Mỹ thắt chặt an ninh sau khi nhóm al-Shabab tung video đe dọa khủng bố
Bộ An ninh Nội địa Mỹ và FBI đã ban hành một tuyên bố chung cho biết, hai bên đang hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm giảm thiểu nguy cơ khủng bố.
ABC News đưa tin, thời gian gần đây, nhóm khủng bố mang tên al-Shabab (nhóm khủng bố tại Somalia có liên hệ với mạng lưới Al-Qaeda) đã tung một đoạn video đe dọa tấn công vào một số trung tâm thương mại lớn ở Anh, Mỹ, Canada.
Các tay súng al-Shabab ở Somalia (ảnh: AP)
Theo Telegraph, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson nhận định lời đe dọa trên cho thấy chủ nghĩa khủng bố đã diễn biến đến “một giai đoạn mới”, mà từ đây những phần tử thánh chiến độc lập tại các nước phương Tây sẽ tăng cường tiến hành các vụ tấn công khủng bố tại chính quê hương mình.
Bộ trưởng Johnson cho biết, đây là lúc chúng ta cần phải mở rộng thêm về khái niệm khủng bố toàn cầu và chống khủng bố.
“Các tổ chức khủng bố như là IS (Nhà nước Hồi giáo tự xưng), al-Shabab, AQAP (al Qaeda trên bán đảo Arab) đang công khai kêu gọi các cuộc tấn công thông qua mạng internet, video, ấn phẩm được phát hành… Điều này có nghĩa là bên cạnh việc chống khủng bố về mặt quân sự, chính quyền mỗi nước cũng cần có những tác động nhất định đến pháp luật và an ninh quốc gia nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan ngay chính trong đất nước của mình”, ông Johnson nói với ABC News.
Video đang HOT
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở trong một giai đoạn chống khủng bố mới và tôi e rằng đoạn video này đã phản ánh được điều đó”.
Matt Olsen, cựu giám đốc của Trung tâm chống khủng bố Mỹ cho biết mặc dù tổ chức al-Shabab không có đủ khả năng để thực hiện một cuộc tấn công quy mô như vậy ở Mỹ, nhưng lời đe dọa này vẫn cần phải được cân nhắc.
ABC News dẫn lời Matt Olsen nói: “Trong vài năm qua, tổ chức al-Shabab đang dần bị suy thoái nhưng vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ ở Somalia và một số khu vực khác ở châu Phi”.
“Tuy al-Shabab không hoạt động ở Mỹ và cũng không có dấu hiệu cho thấy nhóm này có khả năng thực hiện một cuộc tấn công quy mô tại đây, nhưng lời đe dọa này thì không thể lơ là được. FBI và cảnh sát địa phương nên có các bước thích hợp để phòng vệ”, Matt Olsen cho hay.
Ngày 22/2, Bộ An ninh Nội địa Mỹ và FBI đã ban hành một tuyên bố chung cho biết, Bộ và FBI đang hợp tác chặt chẽ với nhau cùng với các cơ quan an ninh địa phương nhằm ngăn chặn và giảm thiểu mối đe dọa khủng bố.
Trước đó, ngày 21/2, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của Mỹ, trung tâm Mall of America ở thành phố Bloomington, bang Minnesota cũng đã ra thông báo sẽ thắt chặt an ninh sau khi đoạn video đe dọa tấn công của nhóm al-Shabab được phát hành./.
Phương Chi Theo Telegraph, ABC News
Theo_VOV
Sự thật về các mức cảnh báo khủng bố của Mỹ
Kể từ khi xảy ra vụ khủng bố lịch sử ngày 11/9/2001, Mỹ đã tăng cường hệ thống an ninh cũng như hệ thống cảnh báo động khủng bố.
Để ngăn chặn và sẵn sàng đối phó với những vụ khủng bố có khả năng xảy ra, năm 2002, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã cho thành lập hệ thống mang tên Homeland Security Advisory System. Mục đích của hệ thống này là nhằm đưa ra những mức báo động khủng bố ở cấp liên bang, tiểu bang, từng địa phương cũng như có hệ thống báo động dành cho dân thường và các doanh nghiệp.
