũ khí cho những đợt tấn công mới nguy hiểm hơn. Chấp nhận hòa đàm tức là Syria đang biến việc "gỡ ngòi nổ" của một quả bom thành việc làm cho đồng hồ kích giờ của nó tạm dừng lại.
Theo_Báo Đất Việt
Nga rút khỏi Syria: Cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ tung quân? Dù Nga tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria từ ngày 15/3 nhưng các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dễ dàng gì đạt được các mục đích tại Syria "Kế hoạch B" cho Syria là quay trở lại chiến tranh Ngày 13/3, tại buổi khai mạc đàm phán hoà bình tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Staffan de Mistura, đặc...