Mỹ thất vọng với Trung Quốc vì Snowden
Mỹ hôm qua bày tỏ sự thất vọng với Trung Quốc vì nước này đã không bàn giao kẻ tiết lộ bí mật chính phủ đang bị truy nã Edward Snowden, và nhấn mạnh quyết định này đã gây tổn hại đến mối quan hệ song phương.
Một băng rôn ủng hộ cựu nhân viên NSA Snowden tại Hong Kong, hồi tháng 6. Ảnh: AFP
AFP dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết, trong cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc đang tham gia hội đàm ở Washington, Tổng thống Brack Obama đã “bày tỏ sự thất vọng và quan ngại của ông” quanh vụ việc liên quan đến Snowden.
Thứ trưởng Ngoại giao William Burns, một trong những quan chức cấp cao của Mỹ tại cuộc hội đàm, cho biết ông Obama và Chủ tịch Tập Cập Bình tháng trước đã nhất trí hợp tác trong nhiều vấn đề, khi có cuộc gặp thượng đỉnh tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, California.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi thất vọng về cách giới chức Bắc Kinh và Hong Kong xử lý vụ Snowden. Điều này đã làm suy yếu nỗ lực của chúng tôi nhằm xây dựng niềm tin để giải quyết những vấn đề khúc mắc”, ông Burns nói.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng cách Trung Quốc xử lý vụ việc này là không phù hợp với tinh thần ở Sunnylands hay với mối quan hệ của chúng ta, một mô hình quan hệ mới mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng”, ông Burns nói thêm trong một cuộc họp báo chung.
Video đang HOT
Ông Burns đang tạm thời thay thế vị trí của Ngoại trưởng John Kerry, người đã phải rút lui khỏi cuộc hội đàm để quay về Boston vì vợ ông nhập viện.
Tuy nhiên, ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phát biểu ngay sau ông Burns, đã bảo vệ quyết định của Bắc Kinh trong vụ việc trên.
“Chính phủ Trung Quốc luôn tôn trọng cách xử lý phù hợp với pháp luật của Đặc khu Hành chính Hong Kong”, ông nói.
Snowden, một cựu nhà thầu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), đã bỏ trốn từ Mỹ sang Hong Kong rồi khi tiết lộ về chương trình tình báo của Mỹ. Snowden cáo buộc mạng lưới Internet của Trung Quốc cũng là một mục tiêu theo dõi của Mỹ, khiến Washington vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh.
Mỹ đang tìm cách dẫn độ cựu nhân viên CIA này để truy tố các tội danh. Tuy nhiên, Snowden sau đó đã rời Hong Kong sang Nga và hiện vẫn lưu lại tại khu vực quá cảnh của một sân bay ở Moscow trong lúc tìm kiếm quyền tị nạn ở các nước. Snowden đã gửi đơn xin tị nạn đến 20 nước nhưng hầu hết trong số này đều từ chối hoặc yêu cầu anh phải có mặt ở nước họ, theo quy định của pháp luật.
Hồi đầu tuần, tổ chức phi chính phủ World Service Authority (WSA) đã cấp cho Snowden một hộ chiếu công dân thế giới, dựa trên Điều 13 trong Tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền. Với hộ chiếu này, Snowden có quyền đi khắp thế giới mà không bị hạn chế. Tuy nhiên, công cụ này cũng không thể giúp Snowden tránh được lệnh dẫn độ về Mỹ nếu anh đặt chân lên một nước có hiệp ước dẫn độ với Mỹ.
Theo VNE
Chiến đấu cơ Mỹ sẽ không chặn máy bay chở Snowden
Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ không ra lệnh cho các máy bay chiến đấu chặn bất kỳ chuyến bay nào chở Edward Snowden, kẻ làm lộ bí mật chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ.
Obama vẫn lo ngại Snowden sẽ làm lộ thêm bí mật chính phủ. Ảnh: Reuters
Ông Obama, người có phần "muối mặt" sau khi bị Trung Quốc rồi Nga từ chối trục xuất Snowden, khẳng định thiệt hại thực tế đối với Mỹ không phải là sự bẽ mặt với cộng đồng quốc tế, mà là sự rò rỉ của chương trình tình báo quan trọng.
Tuy nhiên, ông loại trừ hành động quân sự trong trường hợp Snowden lên máy bay rời khỏi Nga. "Không, tôi sẽ không lệnh cho các máy bay chiến đấu xuất kích để bắt một hacker 29 tuổi", Obama nói tại một cuộc họp báo khi tới thăm Senegal.
Ông Obama đưa ra tuyên bố trên tại châu Phi, khi được hỏi về những diễn biến mới nhất liên quan đến vụ cựu nhân viên tình báo công khai chương trình theo dõi bí mật của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận sự lo ngại rằng Snowden sẽ tiết lộ thêm nhiều bí mật khác.
Tổng thống Mỹ cũng nói rằng ông không gọi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay Tổng thống Nga Vladimir Putin để thuyết phục họ bàn giao Snowden, vì chính phủ của ông đang dùng những kênh pháp lý thông thường để đạt được lệnh dẫn độ. Quan hệ Mỹ-Trung bao phủ nhiều vấn đề và ông sẽ không xuống nước để thỏa thuận ngầm với Nga hay Trung Quốc về vấn đề dẫn độ.
Hồi đầu tuần, Washington cảnh báo mối quan hệ với Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi nước này không tôn trọng yêu cầu dẫn độ Snowden của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ rằng một vụ việc cá nhân có thể làm tổn hại mối liên kết song phương, khi hai nước đang nỗ lực cải thiện quan hệ.
Với giọng điệu nhẹ nhàng hơn, Mỹ cũng cho biết đã nhất trí với Tổng thống Putin rằng không để vụ việc làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Mỹ tin rằng Nga có cơ sở pháp lý rõ ràng để trục xuất Snowden, dù hai bên không có hiệp ước dẫn độ.
Snowden hiện vẫn lưu lại khu vực quá cảnh của một sân bay ở Moscow, sau khi bỏ trốn khỏi Hong Kong. Anh dường như không thể tiếp tục di chuyển đến Ecuador để tị nạn, do đã bị Washington hủy hộ chiếu.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quản lý Chính trị Ecuador Betty Tola hôm nay cho biết, một nhân viên chính phủ đã cấp giấy thông hành an toàn cho Snowden để đến Ecuador xin tị nạn chính trị. Tuy nhiên, bà Tola khẳng định hành động này là trái phép và giấy thông hành không có giá trị. Trách nhiệm trong vụ việc trên hoàn toàn thuộc về người đã cấp giấy thông hành.
Bà cảnh báo bất kỳ ai làm rò rỉ tài liệu trên sẽ đối mặt luật pháp. Kênh Univisiontrước đó từng đăng tải một bức ảnh chụp một giấy thông hành an toàn do lãnh sự quán Ecuador ở London cấp.
Theo bà Tola, đơn xin tị nạn của Snowden chưa được xem xét vì anh ta không có mặt ở Ecuador theo quy định của pháp luật.
Theo VNE
Mỹ tức giận Hong Kong vì Snowden Mỹ hôm qua bày tỏ thất vọng trước việc Hong Kong không bắt giữ cựu nhân viên tình báo làm lộ bí mật Edward Snowden, trước khi anh này rời khỏi đặc khu hành chính. Bản tin về Snowden tại một màn hình ở trung tâm thương mại của Hong Kong. Ảnh: AP "Mỹ rất thất vọng và bất bình trước quyết định...