Theo đó, hệ thống báo động khủng bố của Mỹ là hệ thống cảnh báo bằng sắc màu. Trong đó, mỗi màu tương ứng với một mức độ nguy hiểm khác nhau. Màu xanh lá cây tương ứng cho mức báo động khủng bố "thấp" và màu đỏ dùng trong tình huống "nghiêm trọng". Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) có trách nhiệm đưa ra mức báo động khủng bố chính xác, cung cấp thông tin theo thời điểm cho công chúng về các mối đe dọa khủng bố một cách đáng tin cậy, chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với tình huống.
Kể từ đó cho đến nay, chính quyền Mỹ phần lớn đưa ra mức cảnh báo có màu vàng - tương đương với mối nguy cơ đáng kể và màu cam - tương đương với mối nguy cơ cao. Tính đến tháng 1/2009, mức độ báo động khủng bố của Mỹ đã thay đổi 16 lần kể từ khi hệ thống này được đưa ra và sử dụng. Chính phủ Mỹ đã giữ mức độ cảnh báo toàn quốc ở màu vàng kể từ năm 2006.
Sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ đã công bố và nhiều lần thay đổi hệ thống báo động khủng bố.
Vào tháng 8/2006, chính quyền Anh bắt giữ một số nhân vật được cho là có liên quan đến một âm mưu phá hủy nhiều máy bay thương mại có hành trình xuất phát từ Vương quốc Anh và điểm đến là nước Mỹ. Vì vậy, cả hai chính phủ Mỹ và Anh đều nâng mức báo động khủng bố.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ đưa ra mức độ báo động khủng bố phụ thuộc vào thông tin tình báo thu thập được bằng cách hợp tác với chính phủ nước ngoài cũng như việc phối hợp hợp tác của 15 cơ quan khác tạo nên mạng lưới tình báo Mỹ. Thêm vào đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng sử dụng mạng lưới thông tin của cơ quan này cho phép các cơ quan nhà nước, tiểu bang và liên bang thu thập, phân tích thông tin liên quan đến những mối đe dọa khủng bố tiềm ẩn.
Đến năm 2011, Bộ An ninh Nội địa Mỹ triển khai hệ thống cảnh báo khủng bố mới mang tên National Terrorism Advisory System (NTAS) nhằm thay thế cho hệ thống cảnh báo bằng sắc màu trước đây.
Hệ thống mới có hai mức độ nguy hiểm là "nguy cơ tiềm tàng" cảnh báo về một mối đe dọa khủng bố đáng tin cậy nhằm vào nước Mỹ và "nguy cơ tăng cao" cảnh báo về mối đe dọa khủng bố cụ thể, có cơ sở và đang hình thành. Hệ thống NTAS do Bộ An ninh Nội địa Mỹ công bố cũng cung cấp tóm tắt về một mối đe dọa tiềm ẩn, bao gồm vị trí địa lý, phương thức vận chuyển và cơ sở tạ tầng...
Hệ thống cảnh báo trên cũng bao gồm những hành động cần thiết để đảm bảo an toàn công cộng, những bước cần thiết mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ cần thực hiện để ngăn chặn, loại trừ hoặc phản ứng trước nguy cơ khủng bố.
Theo Kiến thức
Thỏa thuận hòa bình Ukraine: Mong manh như đèn trước bão Sau 16 giờ đàm phán căng thẳng, cuối cùng nhóm "Bộ tứ Normandie" cũng đã ký được một thỏa thuận hòa bình toàn diện cho Ukraine, trong đó việc ngừng bắn ở miền Đông. Tuy nhiên, với những mâu thuẫn cốt lõi giữa các bên, tương lai của văn kiện này chẳng khác gì ngọn đèn trước bão. Lãnh đạo 4 nước đàm...